Bệnh Loãng Xương (Osteporosis)

  

Phân nửa giới nữ và một phần tư nam giới trên 50 tuổi bị gãy xương vì bịnh loãng xương. 20 phần trăm người bị gãy xương mông chết trong vòng 1 năm và một phần ba thì không còn tự lo cho mình được nữa.

Chúng ta có thể phòng ngừa chứng loãng xương bằng cách ăn uống đầy đủ thức ăn có can–xi, vitamin D (hay hằng ngày phơi nắng đủ), rau quả, thức ăn chứa nhiều potassium, magnesium, chất đạm, vitamin C và vitamin K suốt cả đời từ lúc còn trẻ. Đổng thời chúng ta cần giới hạn tiêu thụ nước ngọt (chai hay hộp) / cà fê  và cần tập thể dục chịu nặng và tăng cường cơ bắp đều đều.

Nếu bị loãng xương thì ngoài cách ăn uống và sinh hoạt trên, chúng ta cần phải

  • Tái tạo cơ cấu căn bản của xương và sụn bằng thuốc bổ sung chứa glucosamine, chondroitin, MSM, Collagen, Gelatin, and Hyaluronic Acid
  • Làm cho xương mạnh khoẻ lại bằng cách bồi dưỡng xương với những chất dinh dưỡng  thiết yếu như  calcium, magnesium, vitamin D, Vitamin K2,  bô ron, strontium
  • Giảm đau và viêm để giúp xương chữa lành nhanh chóng và dễ dàng hơn bằng cách mỗi ngày bổ sung dầu cá hoặc dầu cây gai (hempseed) chứa nhiều ô-mê ga 3, uống trà xanh Matcha, ăn 1 nắm hạt thì là (fennel seeds), dầu dừa, nghệ, gừng, tỏi, ớt và
    • tránh uống rượu, tránh ăn đường, tránh thức ăn nhất là thịt biến chế, tránh dầu ăn thực vật (ngoại trừ dầu dừa).
  1. Sơ lược bệnh

“Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.”

“Xương là một cơ quan luôn trong trạng thái liên tục đổi mới, xương mới sẽ liên tục được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi còn trẻ, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn, do đó khối lượng xương sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người đạt được khối lượng xương cao nhất vào khoảng năm 20 tuổi. Khi lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn được tạo ra, từ đó gây nên bệnh loãng xương.” (Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/benh/loang-xuong-3027/)

Hình dưới đây cho thấy cấu trúc xương bình thường (hình 1 từ trái), xương loãng (hình 2 từ trái), lưng bình thường (hình 3) và lưng người loãng xương (hình 4)

Cơ cấu xương bình thường và xương bị loãng
Bình thường Loãng xương

(Nguồn: https://www.life-saving-naturalcures-and-naturalremedies.com/natural-cures-for-osteoporosis.html

B.  Triệu chứng:

Không nên coi thường chứng loãng xương vì một khi xương yếu và gãy thì gay go mới phục hồi và chữa trị được.Gãy xương hoặc phẩu thuật để chỉnh lại, có  thể gây biến chứng nguy hiểm cho tánh mạng và gây tật nguyền vĩnh viễn. Xương bị gãy có thể giới hạn khả năng di chuyển, sinh hoạt và gây tuyệt vọng, sầu khổ cho mình và cho người thân.

Một khi bị loãng xương thì sau đây là những triệu chứng thường gặp nhất

  • Nứt hoăc gãy xương, nhất là xương ở mông, cột sống và cổ tay. Xương chân, đầu gối và nơi khác trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng. (5)
  • Thấy khó khăn, bị giới hạn trong việc đi lại và sinh hoạt hằng ngày. Người già bị gãy xương cần có người chăm sóc lâu dài.
  • Đau xương, có khi đau thường xuyên và đau gắt, dữ dội.
  • Lùn đi, teo người lại
  • Khòm lưng vì cột sống yếu đi.
  • Có cảm giác cô đơn hay trầm cảm.
  • Dễ tử vong hơn bình thường. Khoảng 20 phần trăm người lớn tuổi bị gãy xương mông chết trong vòng 1 năm.

C. Nguyên Nhân

Bệnh loãng xương do nhiều yếu tố gây nên. Những nguyên nhân chính gồm

  • Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động
  • Tuổi già
  • Có chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng nhất là những chất cần thiết cho sức khoẻ xương như canxi, phốt pho và vitamin D, K.
  • Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới (vì qua tuổi mãn kinh, lượng hoc môn estrogen cần thiết cho xương phát triển suy giảm nhanh chóng). Khi thiếu estrogen thì xương bị huỷ  nhiều hơn xương mới tạo.
  • Lượng canxi tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ. Khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.”
  • Từng bị những bịnh như bịnh tự miễn, bịnh phổi, yếu gan, yếu thận.
  • Thiếu vitamin D lâu dài.
  • Dùng dài hạn một số thuốc tây có phản ứng hại cho xương như

- loại thuốc ức chế bơm proton dung để chữa no hơi, ợ chua, lở bao tử (omeprazole, lansoprazole, rabeprazole, esomeprazole, Prilosec, Prevacid, Dexilent, aspirin, Nexium, Zegerid, Naproxen,

- loại thuốc SSRIs trị trầm cảm (antidepressants) như Citalopram, Escitalopram, Fluoxetine, Fluvoxamine, Paroxetine, Sertraline.

