Liệu pháp căng giãn gân cốt

Theo Đông y, con người đựợc Đấng Tạo hoá ban cho cơ thể  một hệ thống tự chữa lành hoàn hảo gồm một mạng kinh mạch làm cho khí huyết luân lưu khắp cơ thể để nuôi dưỡng, giải độc và điều hợp hoạt động của tất cả các cơ phận trong người. Khi kinh mạch bị bế tắc thì một số cơ phận bị thiếu huyết khí, thừa độc tố gây ra đau nhức và rối loạn ở đó. Căng giãn và vỗ đập dọc theo kinh mạch làm thư giản cơ bắp và khai thông kinh mạch nên giảm trừ đau nhức, kích hoạt cơ thể tự chữa lành bịnh tật. 

Căng giãn (lajin) là động tác thể dục đơn giản và hữu hiệu làm căng giãn những dây gân và dây chằng nối xương cốt với các cơ phận trong cơ thể. Nó giúp giữ xương cốt nằm đúng chổ, làm cho gân mềm dẽo, đã thông bế tắc kinh mạch và làm cho khí huyết luân lưu hữu hiệu. (Hongchi Xiao, 2017).

Nếu không duy trì những sinh hoạt giúp cho gân và dây chằng căng giãn, dây gân và dây chằng có khuynh hướng trở nên hết mềm dẽo và co rút lại theo thời  gian, làm bế tắc kinh mạch và gây nên nhiều bịnh tật. Vi vậy, cần phải giữ cho dây gân / dây chằng mềm dẽo để bảo vệ sức khoẻ.

Khi dây gân và dây chằng cứng đi và co lại thì không phải chỉ làm cho cơ thể khó khăn cử động mà còn làm suy yếu tất cả nội tạng. Theo các chuyên gia kinh mạch, 12 dây gân chính chạy dọc theo 12 kinh mạch nên 12 dây gân này khi co lại và hết mềm dẽo sẽ gây bế tắc kinh mạch dẫn đến bịnh tật, không phải chỉ ở một vài chổ mà toàn cơ thể. Căng giãn vì thế giúp chữa lành triệu chứng đau nhức  và bịnh tật.

Thực hành tư thế căng giãn song song với động tác vỗ đập sẽ tăng công hiệu phòng chống bệnh nhiều hơn là chỉ một động tác ( Hongchi Xiao kết hợp 2 động tác thành "vỗ đâp căng giãn Liệu Pháp" Paidalajin). 

Ban đầu tôi không tin là động tác căng giãn có công hiệu đáng kể. Nhưng sau khi thử nghiệm thế căng giãn nằm tôi thấy nó giúp tôi ổn định được huyết áp và nhịp tim một cách nhanh chóng trong khi động tác vỗ đập riêng rẽ, thuốc tây và dược thảo thất bại.  

Động tác hay tư thế căng giãn thường gây đau dọc theo dây gân và xung quanh dây chằng gần khớp. Vì vậy chúng ta thường khó thể thực hiện được đúng tư thế căng giãn ngay lần đầu tiên. Tốt nhất là cứ từ từ tăng thời gian và mức độ căng giãn mỗi ngày, cuối cùng sẽ thực hiện đúng tư thế.

Căng giãn liệu pháp này khác biệt những động tác căng giãn mà các vận động viên thường làm trước khi chơi thể thao hay tranh tài. Liệu pháp căng giãn đòi hỏi người thực hiện giữ nguyên tư thế căng giãn ít nhất 5 phút lúc mới tập rồi tăng dần lên 10 phút và có thể lâu đến 40 phút . Lý do là càng lâu dây gân càng giãn thật sự chứ không phải chỉ giãn năm mười giây rồi co lại như cách căng giãn của các vận đông viên. Chỉ căng giãn năm mười giây hay một phút dầu lập lại nhiều lần cũng không giúp dây gân và dây chằng căng giãn dài ra đủ để giãi toả bế tắc kinh mạch dọc theo dây gân đó. Vì vậy then chốt của liêu pháp căng giãn là duy trì vị thế căng giãn càng lâu càng tốt từ 5 phút đến tối đa 40 phút. 

Bảy tư thế căng giãn thường dùng là: nằm (hình 1), chồm hổm (hình 2), đứng với bàn chân dốc lên (hình 3), Căng giãn thẳng người (hình 4), tư thế chữ Y (hình 50, Căng giãn cổ (hình 6), và căng giãn khi ngủ (Hình 7).

A. Tư thế căng giãn nằm (Hình 1).

Tư thế này an toàn và tổng quát nhất. Nó căng giãn hầu hết dây gân va dây chằng trong cơ thể. ì vậy có tác dụng giúp khai thông tất cả các kinh mạch, mặc dầu ờ các mức độ khác nhau.

Tư thế tiêu chuẩn là nằm trên 1 ghế dài chuyên dùng cho liệu pháp căng giãn, (một đầu có cột đứng để gát 1 chân lên, trên cột có dây velcro giữ chân này thẳng đầu gối và sát vào cột, đồng thời có bao cát nặng 3-5 kí dùng để cột vào chân kia để giữ bàn chân chạm sàn nhà.)

Không có ghế dài đặc biệt này thì có thể  tạm thời dùng 2 ghế dựa kê sát vào nhau tạo góc thẳng góc với một khung cửa hay góc tường như hình thứ nhì dưới đây. Một chân gát lên tường thẳng góc với mặt ngang, một chân bỏ xuống sàn. Thay vì dùng bao cát để giữ bàn chân dưới thấp này chạm sàn, chúng ta có thể dùng một sợi dây cột thành một vòng nhỏ, một đầu xỏ vào chân ghế một đầu xỏ vào chân này.


Nguồn: Paidalajin self-healing.

Lợi ích của tư thế căng giãn nằm:

1. Giúp khai thông tất cả kinh mạch, đặc biệt Kinh Tâm, Kinh Tam Tiêu, Kinh Can, Kinh Thận, Kinh Tỳ, Kinh Đởm và kinh Bàng Quang. Kết quả là giúp giải độc, chữa bịnh liên hệ và cải thiện chức năng miễn nhiễm và sinh dục.

2. Triệu chứng đau nhức được giải toả ngay như đau nhức ở đầu, cổ, lưng, eo lưng, mông, chân, đầu gối, bàn chân, gan, bao tử, túi mật, đau kinh nguyệt...

3. Cải thiện đáng kể những bịnh mãn tính trầm trọng kể cả tiểu đường, cao huyết áp, bịnh tim, viêm tiền liệt tuyến, bịnh da, bịnh gan, suy thận, rối loạn bao tử, bịnh trĩ, bón, hậu chứng đột quỵ (stroke sequelae) vân vân...

4. Giúp làm cao người ( nếu còn trẻ), giảm cân giảm phì, tăng sắc đẹp, giảm vết nhăn, nâng ngực sệ và trừ mụn trứng cá. Người già được nhiều lợi nhất vì phần lớn người già bị co gân và khòm lưng.

Nếu chỉ có thì giờ tậm một thế căng giãn thì thực hành thế căng giãn này mỗi ngày ít nhất 15 phút mỗi chân thì cơ thể sẽ dần dần loại trừ hết các chứng đau nhức và bịnh kinh niên.

ii. Tư thế chổm hổm (ngồi xổm)

Đơn giản: ngồi chồm hổm trên sàn từ 5 đến 40 phút (xem hình 2). Nếu không quen thì  có thể bắt đầu tập ngồi với 2 chân xa ra. Quen rồi thì từ từ kéo hai chân lại gần nhau. Tốt nhất là ngồi càng thấp càng tốt, hai chân sát vào nhau, đầu cúi xuống, hai tay ôm đầu gối. 

Lợi ích của tư thế chồm hổm:

Tư thế ngồi xổm căng giãn nhiều nhất là gót chân, mắt cá, bắp chân, đấu gối, mông và eo và giúp xoa bóp nội tạng. Tư thế này giúp khai thông các kinh mạch đi ngang qua chân  cẳng như kinh Can, Kinh Tỳ, Kinh Vị, Kinh Đởm, Kinh Thận và Kinh Bàng Quang. Tư thế này có lợi ích như sau:

1. Kích thích tiêu hoá và giúp đi tiêu dễ dàng. Tăng luân lưu khí huyết và khai thông tất cả kinh mạch chính.

2. Cải thiện hầu hết các bịnh thường gặp như trĩ, viêm /thấp khớp, tiểu đường, cao huyết áp, bón, viêm dạ dày/ruột, đau tim, rối loạn tiền liêt tuyến, bịnh phụ sãn, đau thắt lưng, đau chân..

3. Giúp những người yếu dai sức hơn.

C. Tư thế đứng trên ván dốc lên (Hình 3)

Chân dứng trên1 tấm ván dốc với độ dốc từ nhỏ  (20-25 độ) đến lớn (30-35 độ). Cố gắng đứng 10 - 60 phút , thẳng người, hai tay dơ cao trên đầu, hoặc sau lưng hay thả lỏng hai bên người.

(Ở vài nước như Mã lai có bán loại ván này, không có thì có thể theo hình tự đóng hoặc nhở người đóng tấm ván có thể xếp lại và thay đổi độ dốc)

Lợi ích:

Giúp vét sạch nhiều kinh mạch và huyệt trên chân và bắp chuối (hai bộ phận không được căng giãn đủ với các tư thế khác) Vì vậy tư thế này giúp giảm đau chân, đau bàn chân, đau eo lưng và các triệu chứng bịnh kinh niên như tiểu đường, cao huyết áp, đau tim, rối loạn tiến liêt tuyến (prostate disorders), suy thận, suy gan, đột quỵ...

D. Căng giãn với thế đứng (Hình 4)

Đứng giữa 1 khung cửa thích hợp, dơ tay lên cầm hai cạnh khung cửa và căng giãn tối đa hai  cánh tay. Một chân bước tới phía trước, duỗi chân kia ra phía sau càng xa càng tốt. Gót chân sau phải tựa lên sàn. Giữ thân mình thẳng đứng song song với khung cửa, đầu thẳng lên và mắt nhìn thẳng tới trước. Đứng như vậy 5-8 phút rồi đổi chân.

Lợi ích:

Tác dụng trên những kinh mạch đi ngang xung quanh vai, lưng và chân, giúp triệu chứng đau cổ, vai cứng (frozen shoulder), đau lưng, đau tuyến vú, cường giáp (hyperthyroidism). Nó cũng giúp căng giãn kinh Bàng quang cải thiện vấn đề tiểu tiện. 



E. Căng giãn theo tư thế chữ Y (Hình 5)

Nên thực hiện tư thế này nếu lưng và vùng xương cụt vẫn còn đau sau khi căng giãn với tư thế nằm.

Lợi ích:

Giúp vét sạch rất hữu hiệu kinh Can, Kinh Tỳ và kinh Thận dọc theo mặt trong chân đùi nên có công hiệu nâng cao chức năng của gan, tỳ và thận.

F. Căng giãn cổ (hình 6)

Tư thế này có thể thực hiện nằm trên giường, hoặc trên ghế dựa hoặc trên ghế dài. Quan  trọng là đưa đầu, cổ và phần lưng trên ra ngoài cạnh giường và đầu ghế để cho chúng thòng xuống cách tự nhiên. Duỗi tay ra sau càng xa càng tốt. Thực hiện tư thế này 5-8 phút.

Lợi ích:

Chủ yếu làm giảm chứng bịnh liên quan đến đốt sống ở cổ, vai, lưng trên, và đốt sống ở ngực, bịnh thuộc 5 giác quan, đặc biệt là đau nhức đầu, chóng mặt, suyễn, viêm mũi, đục thuỷ tinh thể (cataract), mù hay các bịnh mắt khác, gù lưng, cứng cổ, chèn ngực, vai đông cứng, bịnh tuyến giáp trạng, bịnh tim mạch ...

(Những người hay chóng mặt, đau tim mạch, nên thực hiện từ từ tư thế này).

G. Tư thế căng giãn khi ngủ (số 7)  

Nằm giường không nệm 

- có lợi ích là làm thẳng cột sống nếu bi sai trật

- giúp chẩn bịnh hay định vị phần cơ thể có bịnh, vì nằm như vậy thấy đau chổ nào thì  có lẽ sức khoẻ chổ đó có vấn đề.


Lưu ý: 

1. Nếu bạn không thấy đau, tê hay cảm giác sưng bất kể thực hiện tư thế nào và bao lâu đi nữa thì không cần phải tập các tư thế này nữa vì xương bạn nằm đúng chổ, và gân mềm dẽo, huyết khí luân lưu tự nhiên.

2. Tránh căng giãn nơi có gió lạnh, trước quạt máy, máy lạnh. Đổ mồ hôi có ích lợi nên không cần  làm lạnh đi. Mặt y phục che eo và đầu gối để giữ ấm người, nhất là trong phòng có máy lạnh. Nếu không hơi lạnh có thê nhiễm vào thân qua lỗ chân lông, ảnh hưởng đến các khớp và làm bịnh tệ hơn.

3. Những người cao huyết áp, đau tim, gầy yếu, già cả và bịnh nặng nên cẩn thận thực hiện những tư thế căng giãn này một cách từ từ vì cảm giác đau khi tập có thề tăng huyết áp và nhịp tim.

4. Nếu tư thế căng giãn làm cho đau đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh, chèn ngực, chân tay tê hay lạnh, tim đập không đều... thì ngừng tư thế căng giãn một chốc rồi vỗ đập mạnh trên phía trong cùi chỏ và huyệt Nội Quan gần cổ tay. Càng thấy đau khi vỗ đập 2 vùng này thì cứ tiếp tục vỗ đập đến khi hết đau.

Nguồn thông tin: Hongchi Xiao. Paidalajin self-healing (2017). 

Xin lưu ý:

Bài viết này chỉ có mục tiêu thông tin chứ không thay thế chỉ dẫn của bác sĩ.

Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mật ong Manuka, là thứ chúng ta nên có sẵn trong nhà

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng