Lợi ích tuyệt vời của dầu dừa cho sức khoẻ

 Lợi ích sức khoẻ của dầu dừa

Dầu dừa có thể giúp cơ thể khoẻ mạnh, tăng năng lực, ngăn ngừa và giảm triệu chứng nhiều bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh ung thư, mất trí nhớ, lỡ loét đường ruột, tiểu đường, viêm khớp, bệnh viêm da, hư tóc, viêm nướu, mập phì, khô da, viêm lá lách, loãng xương và bịnh già. Kinh nghiệm dân gian ở nhiều quốc gia Á châu và Thái bình Dương và kết quả nghiên cứu khoa học đã xác nhận như vậy. Ngoài ra dầu dừa là món dầu mỡ tốt nhất dùng để nấu thức ăn vì nó có tính bảo hoà, không biến chất ở nhiệt độ cao.

Sơ lược

Với khoảng 1500 nghiên cứu khoa học về đặc tính và lợi ích sức khoẻ của dầu dừa, dầu dừa được công nhận là thực phẩm tự nhiên siêu hạng. Mặc dầu trong năm 2018, TS Karin Michels, một giáo sư ở Đại học Harvard tuyên bố dầu dừa là độc hại, bà ta và không ai đưa ra được bằng chứng cụ thể cho thấy có một người nào vì tiêu thụ dừa mà hại đến sức khoẻ. Ngược lại bằng chứng về lợi ích của dầu dừa cho sức khoẻ thì hằng hà sa số.

Bằng chứng hùng hồn nhất là rất hiếm người bị bịnh tim mạch, ung thư, mất trí nhớ và tiểu đường ở những vùng khi cơm dừa và dầu dừa  trước năm 1960 là nguồn chất béo dinh dưỡng chủ yếu, như Việt nam,  Tích lan, Thái Lan, Mã lai, Ấn đô, Nam dương, và các đảoThái bình Dương. Theo kết quả nghiên cứu về lien hệ giữa mức tiêu thụ dừa và sức khoẻ của cư dân đảo Tích Lan, Pakapuka và Tolekau, khi dừa là nguồn mỡ chính trong dinh dưỡng hàng ngày, cư dân những đảo này không hề biết các triệu chứng bịnh tim mạch, ung thư ruột, xơ vữa động mạch,  trĩ, lỡ loét đường ruột, ruột dư… (Prior, Davidson, Salmond & Czochanska, 1981 trích trong sách của  Bruce Fife, 1999).

Ngoài cách dùng dầu dừa để nấu ăn, chúng ta còn có thể ăn mỗi ngày 3 muỗng canh dầu dừa để bảo vệ sức khoẻ bằng cách hoà 1-2 muỗng canh (tablespoon - muỗng lớn) dầu dừa vào cốc cà phê hoặc vào chén canh rau, hoặc chén cháo hoặc rưới vào sà lách trộn.

Xin thận trọng: Dầu dừa có nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhưng chỉ là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn dầu dừa nhiều mà thiếu rau quả có chất xơ sẽ tạo nên tình trạng mất thăng bằng có thể có hại cho sức khoẻ. 

Tốt nhất là dùng dầu dừa ép lạnh nguyên chất. Tuy nhiên dầu dừa sản xuát bằng phương pháp thủ công, theo qui trình nạo cơm dừa, vắt nước cơm dừa, nấu cho bay hơi chỉ còn dầu như cách của cư dân Bến tre (https://www.youtube.com/watch?v=PZgBLePUVhE&t=553s) hoặc cách làm mới nhanh hơn ( https://www.youtube.com/watch?v=LYTrQqn3FCc ) , cũng không làm mất các hoạt chất bổ dưỡng của dầu dừa. Nên tránh dầu dừa khử mùi vì có thể có thêm hoá chất độc hại dùng trong qui trình khử mùi.

