Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...
Lá tía tô là rau thơm rất thông dụng ở Việt nam, Hàn quốc, Nhật bản và nhiều nước Á châu khác. Hiện nay ở đâu có đông dân Á châu, ở đó có tía tô. Người Việt thường ăn lá, người Hàn quốc và Nhật bản thì dùng dầu hạt tía tô nhiều hơn. Tía tô tiếng Anh là "perilla", tên khoa học là Perilla frutescens.
Hạt và lá có công dụng giảm mỡ máu, giảm nguy cơ bịnh tim mạch, chống trầm cảm và bổ óc, giảm triệu chứng Alzheimer's và Parkinson's, tăng khả năng miễn dịch, giảm viêm bao tử, no hơi, trào ngược axit, sình bụng, buồn nôn, trị gút và đau khớp, chống ung thư, ngừa cháy nắng, bảo vệ làm đẹp da và tóc, ngừa sâu răng, chữa bịnh hô hấp, hen suyễn và dị ứng.
Tía tô chứa khoảng 400 hoạt chất ích lợi cho cơ thể. Hạt tía tô chứa omega -3 ALA nhiều nhất (54-64%) so vơi các thứ dầu thực vật khác và cũng chứa 14% omega -6 thứ tốt (linoleic acid) và omega-9 (oleic acid). Ngoài ra hạt và lá tía tô còn chứa một số hợp chất phenol như Rosemarinic acid, luteolin, chrysoeriol, quercetin, catcehin and apigenin (Perilla frutescens : a rich source of pharmacological active compounds)... Những acid béo và hợp chất phenol này có tính chống oxy hoá và chống viêm rất mạnh. (Gediminas et al. 2008; Yamamoto and Ogawa 2002).
1. Bảo vê tim mạch
Dầu hạt tía tô giàu chất chống oxy hoá nên có công dụng giảm lipid trung tính (triglyceride), giảm mỡ máu loại xấu LDL và tăng mỡ máu loại tốt HDL ( Wei et al 2013, Du et al , 2003), ngừa cao huyết áp. Dầu tía tô giúp ngừa bịnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ và máu dính thành từng cục (blood clots) (Mahammad Asil, 2011) là nhờ nó giúp ngăn cản oxy hoá mỡ máu LDL, nên ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch (atherosclerosis), nguyên nhân chính của các bịnh tim mạch chết người đó (Saita et al, 2012. ). Tuy nhiên nếu đang dùng thuốc loãng máu như aspirin, warfarin và statin thì cẩn thận, cần bác sĩ theo dỏi để tránh tình trạng máu loãng quá và máu mỡ qua thấp.
2. Trị ho suyễn
Nhờ những chất axit béo Omega 3, 6 và 9 , dầu tía tô cũng giúp trị chứng ho suyễn. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy bịnh nhân ho suyễn cải thiện rất nhiều sau 4 tuần dùng dầu tía tô (Okamoto et al , 2000)
3. Trị dị ứng:
Các chất rosmarinic, luteolin, chrysoterol trong hạt và lá tía tô có tính chống dị ứng, kể cả chứng hắt xì, nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mắt khi bị dị ứng phấn hoa (Oryza Co, 2003), dị ứng do thức ăn như tôm, cua, cá biển (Makino, 2003). Người Nhật thường ăn lá tiá tô với cá, tôm, cua để tránh dị ứng và trúng độc.
Kinh nghiệm của tôi cho thấy khi xoa dầu tía tô lên da nỗi mề đay, hoăc sưng vì dị ứng, mề đay và chỗ sưng sẽ xẹp sau chừng 1 ngày.
4. Giảm đau khớp, trị gút
Cả lá tía tô và hạt tía tô chứa nhiều chất chống viêm nên có công dụng giúp giảm đau khớp, kế cả phong thấp, thấp khớp và đau gút. Cách tri là dùng lá tía tô giả nhuyễn đắp lên chỗ đau đồng thời nấu sôi 200 g tía tô tươi trong 2 lít nước (nấu không quá 15 phút thành nước uống, để nguội uống 1 ngày 3 ly). Cũng có thể uống 1 muỗng dầu tía tô mỗi ngày để trị đau khớp lâu dài.
Nhiều người ở Viêt nam đã trị được bịnh gút cách mau chóng nhờ là tía tô trên phản hồi ở trang hakufarm chỉ nhờ uống nước nấu lá tía tô.
5. Bổ dưỡng não bô, trị Alzheimer's , Parkinson's, trầm cảm và rối loạn thần kinh
Trẻ em cần Omega 3 để tăng trí nhớ và phát triển trí óc. Người già cần Omega 3 để chống oxi hoá, bảo tồn các thế bào trong não bộ, giúp ngăn ngừa/cải thiện các chứng suy thoái thần kinh như Alzheimer's, Parkinson's và các chứng rối loạn thần kinh, kể cả trầm cảm, lo lắng và căng thẳng (stress). Vì vậy ăn lá tia tô và dùng dầu tía tô mỗi ngày là việc nên làm để bổ dưỡng / bảo vệ não bộ, trí nhớ và các chức năng thần kinh thiết yếu. Nghiên cứu lâm sàng tại Nhật trong 12 tháng đã xác nhận công dụng này của dầu tía tô (Hashimoto et al 2020) Chất luteolin trong hạt tía tô cũng giúp bảo vệ tế bào não suy thoái, giúp phòng ngừa/ cải thiện các chứng suy thoái thần kinh như Alzheimer's và Parkinson's (Hou et al 2022 )
6. Trị chứng no hơi, đau bụng, đau ợ chua, rối loạn tiêu hoá, viêm đường ruột.
Với đủ các chất chống oxi hoá, chống viêm và chống dị ứng mạnh, tía tô trị đuợc các chứng rối loạn tiêu hoá, đường ruột như , bụng thấy khó chịu, đau no hơi, đau sình bụng, đau ợ chua trào ngược axit (acid reflux), lúc tiêu chảy lúc bón bất thường...
Người Nhật thường ăn lá tía tô với tôm cua cá để tránh những ngộ độc và rối loạn tiêu hoá trên. Nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã xác nhận chiết xuất (hay nước nấu) lá tía tô công hiệu này (Thư viện quốc gia y học, 2014; Clinical Education 2015 )
Các chứng rối loạn tiêu hoá (IBS) kể trên thường gây bệnh trĩ ( MedicalNewstoday 2022) nên ăn/uống Dầu Tía tô và lá tía tô có công hiệu chữa trị bệnh trĩ. Nhiều người ở Viêt nam cũng đã nhờ dùng nước lá tía tô mà hết bịnh trĩ ( phản hồi trên trang Haku farm )
7. Bảo vệ gan
Axit Caffeic và Rosmarinic trong tía tô bảo vệ gan khỏi bị hư hại do tình trạng căng thẳng oxy hoá (oxidative stress). Nó giúp ngăn ngừa chứng gan hư hỏng vì qua nhiều mỡ.
8. Tăng khả năng chuyển hoá (metabolism), giúp giảm mỡ nội tạng và vòng bụng.
Một nghiên cứu y học cho thấy dầu hạt tía tô ngăn cản không cho mỡ nội tạng phát triển qua mức (Okumo et al 1997). Giảm mỡ nội tạng giúp vòng bụng nhỏ đi và tăng cường hệ chuyển hoá , giảm đi những nguy cơ mà hội chứng chuyển hoá gây cho cơ thể như nguy cơ đột quỵ, suy tim, tiểu đường., cao huyết áp, béo phì..
Một nghiên cứu lâm sàng khác cho thấy chiết suất lá tia tô (trà lá tía tô nấu 10-15 phút), với axit rosmarinic, có công dụng không cho các đối tượng thử nghiệm lên cân và tăng mỡ máu mặc dầu được nuôi bằng chế độ dinh dưỡng giàu mỡ. ( MJ Kim, H K Kim, 2009 )
(Mỡ nội tạng:
"Mỡ nội tạng nằm tút trong bụng, bọc xung quanh nội tạng, kể cả gan và ruột. Nó chỉ là 1 phân mười lượng mỡ trong cơ thể. Nó làm cho bụng phình ra. Phần mỡ khác là mỡ dưới da, có thể thấy và sờ được. Mỡ nội tạng tao ra hoá chất và học môn độc hại cho cơ thể và nhiều hơn là mỡ dưới da.
Càng già thì càng có khuynh hướng phát triển mỡ nội tạng. Phụ nữ lớn tuổi có huynh hướng teo bắp thịt và tăng mỡ nội tạng, Đàn ông uống rượu nhiều cũng sinh nhiều mỡ nội tạng hơn người thường. Đàn ông thường nhiều mỡ nội tạng hơn đàn bà.
Mỡ nội tạng ở bụng là dấu hiệu của hội chứng chuyển hoá (metabolism syndrome) bao gồm cao huyết áp, mập phì (obesity) cao mỡ máu (cholesterol) và kháng insulin (in. resistance). Hội chứng này tăng nguy cơ đột quỵ, bịnh tim mạch và tiểu đường loại 2. Quá nhiều mỡ nội tạng quanh bụng cũng có thể gây mất trí nhớ, ho suyễn, ung thư, đau gan, đau túi mật, bịnh gút, đau lưng dưới, và thoái hoá khớp (osteoarthritis). (Healthdirect ) "
9. Làm đẹp tóc, mọc lại tóc
9. Làm da trẻ và đẹp, trị viêm da, viêm chàm.
9. Giúp ngủ ngon
11. Trị sâu răng, sưng nướu
12. Cải thiện chứng tiểu đường
13. Bảo vệ xương
Dầu tía tô ngăn cản không cho calcium bị rút ra khỏi xương (calcium resorption) nên bảo vệ xương khỏi bị loãng khi về già. Dầu tía tô cũng giúp cơ thể hấp thụ calcium tốt hơn. Kết quả là dầu tía tô với nhiều Omega 3 giúp người già tránh bịnh loãng xương và đau khớp. ( Outlook)
Một cuộc thử nghiệm lâm sàng 12 tháng tại Nhật bản với 52 người trên 50 tuổi mới đây cho thấy ăn /uống dầu tía tô thường xuyên giúp xương không bị loãng, tỉ trọng xương rất cao so với những người không uống dầu tía tô.
14. Phòng / chống ung thư
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy dầu tía tô gíup phòng chống nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thứ vú, ung thư ruột già, ung thư máu (Leukemia), ung thư gan, ung thư da, ung thư ruột.
15. Bảo vệ thận khỏi bịnh viêm thận IgA (Berger's disease)
Kết quả nghiên cứu của Makino đăng trên tạp chí Oxford Academic năm 2003 ghi nhận rằng trà lá tia`tô có công dụng trị (áp chế) triệu chứng viêm thận IgA. Uống trà tía tô vì thế ngoài công dụng chữa các bịnh trên còn chữa bịnh viêm thận IgA, và bổ dưỡng thận.
Nhận xét
Đăng nhận xét