A health professional's personal experience with coconut oil
Thiếu magnesium liên hệ đến nhiều bịnh mãn tính thông thường như chuột rút, cao huyết áp, yếu tim, mất ngủ, đau cơ bắp, nhức đầu, lo âu, trầm cảm, loảng xương, mệt mỏi, viêm mãn tính, đau kinh nguyệt… Vì magnesium là một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể. Người ta ước lượng 80 phần trăm dân chúng thế giới có mức magnesium thấp. Hầu hết chúng ta đều có thể bị thiếu magnesium mà không biết vì chỉ 1 phần trăm magnesium trong cơ thể nằm trong máu (Martin, 2017) nên thử máu không cho biết mình có thiếu magnesium. Bồi dưỡng mức magnesium cho cơ thể vì thế giúp cơ thể khoẻ ra rất nhanh chóng.
Vai trò của Magnesium
Theo Bác sĩ Normon Shealy, một bác sĩ giải phẩu thần kinh và người tiên phong trong thuốc trị đau, “ Mọi bịnh tật mà chúng ta biết đều liên hệ đến tỉnh trạng thiếu magnesium mà liệu pháp cho nhiều bịnh lại thiếu nó.”
Không phải magnesium chỉ cần thiết để giúp đìều phối calcium, potassium và sodium, nó giúp duy trì các tế bào trong trạng thái lành mạnh và nó thiết yếu cho hơn 300 chức năng sinh hoá trong cơ thể. Ngay cả glutathione là chất chống oxit hoá mạnh nhất của cơ thể cũng cần magnesium mới hình thành được. Rất tiếc là ít người ý thức được tình trạng này , và hang triệu người chịu khổ hang ngày vì thiếu magnesium mà không biết.
Thật ra, có hơn 600 phản ứng trong cơ thể cần có magnesium , kể cả các diễn trình (de Baaij et al, 2015)
- Tạo năng lượng: bằng cách giúp biến đổi thức ăn thành năng lượng
- Tạo chất đạm mới từ axit amino.
- Bảo trì gen bằng cách giúp tạo gen và sữa chữa DNA và RNA
- Điều hoà chuyển động cơ bắp trong nhu cầu co thắt và thư giản cơ bắp.
- Điều hợp hệ thống thần kinh: Điều hợp tín hiệu thần kinh khắp não bộ và hệ thần kinh.
Nguyên do làm cho chúng ta thiếu magnesium bao gồm tình trạng đất nông nghiệp mất dần magnesium, kỹ thuật đổi gen (GMO) trong nông nghiệp, hệ tiêu hoá suy yếu, bịnh mãn tính và các thuốc trị bịnh. Tất cả ba yếu tố sau cùng làm giảm khả năng hấp thụ magnesium của cơ thể.
Những người có vấn đề tiêu hoá, tiểu đường, ghiền rượu và những người lớn tuổi thường có nguy cơ thiếu magnesium lớn hơn bình thường.
Triệu chứng thiếu magnesium gồm:
1. Chân bị chuột rút.
70% người lớn và 7% trẻ em thường bị chuột rút. Vì magnesium có vai trò then chốt trong việc truyền tín hiệu não cơ bắp và sự co giản bắp thịt nên thiếu magnesium thường là nguyên dân gây nên tình trạng này. (1, 2). Để khỏi bị đau vì chuột rút và hội chứng chân bồn chồn bứt rứt, chúng ta có thể cần tăng tiêu thụ magnesium và potassium dưới dạng phụ trợ và thức ăn thích hợp.
2. Mất ngủ:
Magnesium có vai trò làm dịu trí óc và thư giản cơ bắp nên thiếu magnesium thường gây nên bịnh mất ngủ và bứt rứt (Abbasi et al, 2012)
Uống khoảng 400 mg magnesium chelate hoặc xoa bóp sau cổ bằng dầu hay kem magnesium chloride trước khi đi ngủ có thể giúp ngủ dễ hơn.
3. Đau cơ bắp
Kết quả một công trình nghiên cứu đăng trên báo Magnesium Research cho thấy magnesium giúp giảm đau cơ bắp cho những người bị đau cơ nhiều nơi trên cơ thể (fibromyalgia).(4)
4. Lo âu (Anxiety) và trầm cảm (depression)
Công trình nghiên cứu do Sartori dẫn đầu năm 2012 xác định thiếu magnesium gây ra lo âu. Nếu bị chứng lo âu hoặc trầm cảm thường xuyên, chúng ta uống magnesium mỗi ngày sẽ thấy bình tỉnh bớt lo lắng và thấy lạc quan hơn (Eby & Eby, 2006). Nếu không thiếu magnesium mà bị lo âu và trầm cảm thì thường có thể vì thiếu niacin (Vitamin B3), một chất vi dinh dưỡng cần thiết trong mọi phản ứng tạo năng lượng ATP ( Healthline, 2, n.d.). Một thử nghiệm ngầu biến có kiểm soát cho thấy 450 mg magnesium có công hiệu giảm trầm cảm bằng thuốc chống trầm cảm mà không bị phản ứng phụ (Barragán-Rodríguez et al, 2008)
5. Cao huyết áp
Magnesium cùng với calcium hổ trợ cho cơ thể có huyết áp thích hợp và bảo vệ tim. Vì vậy nếu thiếu magnesium thì calcium tích tụ trên thành mạch máu, gây cao huyết áp. Kết quả một cuộc nghiên cứu với trên 23000 người tham gia đăng trên tạp chí “American Journal of Clinical Nutrition ” xác định những người ăn nhiều thức ăn giàu magnesium” ít bị tai biến mạch máu não hơn (6).
Những người uống magnesium ngay sau khi bị nhồi máu cơ tim giảm nguy cơ tử vong. Magnesium cũng thường là một phần trong cách chữa trị suy tim ứ máu (congestive heart failure) để giảm nguy cơ nhịp tim bị loạn (Ware, 2017).
5. Tiểu đường loại 2
Theo các nghiên cứu về magnesium và tiểu đường, chế độ ăn uống có nhiều magnesium giảm rất đáng kể nguy cơ bị tiểu đường (7) (8). Vì magnesium cần thiết cho qui trình chuyển hoá đường trong cơ thể.
6. Giảm tính kháng insulin.
Kháng insulin là một trong những nguyên do gây nên tiểu đường loại 2 và hội chứng chuyển hoá (metabolic syndrome) – biểu hiệu qua tình trạng mập bụng, đau tim và tiểu đường. Nó làm cho cơ bắp và tế bào gan mất khả năng hấp thụ đúng cách đường trong máu. Magnesium đóng vai trò chủ yếu trong qui trình này. Tính kháng insulin càng cao thì càng tăng lượng insulin trong máu làm mất thêm magnesium qua nước tiểu (41) . Rất may tình trạng này có thể tránh được bằng cách tăng lượng magnesium tiêu thụ (42, 43, 44).
7. Mệt mỏi, thiếu sức lực (fatigue) là
triệu chứng thông thường của tình trạng thiếu magnesium ( Cox, Campbell & Dowson ,1991). Để tăng sinh lực và bớt mệt mỏi, chúng ta có thể uống 200 mg đến 1000 mg phụ trơ magnesium mỗi ngày. Nhưng cần cẩn thận tang liều từ từ tới mức thích hợp cho mình vì uống nhiều magnesium quá sẽ gây tiêu chảy.
8. Nhức đầu (headache, migraine)
Magnesium đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng các chất dẫn tín hiệu thần kinh. Nhiều cuộc nghiên cứu thử nghiệm ngẫu biến, kín kép (randomized, doubled blind, controlled trial) có kiểm soát cho thấy dùng 360-600 mgs magnesium giảm 42% số lần bị nhức đầu (10)
9. Loảng xương (osteoporosis)
Theo Viện Y tế quốc gia của Mỹ (The National Institute of Health), “ Trung bình chúng ta có 25 gam magnesium trong người mà 1 nửa ở trong xương (Martin , 2017). Thiếu magnesium vì vậy là một trong những yếu tố gây nên loãng xương, nhất là người già. Thiếu magnesium, mà tiêu thụ nhiều calcium có thể tăng nguy cơ làm vôi calcium đọng trên thành các mạch máu gây bịnh tim mạch và sạn thận.
Theo kết quã một nghiên cứu đăng trong tạp chí khoa học Biology Trace Element Research uống phụ trợ magnesium làm giảm tiến trình loảng xương rất nhiều chỉ sau 30 ngày. Khi uống magnesium, chúng ta cũng nên uống them vitamin D3 và vitamin K để tăng tỉ trọng xương một cách tự nhiên. (Aydin et al, 2010).
10. Gây viêm (Healthline, 1, n.d)
Thiếu magnesium thường đi đôi với viêm mãn tính, một trong những yếu tố đưa đến lão hoá, mập phì và bịnh mãn tính (Neilsen, 2014; Neilsen, 2010). Sử dụng phụ trợ magnesium hoăc thức ăn chứa nhiều magnesium như cá nhiều mỡ và sô cô la đen có thể giúp giảm viêm mãn tính và những bịnh liên hệ. (Neilsen, Johnson & Zeng, 2010).
11. Đau kinh nguyệt (Healthline, 1, n.d)
Rất nhiều phụ nữ trong tuổi sinh con trước ngày có kinhthường bị phù, chuột rút vùng bụng, mệt mỏi và dễ bực tức. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy magnesium có tác dụng giảm những triệu chứng này cho những phụ nữ đó (Facchinetti et al, 1991).
Liều lượng cần thiết và nguồn magnesium (Healthline, 1, n.d)
Magnesium tuyệt đối thiết yếu để có sức khoẻ tốt. Các cơ quan Y tế thế giới đề nghị đàn ông cần 400-420 mg mỗi ngày và phụ nữ cần 310-320 mg mỗi ngày.
Thức ăn giàu magnesium nhất (theo thứ tự ): (49):
- Rau cải củ (chard)
- Sô cô la đen (70–85% cocoa)
- Đâu đen (black bean)
- Hạt ki noa (quinoa)
- Hạt hạnh nhân (almond)
- Hạt điều (cashew nut)
- Cá thu (mackerel)
- Trái bơ (Avocado)
- Cá hồi
- Hạt bí đỏ (Pumpkin seeds)
- Rau dền, rau bina luộc (Spinach, boiled)
Dầu dừa dùng để sửa soạn thức ăn mỗi ngày kể cả chiên xào có thể gúp tăng khả năng hấp thụ magnesium và chất dinh dưỡng khác trong thức ăn. Xin xem các bài viết vê dầu dừa
Phụ trợ magnesium:
Magnesium phu trợ dưới hình thứcmagnesium citrate, glycinate, orotate and carbonate có độ hấp thụ cao. Tuy nhiên khi hệ tiêu hoá không tốt, mức hấp thụ cũng không đạt tiêu chuẩn. Trong trường hợp đó, magnesium chloride trong dạng dầu và kem dùng trên da tốt hơn và nó hấp thụ qua da rất nhanh. Nhất là dùng cho bịnh mất ngủ, nhức đầu, đau kinh nguyệt, loảng xương, chuột rút, đau cơ bắp, đau khớp… Good Health Magnesium Cream và dầu NTS MagSorb được người tiêu dung khen rất công hiệu.
Xin Lưu ý:
Nếu quý bạn đang uống thuốc tây trị bịnh thì nên hỏi ý bác sĩ trước khi mua và dùng phụ trợ magnesium vì nó có thể phản ứng không an toàn với thuốc tây tăng tiểu tiện (diuretics), thuốc tim mạch và thuốc kháng sinh.
Tham khảo
Abbasi B, Kimiagar M, Sadeghniiat K, Shirazi MM, Hedayati M, Rashidkhani B. (2012) The effect of magnesium supplementation on primary insomnia in elderly: A double-blind placebo- controlled clinical trial. J Res Med Sci. 2012 Dec;17(12):1161-9. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23853635
Axe, J. (2017) 9 Signs You Have Magnesium Deficiency and How to Treat It. https://draxe.com/9-signs-magnesium-deficiency/
Aydin H, Deyneli O, Yavuz D, Gözü H, Mutlu N, Kaygusuz I, Akalin S. (2010) Short-term oral magnesium supplementation suppresses bone turnover in postmenopausal osteoporotic women.Biol Trace Elem Res. 2010 Feb;133(2):136-43. doi: 10.1007/s12011-009-8416-8 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19488681
Barragán-Rodríguez L., Rodríguez-Morán M., Guerrero-Romero F. (2008) Efficacy and safety of oral magnesium supplementation in the treatment of depression in the elderly with type 2 diabetes: a randomized, equivalent trial. [Abstract] Magnes Res. 2008 Dec;21(4):218-23. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19271419
Cox IM, Campbell MJ, Dowson D (1991) Red blood cell magnesium and chronic fatigue syndrome. The Lancet, MARCH 30, 1991. https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PII0140-6736(91)91371-Z/fulltext
de Baaij JH, Hoenderop JG, Bindels RJ. (2015) Magnesium in man: implications for health and disease. Physiol Rev. 2015 Jan;95(1):1-46. doi: 10.1152/physrev.00012.2014.
Eby GA, Eby K (2006) Rapid recovery from major depression using magnesium treatment [Abstract]. Med Hypotheses. 2006;67(2):362-70. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16542786
Facchinetti F, Borella P, Sances G, Fioroni L, Nappi RE, Genazzani AR (1991). Oral magnesium successfully relieves premenstrual mood changes. [Abstract]. Obstet Gynecol. 1991 Aug;78(2):177-81. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2067759
Healthline (1, n.d.). 10 Evidence-Based Health Benefits of Magnesium. https://www.healthline.com/nutrition/10-proven-magnesium-benefits#section11
Healthline (2, n.d.) Niacin and Depression. https://www.healthline.com/health/niacin-for-depression#causes
Martin, L. J. (2017), MD, Magnesium Blood test. https://medlineplus.gov/ency/article/003487.htm
Nielsen FH (2010) Magnesium, inflammation, and obesity in chronic disease [Abstract]. Effects of Nutr Rev. 2010 Jun;68(6):333-40. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20536778
Nielsen FH (2014) Magnesium depletion on inflammation in chronic disease. Curr Opin Clin Nutr Metab Care. 2014 Nov;17(6):525-30. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25023192
Nielsen FH, Johnson LK, Zeng H. (2010) Magnesium supplementation improves indicators of low magnesium status and inflammatory stress in adults older than 51 years with poor quality sleep. Magnes Res. 2010 Dec;23(4):158-68. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21199787
Sartori S.B., Whittle N., Hetzenauer A. and Singewald N. (2012) Magnesium deficiency induces anxiety and HPA axis dysregulation: Modulation by therapeutic drug treatment . Neuropharmacology. 2012 Jan; 62(1): 304–312. doi: 10.1016/j.neuropharm.2011.07.027
Ware, M. (2017) Why do we need magnesium? MedicalNewsToday. https://www.medicalnewstoday.com/articles/286839.php
Nhận xét
Đăng nhận xét