- Loại thuốc ức chế aromatase (dung để trị ung thư vú bằng cách ức chế qui trình chuyển androgen thành estrogen) như letrozole, anastrozole, testolactone, exemestane.

- Loại thuốc trị hiếm muộn, trị rối loạn hóc môn

- Loại thuốc chống động kinh và

- Thuốc steroids như glucocorticoids or corticosteroids.

  • Bị căng thẳng tình cảm và trầm cảm cao độ.
  • Sút cân với chế độ ăn uống giới hạn khắt khe gây thiếu dinh dưỡng.

Những bệnh gây nguy cơ loãng xương có thể nêu lên là

  • Ung thư vú hay tiền liệt tuyến
  • Tiểu đường
  • Bệnh tuyến giáp trạng (Hyperparathyroidism or hyperthyroidism)
  • Hội chứng Cushing (do cơ thể tạo quá nhiều hoc môn cortisol)
  • Viêm ruột
  • Bệnh tự miễn như phong thấp (RA) , sài lang (lupus), đa xơ cứng (MS), viêm cột sống (ankylosing spondylitis)
  • Bịnh Parkinson
  • Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), kể cả khí thủng (emphysema)
  • Hư thận mãn tính (chronic kidney disease)
  • Bệnh gan, kể cả xơ gan (cirrhosis)
  • Thay nội tạng


D. Phòng ngừa và chữa trị.

  • Tây y chữa trị bệnh loãng xương bằng những loại thuốc giúp cản qui trình huỷ xương như Bisphosphonates, Thuốc Ức chế Rank Ligand. Tây y cũng khuyên thay đổi chế độ ăn uống và tăng thể dục. Tuy nhiên những thuốc tây là hổn hợp nhân tạo (synthetic) này có phản ứng rất tai hại. Chúng có thể tăng tỉ trọng xương làm xương đặc hơn với thành phần hư hoại đáng phải huỷ chứ không phải loại xương mới lành mạnh. Vì vậy một trong những phản ứng phụ gồm cả tăng nguy cơ gãy xương. Những phản ứng tai hại khác còn tệ hại hơn là gây ung thư thực quản, loạn nhịp tim..
  • Liệu pháp tự nhiên:

Loãng xương là kết quả của một tiến trình lâu năm nên cũng không có cách chữa trị nhanh chóng. Tuy nhiên, khi áp dụng triệt để liệu pháp tự nhiên mỗi ngày, chúng ta có thể thấy dễ chịu một cách đáng để ý sau 3-4 tuần. Còn muốn hết hẵn thường cần 1 năm hoạc lâu hơn.

Liệu pháp tự nhiên gồm ba phần:

Thứ nhất là tái tạo cơ sở cấu trúc xương và xương sụn. Cơ sở cấu trúc xương (bone matrix) là nền tảng của xương giống như nền nhà. Xương sụn là phần bảo vệ xương khoi bị hư mòn vì va xát. Chúng ta cần thuốc bổ sung chứa glucosamine, chondroitin, MSM, Collagen, Gelatin, and Hyaluronic Acid để tái tạo cơ sở cấu trúc xương đã bị thoái hoá .

Tất cả những thứ này đều cần thiết để tái tạo cấu trúc cơ bản cho xương và sụn.. Chondroitin và axit hyaluronic có vai trò then chốt làm trơn khớp và cơ bắp. Chúng ta phải kiên trì uống những chất dinh dưỡng đó, không bỏ ngày nào. Nhưng cũng phải cẩn thận chọn nguồn cung cấp có chất lượng và đang tin tưởng. Thường thường tiền nào của nấy, nhưng nên đọc phản hồi của những người tiêu dùng trước khi chọn thuốc bổ sung. 

 Kế đó, quý bạn nên nấu và tiêu thụ nước hầm xương mỗi ngày. Nước xương hầm (bone broth) chứa đầy tất cả những thành phần cơ bản xây dựng  xương, khớp và mô nối kết. Nó chứa mọi chất dinh dưỡng cần có để chữa trị ( hay đảo ngược) chứng loãng xương. Hầm xương bò, xương heo, xương gà, xương cừu hay xương cá trong ít nhất 4-6 tiếng đồng hồ  là có được nước hầm xương ngon lành, bổ dưỡng cho xương.

Thứ hai là phải làm cho xương mạnh khoẻ trở lại bằng cách bồi bổ chúng với những chất dinh dưỡng xương thiết yếu như can xi, magnesium, bô ron, vitamin D, strontium và vitamin K. Can xi chiếm 70 % trọng lượng xương, nhưng không phải là chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho xương. Hơn nữa nhiều can xi quá có thể tăng nguy cơ đột quỵ và đứng tim (strokes và heart attacks). Cấu tạo xương gồm hàng tá khoáng chất, chúng hoà hợp với nhau tạo nên xương mạnh mẽ. Calcium, magnesium, boron và strontium là 4 khoáng chất chủ yếu, nhưng còn nhiều khoáng chất khác với lượng nhỏ nhưng không kém quan trọng. Cần uống liều lượng thích hợp mới bảo đảm hấp thụ đầy đủ. Vitamin D và vitamin K2 cũng cực kỳ thiết yếu. Thiếu hai vitamin này thì không khoáng chất nào có thể tới xương và dính ở đó.

Calcium: Tốt nhất  là chọn coral calcium loại tốt có thêm vitamin D.

Magnesium tốt nhất là loại magnesium lỏng trong bình có thể xịt lên da bụng, chân và cánh tay mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần xịt 10-15 lần mỗi chổ.

Bô ron: Có thể bổ sung bằng thuốc bổ sung bô ron. Hàn the (borax) có chứa boron , Nhưng có nhiều quan điểm khác nhau về tai hại của hàn the cho sức khoẻ, nên chỉ dùng borax nếu được y sĩ bảo đảm an toàn.

Strontum có bán dưới dạng thuốc bổ sung. Liều lượng 680 mg 1 ngày trong 1 thử nghiệm lâm sàng cho thấy có công hiệu giảm hơn 40% nguy cơ gãy xương. Hiệu Doctor’s Best Strontium bone maker được nhiều người ưa chuộng.

Vitamin D: Cần 8.000-10.000 UI mỗi ngày mới đủ để trị loãng xương.

Vitamin K2: Có thể trước tiên dùng thuốc bổ sung probiotics nhưng vitamin K có nhiều trong thức ăn lên men nên cố ăn uống nhiều thức ăn lên men, như kim chi, cải chua muối, natto, sửa chua.

Thứ ba là phải giảm đau và viêm để qui trình chữa lành xương không bị ngăn trở bằng cách mỗi ngày bổ sung

  • dầu cá hoặc dầu cây gai (hempseed) chứa nhiều ô-mê ga 3,
  • uống trà xanh Matcha: Trà xanh Matcha chứa rất nhiều chất chống oxyt hoá, nhiều gấp 17 lần blueberries và 7 lần nhiều hơn so co la đậm (dark chocolate). Người Nhật dùng trà xanh, nhất là Trà xanh Matcha, và đậu nành lên men Natto là nhóm người ít bị loãng xương và gãy xương nhất thế giới.
  • ăn 1 nắm hạt thì là (fennel seeds). Hạt thì là có tính chất chống viêm và chống oxit hoá rất mạnh. Thêm vào đó hạt thì là chứa nhiều can xi, magnesium và những khoáng chất chất cần cho xương.
  • dung dầu dừa thay cho dầu ăn. Dầu dừa chứa axit lauric có tính chống viêm và chống đau rất hay. Dầu dừa cũng giúp cơ thể tang hấp thụ can xi và magnesium. Nó lại còn giúp đảo ngược chứng loãng xương do thiếu hoc mon estrogen gây ra nên rất hợp cho giới nữ. Ngoài ra hợp  chất chống oxy hoá của dầu dừa giúp bảo tồn cơ cấu của xương và phòng ngừa tình trạng huỷ xương do tình trạng thay đổi hoc môn gây ra. Xin nhớ là chỉ nên dung dầu dừa hữu cơ nguyên chất (organic virgin coconut oil).
  • dùng nghệ, gừng, tỏi, ớt trong thức ăn. Đây là những loại thức ăn gia vị tự nhiên chống viêm, chống oxit hoá rất tốt.

Tránh uống rượu, tránh ăn đường, tránh thức ăn nhất là thịt biến chế, tránh dầu ăn thực vật (ngoại trừ dầu dừa) cũng cần thiết để tránh cho cơ thể không bị thêm viêm và đau.

Lưu ý: Bài này chỉ có mục đích thông tin chứ không thay ý kiến y sĩ.

Tham khảo

Goldschmidt, V. (2016) Top 5 Reasons Why You Should Never Take Osteoporosis Drugs. SaveInstitute. https://saveourbones.com/top-5-reasons-why-you-should-never-take-osteoporosis-drugs/#

Gropper S.S. & Smith, J.L. (2013)  Advanced Nutrition and Human Metabolism. International Edition (6th edition). WADSWORTH CENGAGE Learning. Canada

Levy, J. (2018). Osteoporosis Treatment and 7 natural ways to boost bone density. https://draxe.com/osteoporosis-treatment/

Sawyer, T. (2019). Best Natural Treatments for Osteoporosis & Bone Loss... https://www.life-saving-naturalcures-and-naturalremedies.com/natural-cures-for-osteoporosis.html

Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mật ong Manuka, là thứ chúng ta nên có sẵn trong nhà

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng