Cách căng giãn giúp cơ thể tự chữa bịnh
Theo Đông y, cơ thể con người đựợc Tạo hoá ban cho một hệ thống tự chữa lành hoàn hảo gồm một mạng kinh mạch làm cho khí huyết luân lưu khắp cơ thể để nuôi dưỡng, giải độc và điều hợp hoạt động của tất cả các cơ phận trong người. Khi kinh mạch bị bế tắc thì một số cơ phận bị thiếu huyết khí, thừa độc tố gây ra đau nhức và rối loạn ở đó. Căng giãn và vỗ đập dọc theo kinh mạch làm thư giãn cơ bắp và khai thông kinh mạch nên giảm trừ đau nhức, kích hoạt cơ thể tự chữa lành bịnh tật.
Căng giãn (lajin) là động tác thể dục đơn giản và hữu hiệu làm căng giãn những dây gân và dây chằng nối xương cốt với các cơ phận trong cơ thể. Nó giúp giữ xương cốt nằm đúng chổ, làm cho gân mềm dẽo, đã thông bế tắc kinh mạch và làm cho khí huyết luân lưu hữu hiệu. (Hongchi Xiao, 2017).
Nếu không duy trì những sinh hoạt giúp cho gân và dây chằng căng giãn, dây gân và dây chằng có khuynh hướng mất tính mềm dẽo và co rút lại theo thời gian, làm bế tắc kinh mạch và gây nên nhiều bịnh tật. Vi vậy, cần phải giữ cho dây gân / dây chằng mềm dẽo để bảo vệ sức khoẻ.
Khi dây gân và dây chằng cứng đi và co lại thì không phải chỉ làm cho cơ thể khó khăn cử động mà còn làm suy yếu tất cả nội tạng. Theo các chuyên gia kinh mạch, các dây gân chính chạy dọc theo 12 kinh mạch nên các dây gân này khi co lại và mất mềm dẽo sẽ gây bế tắc kinh mạch dẫn đến bịnh tật, không phải chỉ ở một vài chổ mà toàn cơ thể. Căng giãn vì thế giúp chữa lành triệu chứng đau nhức và bịnh tật.
Thực hành tư thế căng giãn song song với động tác vỗ đập sẽ tăng công hiệu phòng chống bệnh nhiều hơn là chỉ một động tác ( Hongchi Xiao kết hợp 2 động tác thành "vỗ đâp căng giãn Liệu Pháp" Paidalajin).
Ban đầu tôi không tin là động tác căng giãn có công hiệu đáng kể. Nhưng sau khi thử nghiệm thế căng giãn nằm tôi thấy nó giúp tôi ổn định được huyết áp và nhịp tim một cách nhanh chóng trong khi động tác vỗ đập riêng rẽ, thuốc tây và dược thảo thất bại.
Động tác hay tư thế căng giãn thường gây đau dọc theo dây gân và xung quanh dây chằng gần khớp. Vì vậy chúng ta thường khó thể thực hiện được đúng tư thế căng giãn ngay lần đầu tiên. Tốt nhất là cứ từ từ tăng thời gian và mức độ căng giãn mỗi ngày, cuối cùng sẽ thực hiện đúng tư thế.
Căng giãn liệu pháp này khác biệt những động tác căng giãn mà các vận động viên thường làm trước khi chơi thể thao hay tranh tài. Liệu pháp căng giãn đòi hỏi người thực hiện giữ nguyên tư thế căng giãn ít nhất 5 phút lúc mới tập rồi tăng dần lên 10 phút và có thể lâu đến 40 phút . Lý do là càng lâu dây gân càng giãn thật sự chứ không phải chỉ giãn năm mười giây rồi co lại như cách căng giãn của các vận đông viên. Chỉ căng giãn năm mười giây hay một phút dầu lập lại nhiều lần cũng không giúp dây gân và dây chằng căng giãn dài ra đủ để giãi toả bế tắc kinh mạch dọc theo dây gân đó. Vì vậy then chốt của liêu pháp căng giãn là duy trì vị thế căng giãn càng lâu càng tốt từ 5 phút đến tối đa 40 phút.
Theo Đông y, dây gân chính chạy từ đỉnh đầu xuống lưng, thắt lưng, qua đùi, xuống bắp chân, gót chân và chấm dứt ở giữa lòng bàn chân. Động tác căng giãn Dây Gân chính rất có công hiệu khai thông hầu hết kinh mạch, nhất là Tâm kinh, Kinh Tâm Bào (Pericardium), Kinh Gan, Kinh Tỳ, Kinh Vị, Kinh thận, Kinh bàng quang và kích động hệ tự chữa lành của cơ thể.
Các thế căng giãn sau đây có thể giúp phục hồi cơ chế chuyển hoá dinh dưỡng lành mạnh kể cả đường và mỡ, cho nên có thể chữa trị đau nhức, các rối loạn trong cơ thể. và nhiều bịnh tật mà Tây y không trị được , kể cả .bịnh mất trí nhớ Alzheimer's, Parkinson's, đau thần kinh toạ, bịnh gút, tiểu đường, tim mạch và mập phì.
1. Tư thế nằm số 1.Tốt nhất là dùng ghế dài căng giãn chuyên dùng (lajin bench)
Có thể mua ghế căng giãn có sắn hoặc tự chế tạo theo kích thước trong hình
- Giảm đau đầu, đau cổ, đau lưng, đau thắt lưng, đau mông, đau chân, đau đầu gối, đau bàn chân, gan, bao tử, túi mật, đau kinh nguyệt, đau thần kinh toạ, đau gút
• Cải thiện triệu chứng bịnh lâu năm và nguy kịch như tiểu đường, cao huyết áp, bịnh tim, viêm tiền liệt tuyến, bịnh da, gan, thận, bao tử, trĩ, bón lâu năm, hậu chứng đột quỵ, rối loạn bàng quang/ đường tiểu v.v..
• Làm thẳng lưng khòm
• Giải độc và cải thiện chức năng miễn nhiễm cùng chức năng tính dục.
• Giúp giảm cân lượng, giảm nếp nhăn và làm ngưng rụng tóc.
• Phục hồi chuyễn hoá lành mạnh chất đường (glucose) và
- Cải thiện tiểu đường cà hai loại 1 và 2
- Giảm đau thắt lưng , đau vùng xương cụt nếu vẫn còn đau sau khi dùng thế nằm số 1.
- Tăng cường chức năng của gan, lá lách và thận
- Giảm đau thắt lưng , đau vùng xương cụt nếu vẫn còn đau sau khi dùng thế nằm số 1.
- Tăng cường chức năng của gan, lá lách và thận
5. Tư thế 5. Thế căng giãn đứng
Đứng dưới một khung cửa. Giơ 2 tay lên cầm hai bên khung cửa. Giãn tay thẳng tối đa. Bước một chân lên phía trước cho đầu gối co lại và lùi chân kia về phía sau duỗi thẳng tối đa. Giữ thân trên song song với khung cửa. Giữ cổ thẳng. đứng. Duy trì thế này từ 3 đến 8 phút rồi đổi chân.
Lợi ích:
Đặt 1 chân dọc theo chiều dài ghế xô pha hay ghế dài. Chân kia quỳ xuống. Giơ 2 tay lên và khoá chặt nhau. Hay tay giữ thẳng và sát tai. Ngồi từ 3 đến 10 phút rồi đổi chân.
8. Tư thế đứng trên bàn đạp dốc
Chân dứng trên 1 tấm ván dốc với độ dốc từ nhỏ (20-25 độ) đến lớn (30-35 độ). Cố gắng đứng 10 - 60 phút , thẳng người, hai tay dơ cao trên đầu, hoặc sau lưng hay thả lỏng hai bên người.
(Ở vài nước như Mã lai có bán loại ván này, không có thì có thể theo hình tự đóng hoặc nhở người đóng tấm ván có thể xếp lại và thay đổi độ dốc)
Lợi ích:
Giúp vét sạch nhiều kinh mạch và huyệt trên chân và bắp chuối (hai bộ phận không được căng giãn đủ với các tư thế khác) Vì vậy tư thế này giúp giảm đau chân, đau bàn chân, đau eo lưng và các triệu chứng bịnh kinh niên như tiểu đường, cao huyết áp, đau tim, rối loạn tiến liêt tuyến (prostate disorders), suy thận, suy gan, đột quỵ...
Xin lưu ý: Bài viết này chỉ có mục đích chia sẻ thông tin chứ không thay thế chỉ dẫn của bác sĩ.
Tham khảo: Hongchi Xiao, Paidalajin Self-healing
Nhận xét
Đăng nhận xét