Thành phần axit béo chủ yếu dầu dừa gồm:

- Axit béo bảo hoà: 88% gồm

                                                      Axit caprylic (8 car bon): 8%

Axit capric (10 car bon): 7%

                                                    Axit lauric (12  car bon): 48%

                                                      Axit Myristic: (14 car bon): 16%

                                                      Axit palmitic ( 16 car bon): 10%

Axit béo  không bảo hoà: 12%

                                                      Axit oleic: 18 carbon :  6.5%

                                                      Axit khác:                               5%

(Nguồn:  https://en.wikipedia.org/wiki/Coconut_oil)

Axit béo bảo hoà trong dầu dừa không giống axit béo bảo hoà trong mỡ động vật và các nguồn khác ở chổ hầu hết axit bảo hoà của dầu dừa là axit tầm trung, có phân tử nhỏ, có thể đi thẳng vào máu và gan, thành nhiên liệu cho cơ thể - nhất là cho não bộ- có hoạt tính sát trùng, tăng khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất của cơ thể, và không trở thành mỡ trong cơ thể. Dầu dừa chủ yếu là axit béo bảo hoà, rất ổn định, không bị oxy hoá, và không biến chất trong quá trình nấu ăn vì vậy là loại dầu mỡ tốt nhất để nấu ăn.

Lợi ích sức khoẻ: Theo kinh nghiệm dân gian và kết quả nghiên cứu khoa học, dầu dừa được công nhận có những lợi ích sức khoẻ sau đây:

  1. Ngăn ngừa bịnh tim mạch và cao huyết áp. Theo các nghiên cứu lâm sàng sử dụng dầu dừa tự nhiên  với hơn 60 % axit béo chuỗi cac bon dài hạng trung, dầu dừa có tác dụng tăng mức mỡ máu tốt (HDL cholesterol) và  giảm vòng bụng (Cardioso, de Oliverira , Luiz & Rosa, 2015; Dayrit, 2014, trang 162-3). Vì vậy tiêu thụ dầu dừa (thay vì dầu tinh chế) sẽ giúp ngăn ngừa bịnh tim mạch và cao huyết áp. Trước năm 1978, Tích Lan là nơi cư dân ít bị bịnh tim mạch nhất khi mỗi người tiêu thụ trung bình 130 trái dừa 1 năm. Đến năm 2003 thì bịnh tim mạch gia tăng nhanh khi mức tiêu thụ dừa giảm còn 100-110 trái dừa/đầu người /năm. (Amarasiri & Dissanayake, 2006).
  2. Cải thiện trí nhớ và chức năng não bộ cho bệnh nhân Alzheimer’s và người già.  Khi ăn vào, axit béo chuổi cac bon tầm trung (MCFA) trong dầu dừa sẽ vào thẳng gan. Gan sẽ chuyển nó thành ketones. Ketones có thể vượt qua hang rào máu-não bộ (blood-brain barrier) trở thành năng lượng cho não. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy não bộ tạo ra insulin riêng để chuyển biến glucose và cung cấp năng lượng cho não. Vì não bộ của người bệnh Alheimer’s mất khả năng tạo insulin này, ketones trong máu tạo ra ở gan từ dầu dừa được não bộ sử dụng như một nguồn năng lượng thay thế để chữa lành chức năng não bộ - và trí nhớ (Nafar & Mearow , 2014; Newport et al, 2015). Đã có nhiều kết quả nghiên cứu lâm sàng (Ota et al, 2019; Croteau et al, 2018) chứng tỏ sử dụng dầu dừa giúp những người bị bịnh Alzheimers phục hồi trí nhớ và chức năng trí não rất đáng kể ngay sau khoảng 6 tuần lễ. Bác sĩ Mary Newport là một trong những người đầu tiên dung dầu dừa để phục hồi trí nhớ của chồng mình một cách đáng kể chỉ sau 35 ngày (Newport, 2008).

3. Trị nhiễm trùng đường tiểu,  nhiễm trùng thận và bảo vệ gan. Dầu dừa chứa axit béo tầm trung, nhất là axit caprylic và axit capric có tính diệt vi sinh trùng rất mạnh. Hầu hết nhiễm trùng đường tiểu là do vi trùng E. Coli gây ra. Kết quả nghiên cứu của Nair et al (2005) đang trên tạp chí khoa học Sửa bò (J. Dairy Science) khám phá  axit caprylic có tác dụng diệt E. Coli , vi trùng dòng Staphylococcus  và Streptococcus  rất công hiệu. Vì vậy dầu dừa có thể dùng để trị nhiễm trùng đường tiểu, bảo vệ thận, gan và đường ruột khỏi tai hại của vi trùng E. Coli.

4. Giảm viêm cơ thể và viêm khớp. Kết quả một công trình nghiên cứu  tại Ấn độ xác định dầu dừa giảm viêm và chữa trị thấp khớp hữu hiệu hơn thuốc tây thịnh hành. (Vysakh et al , 2014).

5. Phòng ngừa và trị ung thư.  Kết quả nghiên cứu đang trên tạp chí Cell Death Discov cho thấy axit lo-ric trong dầu dừa có tác dụng ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư ruột già và kích động cơ chế tự diệt trong những tế bào ung thư vú và tử cung (Lappano et al, 2017). Xin xem kinh nghiệm dùng dầu dừa chữa ung thư của Julie Figaro

6. Tăng cường hệ miễn nhiễm và tăng sức đề kháng của cơ thể. Vì 50 % dầu dừa là axit lauric có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn và nấm vi sinh thuộc nhóm vi-sinh gram-positive (Kabara, Swieczkowski, Lonley, & Truant, 1972) nên khi dầu dừa là nguồn dinh dưỡng axit béo chính, cơ thể có thể có hệ miễn nhiễm và đề kháng rất lớn nhất là đối với những bịnh do vi trùng gram-positive gây nên như

  • nhiễm trùng gây viêm gồm cả nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm màng tim, viêm khớp, viêm xương tuỷ, ung nhọt (pneumonia, endocarditis, septic arthritis, osteomyelitis, and abscesses),
  • viêm xoang, viêm màng não (sinusitis, meningitis),
  • nhiễm trùng sinh mủ như viêm họng, viêm dưới da, bệnh chốc lỡ, viêm quầng (pharyngitis, cellulitis, impetigo, erysipelas)
  • viêm thận (glomerulonephritis) sốt thấp khớp (rheumatic fever), viêm ống túi mật, nhiễm trùng đường tiểu,
  • viêm màng họng , viêm cơ tim, và chứng loạn nhịp tim (arrhythmias)
  • viêm dạ dày và ruột (gastroenteritis), viêm màng não trẻ sơ sinh (neonatal meningitis) và
  • nhiễm trùng máu.

(Sizar & Unakal, 2019)

7. Tăng sinh lực và sức chịu đựng. Dầu dừa dễ tiêu hoá , cung cấp năng lượng lâu dài hơn thức ăn khác và tăng nhịp độ chuyển hoá. Khi tiêu thụ dầu dừa ép lạnh cơ thể nhanh chóng được cung cấp năng lượng vì axit lauric, axit crapylic và capric trong dầu dừa đi thẳng tới gan để được biến thành năng lương.  Dầu dừa được các vận động viên điền kinh dùng khi tập luyện cung như khi tranh tài. Theo bác sĩ Axe,  dầu dừa, mật ong và hạt chia (chia seeds) một thứ 1 muỗng canh trộn với nhau rồi dùng 30 phút trước khi tập luyện hay bắt đầu công việc lao lực.

8. Cải thiện tiêu hoá, trị lỡ loét bao tử (stomach ulcers) và ruột già (ulcerative colitis). Dầu dừa giúp cơ thể hấp thụ vitamin D, A, K và E cũng như calcium và magnesium nên giúp cãi thiện tiêu hoá.  Nếu dùng dầu dừa cùng một lúc với dầu chứa ô mê ga 3 như dầu cá và dầu hạt lanh (flaxseed oil), công hiệu của nó tăng gấp đôi (Axe, 2018). Dầu dừa cũng giúp diệt những vi sinh độc hại trong đường ruột nên giảm viêm đường ruột và gíup ngăn ngừa cũng như chữa trị bịnh lỡ loét bao tử và đường ruột (Whiteman, 2017)

9. Giảm triệu chứng bịnh túi mật  (gallbladder disease) và viêm tuỵ tạng (pancreatitis). Tuỵ tạng không cần sản xuất enzyme để phân hoá axit béo chuổi tầm trung trong dầu dừa. Vì vậy tuỵ tạng sẽ không bị quá tải (và viêm) khi chúng ta tiêu thụ dầu dừa thay vì những chất béo khác. Thêm vào đó dầu dừa rất dễ tiêu hoá nên giúp cải thiện những bịnh liên quan đến túi mật khi chúng ta thay thế những chất béo khác bằng dầu dừa (Axe, n.d.; Fife, 1999).

10. Cải thiện tình trạng da  như khô da, mụn trứng cá (acne) (Nakatsuji et al, 2009), gầu (dandruff), viêm da (dermatitis) ( Elmore, Nance, Singleton & Lorenz, 2014).

11. Ngừa và trị bịnh sưng nướu (gum disease) và hư răng (tooth decay). Axit lauric chiếm 50% axit béo trong dầu dừa có hoạt tính chống viêm và diệt vi sinh độc hại. Súc miệng bằng dầu dừa để giữ vệ sinh răng miệng, chữa trị chứng sưng nướu, ngừa hư răng đã được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới từ ngàn năm qua. Công dụng của truyền thống này đã được xác nhận qua một cuộc nghiên cứu lâm sàng năm 2015 (Peedikayil,  Sreenivasan and Narayanan, 2015) Nếu muốn chữa lành chứng sưng nướu và bảo vệ răng, chúng ta cần súc miệng bằng dầu dừa 15- 20 phút ( giữ trong miệng) mỗi ngày (hoặc ít nhất 3 lần một tuần).  Nhớ nhổ dầu dừa ra và súc miệng kỹ càng sau đó.  Bịnh viêm nướu nếu không trị sớm để dây dưa có thể gây nhiễm trùng các nội tạng, nhất là tim vì vi sinh độc nhiễm vào nướu sẽ vào máu và xâm lăng nội tạng.

12. Ngừa và trị bịnh loãng xương (osteoporosis).  Kết quả nghiên cứu của Hayatullina et al năm 2016 chứng tỏ dầu dừa có tác dụng giúp ngừa và trị bịnh loãng xương rất tốt. Thứ nhất nhờ dầu dừa có hoạt tính chống oxit hoá và giảm áp lực ôxit hoá (oxidative stress). Thứ hai nhờ dầu dừa tăng (hay phục hồi) khả năng hấp thụ calcium và cân bằng hoc môn (Feranil, Duazo,  Kuzawa & Adair, 2011). 

13. Ngăn ngừa và cải thiện bịnh tiểu đường (Diabetes type 2 ). Học viện nghiên cứu y khoa Garvan tại Úc khám phá là chế độ ăn uống chứa nhiều dầu dừa bảo  vệ tính nhạy ứng insulin bình thường của các tế bào trong cơ thể và làm giảm mỡ (giảm cân) cho những người có nhiều mỡ. Nói cách khác, chế độ ăn uống chứa nhiều dầu dừa giúp cơ thể chữa lành bịnh tiểu đường (Turner, 2009). Theo TS Turner, sỡ dĩ dầu dừa có tác dụng này vì dầu dừa là một loại mỡ có chuỗi a-xit mỡ tầm trung (medium chain fatty acids), có kích cỡ nhỏ đủ để vào thẳng tiểu thể (mitochondria)  nhà máy năng lượng - của các tế bào. Sự kiện này không khác gì trường hợp các tế bào phải dùng mỡ làm nhiên liệu trong lúc nhịn ăn theo nghiên cứu của Cahill ( 2006), nghĩa là làm các tế bào tăng nhạy ứng hay giảm tính đề kháng insulin - dẫn đến tác dụng chấm dứt bệnh tiểu đường. TS Turner còn giải thích: Khi ăn nhiều mỡ, cơ thể cố gắng bù chỉnh (compensate) bằng cách tăng khả năng oxit hoá mỡ. Chế độ ăn uống chứa nhiều dầu dừa có tác dụng gia tăng khả năng oxit hoá ở bắp thịt hơn là các loại dầu mỡ khác, làm giảm mỡ chứa trong bắp thịt và cải thiện tác dụng của insulin. 

Nhiều người đã làm chứng là nhờ theo chế độ ăn uống nhiều dầu dừa (ít nhất 3 muỗng canh hay 50 - 60 phân khối chia ra làm 3 lần một ngày) họ đã hết bịnh tiểu đường trong vòng 1-2 tháng (Shilharvy, 2012)

14. Phòng ngừa và trị bịnh mập phì (nhất là ở vùng bụng). Nhiều kết quả nghiên cứu xác định axit béo chuỗi tầm trung  trong dầu dừa có tác dụng đốt mỡ trắng, tăng tiêu thụ năng lựợng và làm giảm vòng bụng, ngược với tác dụng tăng vòng bụng của dầu đậu nành (Dayrit, 2014, trang 162-3)

15. Dầu dừa làm đẹp tóc, trị gầu, kích thích mọc tóc nhiều (thickening hair) nhờ có hoạt tính chống vi trùng (anti-microbial) mạnh, có axit lo rit và axit béo chuỗi dài tầm trung  (medium chain fatty acids). Axit lo-rit  có phân tử lượng thấp và có thể thấm vào chân tóc, ngăn cản thất thoát chất đạm ( nên tóc không bị dòn và gãy) và  bồi dưỡng tóc với  vitamins, khoáng chất (Rele & Mohile , 2003). Vì vậy dầu dừa bổ dưỡng tóc, da đầu và giúp tóc mọc lại.

Muốn trị gầu và kích thích tóc mọc dày  thì xoa bóp 1 muỗng canh (muỗng lớn 15 phân khối) trộn với 10 giọt tinh dầu hương thảo (rosemary essential oil)  lên da đầu chừng 3 phút rồi chờ 30 phút sau gội đầu. Dầu dừa có thể dùng để chải gở tóc rối, bồi dưỡng tóc (hair conditioner) tuyệt vời. Nên biết rằng gầu không phải chỉ là do da đầu khô mà do loại nấm tên gọi là Malassezia globosa (Dr Axe, ) gây nên vì vậy dầu dừa với hoạt tính kháng sinh - kể cả nấm vi sinh-  có công hiệu trị gầu tốt nhất.

16. Giết chí tóc (head lice). Theo thử nghiệm lâm sàng đăng trong Tạp chí Nhi KHoa Âu châu, dầu dừa giết chí tóc hữu hiệu gấp đôi thuốc tây trị chí thông dụng Permetrin (Burgess, Brunton & Burgess, 2010) mà tránh được hoá chất độc hại trong thuốc tây.

 17. Trị bịnh ngứa miệng và bộ phận sinh dục do nhiễm trùng nấm Candida albican và nấm vi sinh (yeast infections) (Bergsson, Arnfinnsson & Thormar, 2001). Muốn hữu hiệu diệt trừ nấm Candida và các chứng nhiễm trùng nấm vi sinh khác phải 1. ngừng tiêu thụ đường chế biến (ngoại trừ đường trong trái cây rau quả) và ngũ cốc tinh chế (refined grains) 2.  ăn nhiều chất béo lành mạnh như dầu dừa, dầu ô liu. 3. Uống 1 muỗng canh dầu dừa  ba lần một ngày như chất dinh dưỡng phụ trợ.

18. Làm chậm già. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí  Food and Function, dầu dừa cải thiện mức chống ôc xít hoá và có thể làm chậm diễn trình lão hoá vì nó giảm gánh nặng làm việc cho gan và hạ áp lực ôc xy hoá (oxidative stress) (Arunima  & Rajamohan , 2013) . Dầu dừa cũng hổ trợ chức năng tẩy độc của gan. Để làm chậm già một cách tự nhiên, chúng ta nên ăn điểm tâm với 1 muỗng canh (tablespoon) dầu dừa chung với một ít quả mọng (berries). Đồng thời mỗi ngày có thể xoa dầu dừa trưc tiếp lên da.

19. Cân bằng hoc môn. Kết quả  nghiên cứu tình trạng sức khoẻ của phụ nữ Phi luât Tân cho thấy tiêu thụ nhiều dầu dừa tăng mức mỡ máu tốt (HDL cholesterol) giúp cân bằng hoc môn estrogen qua giai đoạn mãn kinh (Feranil, Duazo,  Kuzawa & Adair, 2011).  Những người thiếu estrogen thường bị loãng xương, vì vậy dầu dừa giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương cho phụ nữ mãn kinh.

Lưu ý: Bài viết này chỉ có mục đích thông tin chứ không thay thế ý kiến và hướng dẫn của bác sĩ.

Xin xem kinh nghiệm của một số người dùng dầu dừa trị bịnh:

- của 1 chuyên gia y tế

 

 

Tham khảo:

Amarasiri, W.A.D.L. & Dissanayake A.S. (2006).  Coconut fats. THE CEYLON MEDICAL JOURNAL. Sri Lanka Medical Association. Volume 51, No. 2, December 2006 https://cmj.sljol.info/articles/10.4038/cmj.v51i2.1351/galley/1200/download/

Arunima S. & Rajamohan T. (2013). Effect of virgin coconut oil enriched diet on the antioxidant status and paraoxonase 1 activity in ameliorating the oxidative stress in rats - a comparative study. Food Funct. 2013 Sep;4(9):1402-9. doi: 10.1039/c3fo60085h https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23892389

 Burgess, I.F, Brunton, E.R. & Burgess, N.A. (2010) Clinical trial showing superiority of a coconut and anise spray over permethrin 0.43% lotion for head louse infestation, ISRCTN96469780. Eur J Pediatr. 2010 Jan;169(1):55-62. doi: 10.1007/s00431-009-0978-0. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19343362

Axe, J. (2018) 20 Coconut Oil Benefits for Your Brain, Heart, Joints + More! https://draxe.com/coconut-oil-benefits/

Bergsson, G., Arnfinnsson, J. & Thormar, H. (2001) In Vitro Killing of Candida albicans by Fatty Acids and Monoglycerides. Antimicrob Agents Chemother. 2001 Nov; 45(11): 3209–3212. doi: 10.1128/AAC.45.11.3209-3212.2001. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC90807/

Cardioso, A.A, de Oliverira , G. M.M., Luiz, R.R. & Rosa, G. (2015). A coconut extra virgin oil-rich diet increases HDL cholesterol and decreases waist circumference and body mass in coronary artery disease patients. Nutricion Hospitalaria. Nutr Hosp. 2015;32(5):2144-2152 http://www.nutricionhospitalaria.com/pdf/9642.pdf

Croteau E., Castellano C.A., Richard M.A., Fortier M., Nugent S., Lepage M., Duchesne S., Whittingstall K., Turcotte É.E., Bocti C., Fülöp T., Cunnane S.C. (2018). Ketogenic Medium Chain Triglycerides Increase Brain Energy Metabolism in Alzheimer's Disease [Abstract] . J Alzheimers Dis. 2018;64(2):551-561. doi: 10.3233/JAD-180202.

Dayrit, F.M. (2014). Lauric Acid is a Medium-Chain Fatty Acid, Coconut Oil is a Medium-Chain Triglyceride -Review Article. Philippine Journal of Science 143 (2): 157-166, December 2014 ISSN 0031 – 7683. https://pdfs.semanticscholar.org/34bc/db43c84b418b4b309c1c6babe1c873dc900a.pdf

Elmore, L.K., Nance, G., Singleton, G., Lorenz, L. (2014) .Treatment of Dermal Infections With Topical Coconut Oil. A review of efficacy and safety of Cocos nucifera L. in treating skin infections. Natural Medicine Journal. May 2014 Vol. 6 Issue. https://www.naturalmedicinejournal.com/journal/2014-05/treatment-dermal-infections-topical-coconut-oil

Faizal C., Peedikayil, F.C., Prat Sreenivasan, P., & Narayanan, A. (2015). Effect of coconut oil in plaque related gingivitis — A preliminary report. Niger Med J. 2015 Mar-Apr; 56(2): 143–147. doi: 10.4103/0300-1652.153406

Feranil, A.B., Duazo, P.L., Kuzawa, C.W. & Adair, L.S. (2011). Coconut oil predicts a beneficial lipid profile in pre-menopausal women in the Philippines. Asia Pac J Clin Nutr. 2011; 20(2): 190–195. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3146349/

Fife, B. (1999). The coconut oil miracle. Penguin Group (USA) ISBN 1-58333-204-9

Hayatullina Z., Muhammad N., Mohamed N, Soelaiman I.N. (2016) Virgin coconut oil supplementation prevents bone loss in osteoporosis rat model [Abstract]. Evid Based Complement Alternat Med. 2012;2012:237236. Epub 2012 Sep 16. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23024690

Healthline (n.d.) 7 science-based benefits of MCT oil. https://www.healthline.com/nutrition/mct-oil-benefits#section2

Jockers (2017) Is coconut oil bad for your heart. https://drjockers.com/coconut-oil-bad/

Kabara, J.J, Swieczkowski, D.M. Lonley, A.J. & Truant, J.P. (1972) Fatty Acids and Derivatives as Antimicrobial Agents. ANTIMICROBIAL AGENTS AND CHEMOTHERAPY, July 1972, p. 23-28. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC444260/pdf/aac00361-0029.pdf

Kaur, C.D. & Saraf, S.(2010).In vitro sun protection factor determination of herbal oils used in cosmetics Pharmacognosy Res. 2010 Jan-Feb; 2(1): 22–25. doi: 10.4103/0974-8490.60586

Lappano, R., Sebastiani, A., Cirillo,F., Rigiracciolo,D.C., 1 Galli, G.R., Curcio, R. … Maggiolini, M. (2017) The lauric acid-activated signaling prompts apoptosis in cancer cells. Cell Death Discov. 2017; 3: 17063 doi: 10.1038/cddiscovery.2017.63. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5601385/

Nafar,  F. & Mearow K.M. (2014). Coconut oil attenuates the effects of amyloid-β on cortical neurons in vitro. J Alzheimers Dis. 2014;39(2):233-7. doi: 10.3233/JAD-131436.

Nair, M.K., Joy J., Vasudevan P., Hinckley L., Hoagland T.A., Venkitanarayanan K.S. (2005) Antibacterial effect of caprylic acid and monocaprylin on major bacterial mastitis pathogens. J Dairy Sci. 2005 Oct;88(10):3488-95. https://www.journalofdairyscience.org/article/S0022-0302(05)73033-2/fulltext#Results

Nakatsuji T., Kao M.C., Fang J.Y., Zouboulis C.C., Zhang L., Gallo R.L., Huang C.M. (2009) Antimicrobial property of lauric acid against Propionibacterium acnes: its therapeutic potential for inflammatory acne vulgaris. J Invest Dermatol. 2009 Oct;129(10):2480-8. doi: 10.1038/jid.2009.93

Newport, M. (2008) What if there is a cure for Alzheimer’s disease and no one knew? http://coconutketones.com/wp-content/uploads/2016/09/whatifcure.pdf

Newport M.T., VanItallie T.B., Kashiwaya Y., King M.T., Veech R.L. (2015). A new way to produce hyperketonemia: use of ketone ester in a case of Alzheimer's disease. Alzheimers Dement. 2015 Jan;11(1):99-103. doi: 10.1016/j.jalz.2014.01.006.

Ota M., Matsuo J., Ishida I., Takano H., Yokoi Y., Hori H., Yoshida S., Ashida K., Nakamura K., Takahashi T., Kunugi H. (2019). Effects of a medium-chain triglyceride-based ketogenic formula on cognitive function in patients with mild-to-moderate Alzheimer's disease. Neurosci Lett. 2019 Jan 18;690:232-236. doi: 10.1016/j.neulet.2018.10.048.

Prior, I.A., Davidson, F., Salmond, C.E., Czochanska, Z., 1981. Cholestertol, coconuts, and diet on Polynesian atolls: A natural experiment: The Pukapuka and Tolkelau Island studies. American Journal of Clinical Nutrients 34(8).

Rele, A.S. & Mohile, R.B. (2003)  Effect of mineral oil, sunflower oil, and coconut oil on prevention of hair damage. J Cosmet Sci. 2003 Mar-Apr;54(2):175-92 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12715094

Shilhavy, B. (2019) Virgin coconut oil effective in treating diabetes. Health Impact News. https://healthimpactnews.com/2012/virgin-coconut-oil-effective-in-treating-diabetes/

Sizar, O. & Unakal, C.G. (2019) Gram Positive Bacteria. StatsPearl. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470553/

Turner, N. (2009). How coconut oili could help reduce symptoms of type 2 diabetes. Media release. Garvan Institute of Medical Research. Media release 08 September 2009.

Vysakh A., Ratheesh M., Rajmohanan T.P., Pramod C., Premlal S., Girish kumar B., Sibi P. (2014). Polyphenolics isolated from virgin coconut oil inhibits adjuvant induced arthritis in rats through antioxidant and anti-inflammatory action. Int Immunopharmacol. 2014 May;20(1):124-30. doi: 10.1016/j.intimp.2014.02.026

Whiteman, H. (2017) Plant fats alter gut bacteria to ease Crohn's symptoms. Medical news today 23 June 2017. https://www.medicalnewstoday.com/articles/318097.php

Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mật ong Manuka, là thứ chúng ta nên có sẵn trong nhà

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng