Nguyên tắc Căng dãn để trị bịnh- Chương 11 sách "Heal Yourself Naturally Now"

 Tóm lượcChương này giải thích tại sao căng dãn có tác dụng khai thông kinh mạch và kích hoạt tiến trình tự chữa lành. Chủ yếu là vì khi dây gân và dây chằng co rút, kinh mạch bị bế tắc gây ra đủ thứ bịnh. Căng dãn giúp giải trừ thình trạng đó. Chương này chỉ dẫn cách tập bảy thế căng dãn chính và giải thích lợi ích của mỗi thế. Đồng thời lưu ý những điểm quan trọng cần tuân theo để đạt tối đa hiệu quả.


Căng dãn tiếng Hoa là Lajin, có nghĩa là căng dãn dây gân và dây chằng.

Nói cách đơn giản, Căng dãn là cách tập giản dị và hữu hiệu để căng dãn dây gân và dây chằng đang nối kết bộ xương và các cơ quan của cơ thể.

Căng dãn có tác dụng:

  • Tăng sự uyển chuyển mềm dẻo của dây gân
  • Loại trừ bế tắc kinh mạch
  • Giúp khí lực và máu lưu chuyển trơn tru suôn sẻ

Kiên trì tập căng dãn sẽ chữa lành những bịnh do co rút dây gân gây nên, kể cả chứng đau ở cổ, vai, eo lưng và chân.

Mặc dầu Căng dãn  không đựợc dùng nhiều trong các liệu pháp chính, so với châm cứu và thuốc men, nhiều cách tập căng dãn là một phần trong yoga, đạo gia, không thủ đạo, Khí công và Đông y.

Trẻ con có khí Dương mạnh và cơ thể rất mềm. Khi lớn lên , cơ thể chúng trở nên cứng hơn, dây gân ngắn hơn, và năng lương khí dương suy đi. Khi về già, người ta cong lưng và thấp đi. Khi chết thì không còn năng lương khí Dương nữa, cô thể hoàn toàn cứng ngắc. Cây cối và thú vật cũng giống y như vậy. Nhánh cây xanh và lá xanh lúc nào cũng mềm, dẻo và dồi dào sức sống. Những nhánh khô héo thì cứng, dễ gãy và không còn sức sống. Mềm dẻo uyển chuyển biểu tượng Khí dương dồi dào; cứng đờ là dấu hiệu khí dương suy.

Tầm quan trọng của dây gân uyển chuyển được tóm gọn trong những câu ngạn ngữ Trung Hoa sau đây:

" Ở đâu Xương nằm đúng chỗ và gân uyển chuyển thì Khí lực và máu chảy trơn tru"

"Gân dài thêm một thốn (hay đốt ngón tay), sống thọ thêm 10 năm."

" Gân uyển chuyển thì người khoẻ mạnh, gân co rút thì người tiêu đời"

Muốn sống lâu và khoẻ mạnh, chúng ta cần làm cho dây gân chúng ta mềm hơn, dài hơn và nhuyễn hơn.

Khi gân co rút có vẻ chỉ ảnh hưởng đến khản năng cử động. Nhưng thực ra nó làm hại cho tất cả nội tạng.

Xương, tứ chi và nội tạng đều được nối với nhau nhờ dây gân, dầy chằng và các kinh mạch. Mười hai dây gân chính chạy dọc theo mười hai kinh mạch chính. Gân co rút làm bế tắc các kinh mạch và gây vấn đề cho sức khoẻ. Không phải chỉ xảy ra ở vài bộ phận của cơ thể mà khắp cả cơ thể và cả cuộc sống. Tập căng dãn có thể giải toả ngay lập tức chứng đau do gân co rút gây ra.

Cơ rút dây gân liên hệ đến tất cả bịnh tật. Căng dãn giúp chữa lành chúng.

Căng dãn cũng giống như Vỗ đập, có thể dễ dàng giúp chẩn bịnh. Khi nhập lại, Căng dãn và Vỗ đập là một dụng cụ chẩn bịnh càng chính xác hơn.

Người ta thường tin rằng khi bị đau thì phải ngừng căng dãn để tránh gây thêm tổn thương. Tuy nhiên, cần căng dãn để tránh cho dây gân khỏi siết chặt thêm. Căng dãn cất bỏ bế tắc và giảm đau đớn. -  "Không đau không hết bế tắc"

Cần lưu ý là Thế tập Căng dãn cần bắt đầu chậm rãi và từ từ tăng độ lầu và cường độ .  Tốt nhất là phối hợp với Vỗ đập, chế độ ăn uống tốt và các liệu pháp tự nhiên khác.

Căng dãn mỗi ngày là 1 trong những cách tập thể dục tốt nhất.

Phát hiện gân co rút

Nếu cơ thể bạn có một trong 8 triệu chứng này, dây gân bạn bị co rút:

1. Khó ngồi xổm (chồm hổm)

2. Khó dơ chân lên (Không còn lên cầu thang và đi dài bước dài dễ dàng nữa)

3. Càng ngày càng khó cúi lưng ở eo lưng - dễ  đau trặc lưng và bong gân

4. Khó chạy hay đi sãi bước mà chỉ có thể chạy hay đi từng bước nhỏ.

5. Một chân ngắn, một chân dài

6. Khó dang ra và co cánh tay.

7. Khó duỗi chân khi đang ngồi.

8. Khó quay người. " Không phải vì mập mà vì gân bị co rút"

Dấu hiệu và triệu chứng khi gân bị co rút

Gân nhuyễn thì sức khoẻ lành mạnh. Khi gân bị cứng và co rút, cơ thể sẽ có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:

  • Đau và cứng ở vai, cổ hoặc lưng dưới.
  • Không cúi xuống được
  • Không ngồi xổm được
  • Hai chân không dài bằng nhau
  • Đi bước ngắn hơn.
  • Đau toả ra từ gót chân
  • Gân ở khớp mông bị căng đau
  • Không nâng đùi về trước hay hai bên được.
  • Khó xoay người
  • Bắp thịt bị co rút
  • Không duỗi  thẳng hoặc co cùi chỏ được
  • Thấy đau, tê, sưng hay cứng cánh tay, chân, khuỷu tay, hay đầu gối.
  • Tiểu đường
  • Dị chứng đột quỵ.

Gân co rút cũng góp phần gây ra những vần đề sau đây:

  • Rối loạn bài tiết
  • Trĩ
  • Rối loạn tiền liệt tuyến
  • Bí tiểu tiện
  • Tiểu tiện gấp rút, thường xuyên hoặc ngoài ý muốn
  • Rối loạn chức năng sinh sản
  • Đau kinh nguyệt
  • Kinh nguyệt không đều
  • Xơ buồng trứng
  • U tử cung
  • Mất khả năng sinh nở, truyền giống
  • Bất lực
  • Xuất tinh sớm
  • Di tinh
  • Thiếu sinh lực
  • Đau nội tạng không giải thích được
  • Đau bao tử
  • Đau bụng dưới
  • Viêm dạ dày/ ruột
  • Chứng đau bụng dưới của trẻ em
  • Lạnh, đau, tê và sưng bàn tay, bàn chần
  • Rối loạn tim mạch và não mạch
  • Cao huyết áp
  • Đau thắt ngực
  • Hút hơi
  • Tim đập không đều
  • Rối loại gan và túi mật
  • Viêm gan loại A
  • Viêm gan loại B
  • Viêm gan loại C
  • Viêm túi mật
  • Bịnh da liễu
  • Vẫy nến
  • Viêm da thần kinh
  • Viêm da dị ứng

Bảy thế Căng dãn

1. Thế nằm ngửa dơ 1 chân lên trời.

Đây là thế căng dãn an toàn và ích lợi nhất. Nó căng dãn hầu hết dây gân , dây chằng và dọn sạch tất cả kinh mạch trong cơ thể ở các mức độ khác nhau.

Hình 1:  Thế Nằm ngửa một chân lên trời
1) Dùng hai ghế dựa hoăc ghế căng dãn chuyên dùng
2) Nằm ngửa trên ghế
3) Duỗi hay cánh tay thẳng ra sau, sát hai tai và dựa trên mặt ghế
4) Chân dơ lên song song sát tường hoặc trụ đứng và buộc đai phía trên đầu gối vào trụ đứng 
5) Bàn chân dơ lên phải thẳng góc với trụ đứng,  chếch vào bên trong.
6) Giữ mông, mặt sau đầu gối và gót chân dơ lên càng sát vào trụ đứng càng tốt
7) Khớp xương mông cả hai bên phải nằm trên mặt ghế
8) Cả lòng bàn chân của chân thòng xuống nên nằm sát mặt đất. 
9) Kẹp hai chân sát vào nhau
10) Nếu được thì nhờ người nào đó cột thêm bao cát hay vật nặng vào chân và tay để tăng độ căng dãn.
11) Giữ yên thế căng dãn như vậy từ mười đến 40 phút rồi đổi chân.
Nếu bạn thấy đau, tê, đau nhức, hay sưng phù thì Căng dãn đang có tác dụng. Bạn có thể đoán mức độ khó chịu người khác bằng cách nhăn mặt của họ. Đau càng nhiều thì càng có tác dụng tự chữa bịnh - nhưng cần tập trong khả năng chịu đau của mỗi người.

Người mới tập có thể không thể căng dãn đúng tiêu chuẩn, vì dây gân bị cứng và co rút. Chuyện đó bình thường. Nên tập hằng ngày và từ từ tăng thời gian cùng cường độ.
Không có ghế căng dãn chuyên dùng, thì tạm dùng ghế dựa sát một đầu vào tường và khung cửa để căng dãn. Tuy nhiên chỉ tạm thời thôi vì nó có nhiều khuyết điểm như sau:
  • Không an toàn, gập ghềnh và không thoải mái.
  • Không thể buộc chân dơ lên vào tường hay khung cửa.
  • Chiều cao của ghế dựa có thể thay đổi
Căng dãn bằng ghế dựa cũng có một ít tác dụng, nhưng dùng ghế căng dãn chuyên dùng sẽ gia tăng tác dụng tự chữa bịnh rất nhiều .

Lợi ích thế nằm dơ chân lên trời

Trực tiếp hay gián tiếp, thế căng dãn này khai thông tất cả kinh mạch, đặc biết là Tâm kinh, Kinh Tâm bào, Kinh Can, Kinh Tỳ, Kinh đởm và Kinh Bàng Quang.

  • Việc này giúp tẩy độc, chữa lành bịnh tật và cải thiện các chức năng miễn dịch và sinh lý.
  • Nó tức khắc giảm đau nhức trong đầu, cổ, lưng, eo , mông, chân, đầu gối, bàn chân, gan, bao tử, túi mật và vùng xương chậu.
  • Thế căng dãn nằm ngửa 1 chân lên trời cải thiện cách đáng kể bịnh tiểu đường, cao áp, bịnh tim và viêm tiền liệt tuyến, da, gan, thận và bịnh bao tử, trĩ, táo bón, hậu chứng đột quỵ và nhiều bịnh khác

Ngoài ra nó có công dụng phụ là
  • Tăng chiều cao và sắc đẹp
  • Giảm cân
  • Làm mờ tàn nhang, vết nhăn, mụn trứng cá.

Thế căng dãn này có hiệu quả nổi bật nhất đối với người lớn tuổi, vì nhiều người lớn tuổi chịu nhiều  khổ sở do dây gân bị co rút.
Theo chủ nhân các phòng sửa sắc đẹp, thế căng dãn này phối hợp với lối thở đúng cách, giúp làm chắc ngực bị sệ.
Ngoài việc chữa lành chứng đau lưng và đau chân, tập thế căng dãn này cách kiên trì sẽ giúp người tập tỉnh tâm có thể ngồi xấp bằng dể dàng hơn.
Tới bây giờ cũng chưa biết hết tất cả những bịnh mà thế căng dãn này có thể giúp cải thiện khi tập kiên trì.

2. Thế ngồi xổm

Đây là thế căng dãn tự nhiên xưa nhất. Cũng còn gọi là "ôm đứa bé" - tương tự thế thai nhi nằm trong bụng mẹ.



Hình 2: Thế ngồi xổm - chỉ đơn giãn ngồi xổm từ 5 đến 40 phút

Thế này khai thông nhiều kinh mạch dọc theo chân và bàn chân, kể cả Kinh Can, Kinh Tỳ, Kinh Vị (Bao tử), Kinh Đởm và Kinh Bàng Quang. Đây là thế rất tốt cho
  • Gót chân
  • Mắt cá
  • Bắp chân
  • Đầu gối
  • Hông
  • Eo 
Đầu gối, mông, và eo khi cong gập lại tạo tác dụng xoa bóp thật tốt cho nội tạng nữa.
Nếu mới tập thì thấy dễ ngồi hơn với hai bàn chân xoè ra. Kéo hai bàn chân lại gần nhau thì khó hơn. Để có hiệu quả tốt nhất, cố gắng ngồi xuống càng thấp càng tốt, kéo hai bàn chân sát nhau, cuối đầu xuống, và hai cánh tay ôm đầu gối.
Ngồi xổm chân trần (không vớ, không giày dép) trên mặt đất khó hơn, nhưng tác dụng tốt hơn. 

Lợi ích thế ngồi xổm:

Thế ngồi xổm có công dụng toàn thân. Dây gân nào chưa dãn hết trong thế nằm ngửa 1 chân lên trời thì dãn trong thế ngôi xổm. Nó giúp  giảm đau:
  • Gót chân
  • Mắt cá
  • Bắp chân
  • Đầu gối
  • Mông
  • Khớp xương mông
  • Xương cụt
  • Eo hông
  • Lưng
  • Ngực
  • Vai
  • Cổ
Nó cũng kích thích đại tiện, tăng cường lưu chuyển khí lực và máu, và khai thông tất cả các kinh mạch chính.
Thế ngồi xổm cũng cải thiện các chứng sau đây:
  • Trĩ
  • Thấp khớp
  • Tiểu đường
  • Cao áp
  • Táo bón
  • Viêm bao tử
  • Đau tim
  • Rối loạn tiền liệt tuyến
  • Rối loạn phụ sản
  • Đau lưng dưới và chân

3. Đứng trên tấm ván dốc

1) Đứng trên tấm ván có độ dốc thay đổi được
2) Nhấc đầu ngón chân lên , cố gắng đứng thẳng, và giữ thăng bằng


Hình 3: Đứng trên tâm ván dốc

3) Dơ hai tay lên trên đầu nếu được. Nếu cần, cũng có thể giữ tay sau lưng hoặc để tay buông xuôi tự nhiên 
4) Đứng trong thế này từ 10 đến 60 phút.
Lúc đầu ban có thể thấy đau và có thể bị sưng phồng.
Nếu vậy thì bạn có thể đưa mông về phía sau để lấy thăng bằng. Sau một thới gian tập, bạn có thể đứng thẳng mông bình thường, và bạn có thể căng dãn lâu hơn. Lúc đó bạn có thể tăng độ dốc cho khó hơn. Thế căng dãn này căng dãn hầu hết các dây gân và kinh mạch chính, kể cả bắp chân, mông , eo hông và thận - nhưng đặc biệt là dọc theo lòng bàn chân, gót chân, mắt cá và lưng bàn chân.

Lới ích thế đứng trên ván dốc:

Khi lớn tuổi thì chân biểu lộ tuổi già trước nhất.
Ba kinh mạch thuộc dương và ba kinh mạch thuộc âm chạy dọc theo chân. Những kinh mạch này dễ bị ảnh hưởng của khí hàn và bị bế tắc trước hết. Nhiều chất độc lắng đọng trên bàn chân vì lý do trọng lực.
Căng dãn đứng trên ván dốc dọn sạch toàn diện nhiều huyệt đạo trên bàn chân và bắp chân, là những huyệt đạo khó căng dãn bằng những thế khác. Nó giúp giảm
  • Đau bàn chân
  • Đau chân
  • Đau eo hông
  • Tiểu đường
  • Cao áp
  • Đau tim
  • Rối loạn tiền liệt tuyến
  • Đột quỵ
  • Ung thư
Bộ ván dốc căng dãn rất nhỏ, choáng rất ít chỗ. Đây là 1 dụng cụ rất tiện lợi để bảo tồn sức khoẻ, ở nhà cũng như ở sở làm. Một số người vừa đứng trên ván dốc vừa nói chuyện, đọc sách báo, xem TV hay ngay cả làm việc trên máy tính.

4. Thế căng dãn dứng









Hình 4: Thế căng dãn đứng

1) Đứng giữa khung cửa, hai tay cầm khung cửa hai bên, và căng duỗi tối đa hai cánh tay
2) Bước 1 chân tới trước
3) Duỗi thẳng chân kia tối đa
4) Giữ gót chân trên sàn nhà
5) Giữ phân thân trên song song với khung cửa, đầu thẳng lên. Mắt nhìn thẳng tới trước.
6) Đứng như vậy từ 5 tới 8 phút 
Rồi đổi chân

Lợi ích thế căng dãn đứng

Thế căng dãn đứng tác động trên các kinh mạch xung quanh: vai, lưng và chân. Nó giúp chữa chứng
  •  Đau cổ
  • Cứng vai
  • Đau lưng
  • Bịnh tuyến vú
  • Bịnh cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism)
  • Bịnh phổi
Kinh Bàng quang ở phía sau bắp chân cũng được căng dãn.

5. Căng dãn chân hình chữ Y


Hình 5: Căng dãn chân hình chữ Y

1) Nằm ngửa trên sàn nhà hay trên giường
2) Nhờ một người đè một chân xuống
3) Dang chân kia ngang ra càng nhiều càng tốt
4) Giữ thế này từ 3 đến 30 phút, rồi đổi chân

Cách khác là:
1) Nằm trên chiếu hoặc trên giường với mông ấn sát vào tường
2) Dơ hai chân lên và dang ra thành hình chữ Y hoa
3) Giữ thế này từ 3 đến 30 phút

Lợi ích thế chữ Y

  • Giúp giảm đau lưng dưới và xương cụt
  • Nó khai thông cách mạnh mẽ Kinh Can, Kinh Tỳ và Kinh Thận dọc theo phía trong hai chân, giúp tăng cường chức năng của ba bộ phận liên hệ.
  • Nó giúp chân đùi thon lại

6. Căng dãn cổ

1) Nằm ngửa trên ghế, giường hay ghế dài Căng dãn chuyên dùng
2) Nhích đầu, cổ và vai trên ra khỏi bờ ghế hay giường
3) Để chúng thòng xuống tự nhiên
4) Duỗi hai cánh tay ra sau tối đa
5) Giữ thế này từ 5 đến 8 phút.


Hình 6: Thế Căng dãn cổ

Lợi ích thế căng cổ

Căng dãn cổ giảm triệu chứng bịnh liên quan đến cổ, cột sống sau ngực, vai và lưng trên. Nó giúp trị
  • Đau đầu
  • Choáng váng
  • Ho suyễn
  • Viêm mũi
  • Mờ mắy (cataracts)
  • Nhãn áp (glaucoma)
  • Khiếm thị (mù mắt)
  • Vẹo xương sống (scoliosis)
  • Cứng cổ
  • Đau thắt ngực
  • Cứng vai
  • Bịnh tuyến giáp trạng
  • Bịnh tim mạch và não mạch (cerebrovascular)
  • U xơ tuyến vú
Khi bạn thòng ngược đầu, khí lực và máu gia tăng chảy đến não, mắt, tai chữa lành đầu và mặt của bạn. Bằng cách thòng ngược một số xương sống sau ngực, bạn giúp làm nhẹ (giãi toả) những bịnh liên hệ đến tim và phổi.

Cần Lưu ý: Nếu  thường có triệu chứng choáng váng hay cao áp, vấn đề tim mạch hay bịnh não mạch, bạn nên tập thế này từ từ thôi.

7. Thế căng dãn khi ngủ

Thế này còn gọi là " thế nắn xương khi ngủ"

Hình 7: Thế căng dãn khi ngủ

Ngủ trên giường mặt cứng hay nệm cứng, không có gối thì tốt hơn.
Nằm ngủ như thế sẽ căng dãn cả xương sống, giúp xương thẳng lại. Nó có thể thực hiện trong mọi thế ngủ. 
Vì chúng ta có khuynh hướng chồm đầu tới trước khi làm việc, nên thường đau cổ. Căng dãn khi ngủ
đảo ngược lại ảnh hưởng trọng lực. Nó nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Nếu bạn thường dùng gồi thì cần vài đêm mới quen được.
Người ta nghĩ rằng giường cứng làm họ đau, nhưng thật ra, vì cứng nên nó giúp chống lại sức nặng của thân mình, một cách tự nhiên, để nắn xương thẳng lại. Nếu không có giường có mặt cứng, bạn có thể ngủ trên sàn nhà, miễn là không lạnh hay ẩm. Chúng ta hấp thụ năng lượng trái đất khi ngủ. Ngủ trên sàn, nhất là sàn đất, thì lành mạnh hơn nhiều.
Tóm lại, ngồi và ngủ trên mặt cứng là một cách căng dãn và nắn xương tự nhiên.

Lợi ích thế căng dãn khi ngủ

An toàn và tự nhiên. Sự căng dãn xảy ra tự nhiên trong giấc ngủ, và lực tác động xuất phát từ sức nặng của mình. Nên tạo  nó thành một thói quen. Nó giúp làm thẳng lại khớp xương sống nào bị trật nhẹ.
Nó cũng là cách chẩn bịnh đơn giản vì chỗ nào đau thì chỗ đó có vấn đề.
Người nào thường ngồi lâu trên ghế mềm hoặc giường mềm để xem TV hay nói chuyện rất dễ bị vẹo xương sống, đau eo hông, đau đầu gối, trật khớp xương, cứng dây gân và kinh mạch bế tắc. Khi tỉnh tâm, một trong những đều cần cần có là ngồi thẳng. Ngồi thẳng giúp giữ xương thẳng và dây gân uyển chuyển. Cuối cùng là nó giúp khai thông kinh mạch.

Thời gian và cường độ căng dãn 

Căng dãn không có tiêu chuẩn tuyệt dối. Mỗi người khác nhau về tuổi tác, thể lực và điều kiện sức khoẻ. Người bịnh và người cao tuổi khó lòng căng dãn đúng cách ngay từ đầu. Điều quan trọng là bạn căng dãn cho tới khi thấy đau rêm, tê, đau xốn,  và sưng phồng.
Rất nhiều cuộc khảo cứu lâm sàng cho thấy Căng dãn hữu hiệu hơn khi tập lâu tới 20 phút. Tốt hơn là 2 xuất tập 10 phút. Thêm bao cát nặng 3 tới 10 kí (7 -22 cân Anh) vào mỗi chân thòng xuống đất càng tăng thêm hiệu quả.
Một số người thấy đau thốn ngay tức khắc, chứng tỏ có vần đế sức khoẻ trầm trọng. Những người như vậy cần kiên trì căng dãn, rồi sẽ từ từ tập lâu hơn và thêm bao cát. Những ai tập yoga và múa nhiều thì 10 phút căng dãn không có gì khó. Một khi kéo dài tới 30 hay 40 phút, họ sẽ thấy khó chịu. Họ bắt đầu xì hơi, ợ hơi, đổ mồ hôi, và thấy cần xổ ruột. Đó là dấu hiệu tốt.
Thời gian kỹ lục căng dãn nằm dơ chân lên trời là 2 giờ một ngày - căng dãn mỗi chân một giờ , với bao cát 20 cân trên mỗi chân. Kết quả là bịnh gút, cao áp và  và đau tim của người tập được chữa lành. Anh ta ngừng hết tất cả thuốc men.
Nên nhớ là thời gian căng dãn chỉ kể sau khi cảm thấy đau thốn, sưng phù, đau rêm, tê và căng chặt. Đây là lúc diễn tiến tự chữa lành bắt đầu tác động. Nếu không có những cảm giác đó thi căng dãn thật lâu cũng chẳng có ích lợi gì. Nếu bạn ngừng căng dãn khi cảm thấy đau thốn , hay tê một chút hay nằm thoải mái thì làm sao nó tác động được. Chúng tôi khuyến khích bạn nên dùng ghế dài căng dãn chuyên dùng để có kết quả nhanh chóng và an toàn.

Lưu ý Quan trọng:

1. Khi tập căng dãn ngoài trời, cần tránh gió và khí lạnh
2. Khi tập trong nhà, tránh dùng quạt máy hay máy lạnh. Đổ mồ hôi khi căng dãn là điều tốt, vì vậy đừng cố ý làm mát mình.
3. Đừng bao giờ  eo lưng và đầu gối phô trần vì lổ chân lông mở ra khi căng dãn.
4. Mặc áo tay dài và quần dài khi tập căng dãn để giữ ấm người.
5. Để có hiệu quả nhanh và tốt hơn, căng dãn lâu hơn với bao cát nặng. Nếu bạn múa, tập yoga hay co thân hình mềm dẻo, bạn có thể căng dãn mỗi chân lâu hơn thời gian đề nghị.
6. Nếu bàn chân bạn không thể chạm mặt sàn trong thế nằm ngửa dơ chân lên trời, bạn có thể dang chân thòng ra ngoài một chút cho bớt đau. Khi thế căng dãn dễ dàng hơn, bạn nên kéo hai chân sát lại gần nhau để tránh bàn chân xiên lệch.
7. Phụ nữ có thể tập căng dãn bất cứ lúc nào trong chu kỳ kinh nguyệt. Tập căng dãn khi có kinh giúp giảm  đau kinh nguyệt.
8. Chú tâm khi căng dãn. Nếu thấy đau, thêm một ít vỗ đập. Nếu căng dãn thấy khó quá, vỗ đập khớp xương , tay và chân.

Cẩn thận:

Những ai bị cao áp, đau tim và bịnh khó chữa và những người cao tuổi hay yếu, nên tập từ từ. Đau thốn làm tăng nhịp tim và huyết áp. Đây là những phản ứng tốt nhưng bạn phải tiến từ từ, Bạn có thể kê gối dưới đầu để máu khỏi dồn nhanh lên não.
Nếu bạn bị phản ứng cực mạnh, ngừng một chút rồi vỗ mạnh trên phía trong khuỷu tay và huyệt Nội quan gần cổ tay.

























Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Bốn bí quyết của những người đã chiến thắng ung thư

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng