Bịnh lo lắng vì khủng hoảng tâm lý, tình cảm, tinh thần
Khủng hoảng là tình trạng thay đổi quá đột ngột, và quá lớn chúng ta phải đối diện. Không thấy được cách giải quyết và lối thoát - đưa đến tâm trạng tuyệt vọng, hoặc chán đời, hoặc lo lắng không ngừng, lo nghĩ lung tung hoặc trầm cảm.
Chúng ta có thể bị khủng hoảng vì mất việc lên tiếp, vì đổ vở tình cảm, vì đổ vở gia đình, vì bị tai nạn, vì mất mất hàng loạt người thân liên tiếp, vì thất bại làm ăn, vì bị chèn ép quá mức, vì bị áp bức, cưỡng bức quá mức mà không thấy lối thoát.
Tình trạng khủng hoảng như trên không có ảnh hưởng và tác động giống nhau trên mọi người. Người nào sớm chấp nhận những gì xãy ra với niềm tin và hy vọng sẽ sớm tránh khỏi bịnh lo lắng.
Những yếu tố ảnh hưỡng
Sức khoẻ toàn diện của mỗi người chúng ta không phải chỉ có phần thể lực mà còn phần tâm trí và tâm linh. Niềm tin và tâm trí đóng vai trò quan trọng trong cách chúng ta đối đầu với nghịch cảnh, khủng hoảng.
Theo Giáo sư Kenneth Pargament tại Đại học Bowling Green State, nếu người nào tin Thượng đế Tạo hoá là nguồn yêu thương, nhân từ khoan dung thì tâm tư vui thoả (vì họ không phải sợ hãi, lo lắng). Trái lại người nào tin rằng Thượng đế Tạo hoá hay là thờ một Thần có bản chất ngăm đe, trừng phạt hay không thể nương cậy thì niềm tin này gây bất an và lo sợ nên có ảnh hưởng xấu trên sức khoẻ thể lực cũng như tâm linh người đó (Smith, 2017).
Theo TS Harold Koenig, Giám đốc Trung Tâm Tâm Linh, Thần học và Sức khoẻ tại Trung Tâm Y khoa Đại học Duke, thì một trong những lý do tại sao những người có niềm tin lành mạnh dễ dàng đối phó những căng thẳng và nghịch cảnh hơn người khác vì niềm tin đó cho họ thấy mục đích và ý nghĩa của cuộc sống kể cả lúc nghịch cảnh xãy ra cho họ. (Smith, 2017).
Sự lo lắng sẽ không kéo dài khi có một niềm tin mạnh mẽ rằng cuộc đời luôn luôn biến đổi; lúc thịnh lúc suy; bất lợi qua đi thì thuận lợi sẽ đến; hoạn nạn, nghịch cảnh, thất bại là cơ hội rèn luyện; sống trong hiện tại quan trọng hơn quá khứ và tương lai.
Sự lo lắng sẽ nhanh chóng lùi bước trước niềm tin rằng sự bình an hạnh phúc thật sự không đến từ giàu có , danh tiếng, quyền lực mà đến từ lối sống thể hiện tình thương vô điều kiện.
Ngược lại sự lo lắng có thể sẽ hành hạ những người nghèo tin thờ Thần linh đòi hỏi cúng kiến , những người thấy mình thiếu công đức cũng như những người bị dày vò vì thấy mình sống chưa vừa lòng Thần của mình và những người quan trọng trong đời mình.
Thay đổi niềm tin không phải là chuyện dễ vì niềm tin thường được tạo nên trong tiềm thức lúc chúng ta còn thơ (từ 1 đến 6 tuối). Khi lớn lên tiềm thức kiểm soát 95% phản ứng trong cuộc sống (Lipton, 2009).
Tuy nhiên khi chúng ta quyết định không thể bám víu vào niềm tin cố hữu hoặc sức mình nữa, chúng ta có thể tìm được một niềm tin lành mạnh, một nguồn hy vọng mới để thay thế khi hết lòng tìm kiếm. Một chuyên gia tư vấn tâm linh có thể giúp, một người bạn có cuộc sống bình an vui thoả có thể giúp, một lời cầu nguyện chân thành lên Đấng Tạo hoá (ông Trời) có thể giúp theo kinh nghiệm của nhiêu người.
Liệu pháp tự nhiên:
Kinh nghiệm của những người thoát khỏi chứng lo lắng vì khủng hoảng cho thấy những việc làm sau đây có công hiệu giúp họ:
- Cầu nguyện với Đấng Tạo hoá tối cao (hay ông Trời, Thượng đế, Đúc Chúa Trời). Ngay cả trong trường hợp chưa hề tin là có ông Trời, một lời cầu nguyện như “ Nếu có Ông Trời hằng hữu (hay Thượng đế Tạo hoá) xin cho con lòng bình an hết lo lắng”. Kết quả sẽ không ngờ được như chuyện Cô Judith Halim sẽ tóm tắt dưới đây, hoặc kinh nghiệm của ông Nguyễn duy Thắng khi ông kêu lên: Nếu Chúa có thật xin ban cho con sự bình an. (https://vuongquocducchuatroi.net/chuyen-bay-gio-moi-ke/2/#ftoc-heading-8).
Những người đã tin có Ông Trời hằng hữu có thể ghi nhớ những câu Chúa Giê su khuyên dạy:
“ Đừng lo lắng mà nói rằng, “ Chúng ta sẽ ăn gì, hoặc uống gì hoặc sẽ mặc gì. Cha các ngươi trên trời đã biết các ngươi cần những điều đó rồi. Nhưng trước hết hãy tìm kiến vương quốc tình thương của Ngài để các ngươi sẽ được ban thêm mọi điều ấy.” (Mathio 6:31-33). Và: “ Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến với Ta, Ta sẽ cho các ngươi được bình an yên nghỉ” (Mathio 11:28).
- Tạ ơn: Mỗi tối nói lên và viết ra ít nhất 10 điều xãy ra trong ngày mà mình thấy đáng tạ ơn Trời gồm cả như việc nhỏ như mình còn sống, còn chổ trú thân, có người thân yêu, con cái, chồng vợ bên cạnh… có thức ăn, có phương tiện đi lại, có láng giềng tốt…
- Sinh hoạt thể lực, như đi bộ, chơi thể thao… mỗi ngày.
- Chia sẻ tâm trạng với người thân và chuyên gia có lòng hổ trợ mình.
- Tham gia làm việc giúp đở người khác…
- Tỉnh tâm, để thì giờ tập thở sâu bằng bụng…
- Hát, chơi nhạc và nghe những bài hát bài nhạc vui vè, cảm tạ…
- Bồi dưỡng vi sinh và dinh dưỡng để bù lại mất mát dinh dưỡng và vi sinh tốt do chứng lo lắng gây ra.(xin xem bài lo lắng vì thuốc tây)
- Hoà mình với thiên nhiên, thưởng thức cảnh đẹp, vườn tược.
Học kinh nghiệm người khác
Nếu chúng ta lên google tìm “ testimonies free of anxiety” chúng ta sẽ tìm thấy kinh nghiệm của những người nhờ làm những việc trên mà thoát được chứng lo lắng quá mức.
Một trong những lời chứng thích thú là của cô Judith Halim.
Cô sinh ra ở Indonesia, gốc người Phúc kiến. Năm 1995 cô từ Indonesia theo chồng người Singapore sang Singapore sanh con khi mới 21 tuổi. Một tháng sau cô rơi vào tình trạng tuyệt vọng lo lắng vì con mới sinh ra có tim bị 3 lỗ hổng rồi bị chồng bỏ. Không có bà con ở Singapore, không biết tiếng Anh, không còn tiền bạc.. cô thấy chỉ ôm con nhảy lầu tự tử là giải pháp duy nhất.
Một nhân viên bán bảo hiểm người Phúc kiến gọi mời cô mua bảo hiểm, cô từ chối. Anh ta lại mời cô đi nhà thờ và ở đó cô tin nhận Chúa Giê su . Cô nhận được sự bình an mà cô nói chưa bao giờ có. Cô hết lo lắng, hết tuyệt vọng, hết lo lắng, hết muốn tự tử.
Một cuộc sống mới bắt đầu. Từ công việc nhân viên bảo vệ ở một hãng có nhiều công nhân từ Indonesia, cô từ từ được hãng cho học tiếng Anh, rồi học văn phòng và cao hơn nữa. Trong vòng 10 năm cô được thăng lên tới chức Tổng Điều hành (Managing Director), và con gái cô hoàn toàn lành bịnh nhờ đức tin và cầu nguyện. Sau đó cô đi ra kinh doanh riêng thành một doanh gia thành công dùng một phần tiền lời giúp đở người nghèo, chăm sóc người goá bụa và trẻ mồ côi.
(Xin xem video tự thuật của Judith ở : https://www.youtube.com/watch?v=RW7TwRNnWR8 )
Xin cảm ơn quý bạn đã đọc . Xin giúp phổ biến nếu thấy ích lợi.
Xin lưu ý:
Bài viết này chỉ có mục đích thông tin chứ không thay thế chỉ dẫn của bác sĩ.
Tham khảo
Gaby, A. (2017) Nutritional Medicine, Second Edition. Fritz Perlberg Publishing Concord.
Gropper, S. & Smith, J.L. (2013). Advanced Nutrition and Human Metabolism. 6th Edition. International Edition.Wadsworth, Cengage Learning.
Kubala, J. (2020) Magnesium for Anxiety: Is it effective? https://www.healthline.com/health/magnesium-anxiety
Lipton, B., The Biology of Belief, Fall 2009. (San Francisco State University: SFSU Speaker. https://www.sfsu.edu/~holistic/documents/biology(2)-1.pdf
Messaoudi, M. et al (2011). Beneficial psychological effects of a probiotic formulation (Lactobacillus helveticus R0052 and Bifidobacterium longum R0175) in healthy human volunteers. Gut Microbes, Voume 2, 2011 – Issue 4. https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.4161/gmic.2.4.16108
Smith, R. S. (2017) How do Religious Beliefs Affect Our Health and Well-being? Couple Family Clinic. https://coupleandfamilyclinic.com/how-do-religious-beliefs-affect-our-health-and-well-being/
Steward et al (2019). Review of the Effect of Religion on Anxiety. Journal or Depression and Anxiety. DOI: 10.23937/2643-4059/1710016. Pub Date: November 04, 2019
https://clinmedjournals.org/articles/ijda/international-journal-of-depression-and-anxiety-ijda-2-016.php?jid=ijda
Nhận xét
Đăng nhận xét