Liệu pháp Vỗ đập (Paida) giúp cơ thể tự chữa bịnh
Liệu pháp Vỗ đập - (Slapping or Paida)
một phương pháp đơn giản giúp cơ thể tự chữa và phòng bịnh
Vỗ đập cơ thể có công hiệu đả thông kinh mạch y như châm cứu, bấm huyệt, đông y, thái cực quyền, luyện công, đấm bóp, giác hơi, cạo gió và tập yoga.
Nhằm mục đích khai kinh mạch để phục hồi tình trạng thăng bằng âm dương trong cơ thể, vỗ đập là liệu pháp đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất, an toàn, không tốn tiền và ai cũng tự làm được.
Liệu pháp này đã giúp hàng ngàn người chống bịnh rất hữu hiệu từ bệnh đơn giản như cảm lạnh đến phức tạp như ung thư, Alzheimers, Parkinson's. Nguyên tắc cơ bản chống những bệnh nan y kinh niên tận gốc là mỗi ngày vỗ đập nhịp nhàng và mạnh vừa phải trên những vùng có nhiều kinh mạch đi qua như khuỷu tay, bàn tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân / ngón chân và cả đầu ít nhất 3 phút một chổ. Vỗ đập bổ sung trên những vùng khác có thể chanh chóng giảm các triệu chứng bệnh liên hệ đến huyệt đạo trong vùng đó. Dĩ nhiên có trường hợp phải tránh dùng liệu pháp vỗ đập vì lý do an toàn.
Xin quý bạn chịu khó đọc kỹ trước khi áp dụng để nắm vững nguyên lý của liệu pháp này. Vì dầu đơn giản, việc vỗ đập sẽ không có hiệu quả nếu không lâu đủ, quá nhẹ, không đủ những vùng trọng yếu hoặc thiếu nhịp nhàng và không chú tâm. Cũng nên tham khảo những bài trình bày lộ trình các kinh mạch và công dụng của các huyệt đạo phù hợp với triệu chứng bịnh của mình.
Sơ lược liệu pháp vỗ đâp
Theo Hongchi Xiao, người khởi xướng phổ biến liệu pháp vỗ đập từ 2010, liệu pháp vỗ đập dựa trên thuyết âm dương, hệ thống kinh mạch, và nguyên lý "động qua tỉnh" trong Hoàng đế Nội kinh và Đạo Đức Kinh. Mọi tế bào và cơ quan trong cơ thể, cũng giống như mọi vật sống trong vũ trụ đều dao động (vibrate) và phát ra năng lượng sóng. Năng lượng sóng phát ra từ mỗi cơ quan có tần số khác nhau. Thân thể khoẻ mạnh khi các cơ quan dao động phát sóng hoà hợp với nhau như một dàn nhạc giao hưởng. Bịnh tật xảy ra khi có một hay nhiều cơ phận phát ra nốt/nhịp sai. Đấng Tạo hoá cho cơ thể con người có khả năng sữa chữa, điều chỉnh cơ phận hư hỏng đó qua hệ thống kinh mạch. Hệ thống kinh mạch thông thương thì huyết khí được đưa đến khắp cơ thể tuỳ theo nhu cầu mỗi cơ phận và chất nào cần thải trừ sẽ được thải trừ. Nếu kinh mạch bị tắc nghẽn thì thân thể mất khả năng tự chữa bịnh đó.
Vỗ đập, nếu lâu và mạnh đủ sẽ tạo một dạng năng lượng sóng âm thanh, có khả năng giúp đã thông các huyệt đạo tại vùng vỗ đâp và đả thông các kinh mạch đi ngang qua vùng đó.
Khi cạo gió dọc hai bên lưng, chúng ta thấy chỉ khi bị cảm gió thì dọc vùng cạo gió mới nổi đỏ hay nổi bầm. Tương tự, nếu huyệt đạo ở vùng vỗ đâp và kinh mạch liên hệ không bị bế tắc thì không có dấu hiệu gì xãy ra, và chúng ta không thấy đau khi vỗ đập. Ngược lại ở vùng vỗ đập sẽ hiện ra những mảng màu đỏ đậm, tím hay đen, và thấy đau khi vỗ đập. Những mảng màu đậm như bầm đó chứa khí âm và những chất độc gây bế tắc kinh mạch, được năng lượng vỗ đâp giúp tống ra gần da, theo Hongchi Xiao. Hiện tượng này vừa giúp chẩn bịnh vừa giúp chống bịnh. Những vết (giống) bầm này sẽ tự động tan biến sau vài ngày, nhưng cũng có thể tan biến nhanh hơn nếu tiếp tục vỗ đập ở đó.
Từ 1964, nghiên cứu khoa học (Zang, Wang & Fluxe, 2015; Schlebusc, Maric-Oehler & Popp, 2005).) đã xác định
• Hệ thống kinh mạch có thật và có thể dùng kỹ thuật hồng ngoại sinh học (infrared biophotonics) chụp hình lộ trình kinh mạch khi hơ nóng một điểm trên kinh mạch bằng điếu ngải cứu.
• Kinh mạch có sức cản thuỷ lực (hydraulic resistance) thấp hơn vùng xung quanh
• Kinh mạch có trở kháng điện lực (impedance) thấp hơn vùng xung quanh
• Kinh mạch có khả năng truyền âm (sound transmission) cao hơn bình thường.
• Kinh mạch có áp lực chất lỏng xen kẽ tế bào (Interstitial fluid pressure) thấp hơn hai bên kinh mạch làm cho chất lỏng này có khuynh hướng chảy về kinh mạch và luân chuyển theo kinh mạch.
• Kinh mạch có thể bị bế bằng cách tăng áp lực ép trên kinh mạch. Nghĩa là khi bắp thịt xung quanh kinh mạch căng thẳng sẽ làm bế kinh mạch. Vì vậy những liệu pháp như thoa bóp, vỗ đập giúp thư giãn bắp thịt có thể đả thông kinh mạch.
• Khi chất lỏng giữa kẽ hở tế bào (IF) luân lưu mạnh mẽ thì cơ thể có thể thải trừ nhanh chóng a-xit và các chất chuyển hoá (metabolites), tạo cân bằng môi trường nội thân (stasis of milieu interne).
• Khí thuộc "khí huyết" trong thuyết kinh mạch được các khoa hoc gia coi như tương ứng với chất lỏng giữa kẽ hở tế bào - vì các kinh mạch không đi theo mạch máu.
Cách vỗ đâp:
• Dùng cả bàn tay nếu được. Tuy nhiên tuỳ vùng thân thể mà dùng phần tay thích hợp như phần đầu bàn tay, cạnh bàn tay hoặc nắm tay.
• Nhịp nhàng, không nhanh quá, không chậm quá.
• Nặng nhẹ tuỳ theo cảm giác của mình. Không nên mạnh quá làm đau và khó chịu. Cũng không nên nhẹ quá đến nỗi không nghe tiếng và không có cảm giác. Thật ra vỗ đập làm thư giãn bắp thịt và xương khớp nên chúng ta thường có cảm giác dễ chịu khi vỗ đập vừa phải. Tuy nhiên có thể vỗ mạnh hơn mức dễ chịu vì vỗ càng mạnh thì kinh mạch càng mau đả thông và mau hết bịnh.
• Nên vỗ đập ít nhất 3 phút ở cùng một chỗ. Có thể vỗ đập 30 phút một chỗ nếu cần, chẳng hạn như khi vỗ đầu gối trị viêm khớp.
Xin xem chi tiết trong Cẩm Nang Vỗ đập.
• Đầu gối
• Đầu và mặt:
• Bàn chân:
Ưu Điểm của liệu pháp vỗ đâp nhẹ:
Tác dụng rộng: Vỗ đập cả một vùng bằng bàn tay kích thích đả thông được nhiều huyệt đạo và kinh mạch cùng một lúc. Các kinh mạch kết nối với nhau thành một mạng lưới điều khiển hoạt động của toàn cơ thể. Vì vậy thân thể bịnh hoạn phần lớn là do nhiều chứ không phải chỉ một kinh mạch bị bế tắc mạch.
Đơn giản: ai cũng tự vỗ đập được phần lớn những vùng chủ yếu hội tụ kinh mạch trên cơ thể, như đầu, mặt, khuỷ tay, vai, cổ, chân tay, đầu gối, bàn chân, ngực, bụng, đùi... Có hai người thì có thể vỗ về đâp vùng lưng cho nhau.
Không tốn tiền
Không cần dụng cụ
Không cần thuốc men
Thuận tiện cho mọi người. Có thể vỗ đập bất cứ lúc nào trong ngày, nhiều ít tuỳ thì giờ mình có và mạnh nhẹ tuỳ theo sức vỗ và sức chịu đau của mình.
Công hiệu:
Vỗ đập có tác dụng đả thông huyệt đạo và kinh mạch nếu lâu đủ. Tuy nhiên trước khi đạt được mục tiêu đó, vỗ đập cũng làm thư giãn cơ bắp, làm ấm cơ thể, và tăng sinh lực cho cơ thể nhờ giúp máu, bạch huyết và chất lỏng dinh dưỡng trong cơ thể luân chuyển mạnh hơn. Vỗ đập trên đầu có thể làm cho đầu óc minh mẫn, nhẹ nhàng hơn và cải thiện trí nhớ và giúp tóc mọc lại hoặc/và đen lại.
Cháu tôi Natalie, bị động kinh, co giật, cứng lưng, cứng tay chân rất thường trong 14 năm nay. Bắt đầu từ 4 ngày sau khi áp dụng liệu pháp vỗ đập nhẹ, cháu ít khi bị động kinh nữa và những triệu chứng khác giảm đi rất nhiều - tốt nhất từ trước tới giờ .
Trước Nô ên 2017, con rễ tôi, Adam, gọi điện nói là nhờ vỗ đập đầu trong một trận tranh tennis ở Melbourne mà chuyển bại thành thắng và đoạt giải một giải tennis đôi. Số là phía đánh đôi tennis của Adam bị thua 5-2 trong ván quyết định và Adam thấy không hy vọng gở được vì đầu óc mệt mỏi. Nhưng nhớ lại công dụng của liệu pháp vỗ đập mà tôi nói mấy ngày trước, Adam bèn vỗ trên đầu và 2 bên đầu trong thời gian nghỉ (chừng 1 phút 30 giây). Khi trở lại sân thì Adam nói thấy đầu nhẹ hẳn ra và có sức trở lại. Ván đó bên Adam thắng 8-6 và giựt giải đánh đôi của câu lạc bộ.
Những lớp hội thảo thực hành vỗ đập đã được tổ chức trên 60 quốc gia trong 10 năm qua đem lại kết quả rất khả quan. Công hiệu chống bệnh được kiểm chứng khoa học. Chẳng hạn như những người bị tiểu đường, hết bịnh sau 4-7 ngày vỗ đâp đã được kiểm chứng chỉ số đường trước và sau khi dùng liệu pháp này. Xin xem những báo cáo hiệu quả của liệu pháp vỗ đập sau đây:
Giúp một người bị bịnh Parkinson's đi đứng bình thường trở lại: Xem http://paidalajin.com/en/projectView/454 Hội thảo thực hành tại Ấn độ (tháng 5 năm 2015)
Giúp phục hồi sức khoẻ cho người bịnh tiểu đường và cao huyết áp http://paidalajin.com/en/projectView/8ab3bc2c5bbdadc5015cf6b192a70004 (tháng 6 năm 2017 tại Nanjing, China)
http://paidalajin.com/en/projectView/8ab3bc2c5f0b9b9e015f769843820004 ( tháng 11 năm 2017 tại Hongkong)
Giúp chữa trị ung thư tiền liệt tuyến (Prostate Cancer): http://paidalajin.com/en/projectView/695 (tháng 10 năm 2016)
Ngoài ra, theo các bài viết và video chia sẻ của nhiều người trên trang web http://paidalajin.com/en/projectPage, liệu pháp vỗ đập có công dụng giúp họ thành công chống những bịnh sau đây: say sóng, chảy máu cam, sốt, ho, tiêu chảy, buồn nôn, khó ngủ, nhức đầu, trầm cảm, tâm tính bất thường, sình bụng, viêm khớp (đầu gối, mắt cá, tay, vai), đau lưng, cứng vai, phù chân, sưng tỉnh mạch, hoại tử xương (Osteonecrosis), rụng tóc, phì mập, táo bón, cứng khớp, Sởi (rubella), nặng tai hay điếc (hearing impairment), ung thư vú, ung thư phổi giai đoạn cuối, bí tiểu, nhiễm trùng đường tiểu, ung thư phổi, ung thư bàng quang, đột quỵ (stroke), mồ hôi trộm, mờ mắt, Alzheimers (phục hồi trí nhớ và sinh hoạt cho một người 88 tuổi và 1 người 95 tuổi bị Alzheimer's - http://paidalajin.com/en/projectView/391), tim mạch, đau ngực sắp bị suy tim (heart attack) http://paidalajin.com/en/projectView/296
Nhiều người nhờ vỗ đập mà khỏi phải mỗ thay đầu gối và mỗ xương sống.
Nếu đọc hết những bài chia sẻ này thì hầu như liệu pháp vỗ đập có thể giúp phòng chống và giải trừ tất cả mọi thứ bịnh.
Theo Hongchi Xiao thì không có gì là thần bí vì Đấng Tạo hoá đã cho con người có hệ thống kinh mạch điều động cơ thể tự chữa bịnh, tự điều chỉnh rất hoàn hảo. Chỉ vì môi trường sống, thức ăn, thức uống kể cả thuốc men nhân tạo và lối sống tham lam, sân si, tranh giành làm tắt nghẽn hệ thống tự chữa trị này, gây nên bịnh tật. Chỉ cần giúp đả thông các kinh mạch thì cơ thể tự giải toả mọi bịnh tật. Có thể nói là vỗ đập không chữa trị gì cả, nó chỉ tạo điều kiện cho cơ thể tự chữa trị.
Nguyên tắc tự vỗ đập:
Theo thuyết kinh mạch thì Tâm kinh là kinh mạch chủ của hệ thống kinh mạch, có nghĩa là trái tim là quan trọng nhất. Tâm bình an, tâm khoan dung, tâm yêu thương, tâm cởi mở, tâm khiêm nhường, tâm cảm tạ... sẽ giúp thư duỗi các cơ bắp và thần kinh trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi đả thông kinh mạch.
Vì vậy, để cho vỗ đập có hiệu quả, chúng ta cần
Vỗ đâp với cả tấm lòng. Tấm lòng nữa vời hay nghi ngờ có ảnh hưởng bế Tâm kinh, là kinh chủ của cả hệ kinh mạch. Vì thế nếu không vỗ đập với cả tấm lòng thì công hiệu sẽ giảm hoặc mất đi.
Nhắm mắt và im lặng khi vỗ đập để không bị phân tâm và nhũng loạn sóng năng lượng được phát sinh để đả thông kinh mạch.
Hiểu thấu đáo khái niệm tự chữa lành của cơ thể qua hệ kinh mạch
Lòng biết ơn, cảm tạ sẽ tạo môi trường hấp thụ tiếp thu tốt nhất khí huyết và linh lực
Chú ý hơi thở. Thở sâu. Khi hít vào bằng mũi tưởng tượng đang hít vào khí lực, ý tưởng trong sạch, tâm tình khiêm cung, thương yêu. Khi thở ra nhanh bằng miệng, tưởng tương đang thải trừ khí độc, chất độc, ý tưởng xấu, kiêu ngạo, khoe khoang, tham lam, ích kỷ, ganh tị, bực bội, tức giận khỏi cơ thể và tâm hồn.
Nguyên tắc vỗ đập cho nhau hoặc giúp người không tự vỗ đập được
1. Luôn luôn vỗ về với tấm lòng quan tâm chăm sóc, tâm tình tích cực, hy vọng người nhận sớm phục hồi. Không có tấm lòng này thì không có thể gọi là vỗ về được. Vỗ về là một cử chỉ bày tỏ lòng yêu thương giúp cho người nhận bớt đau và được an ủi cho nên chúng ta thấy hành động vỗ về rất có công hiệu an ủi và giảm đau.
2. Cả hai cần thư giãn cả cơ thể, tinh thần và tâm hồn
3. Chú ý đến lời nói, cử đông, ánh mắt, gương mặt của người được vỗ về để biết và hiểu nhu cầu, cảm giác, quan tâm của người nhận.
4. Không nói chuyện trong lúc vỗ về để bảo tồn khí lực cho việc vỗ về (Nhắm mắt là tốt nhất)
5. Luôn luôn bắt đầu vỗ nhẹ nhàng (như vỗ về) trước khi tăng cường độ và đảm bảo người nhận thấy thoải mái chứ không đau đớn.
6. Không bao giờ vỗ quá mạnh làm cho người nhận sợ hãi bất bình làm giảm công hiệu của liệu pháp. Vỗ nhẹ như vỗ về lâu đủ cho trẻ em, người già, người bịnh nặng với lòng yêu thương sẽ có công hiệu chữa bịnh như mong muốn, hoặc nhiều hơn là vỗ mạnh.
7. Người nhận nên kết nối và hợp tác với người thực hiện vỗ đập với tâm tình biết ơn và cảm tạ Đấng tạo hoá dùng tình trạng đau đớn khó chịu để cảnh tỉnh mình.
Khuyết điểm:
Nếu bị bịnh lâu dài thì phải tốn nhiều thì giờ, và kiên trì mới có kết quả. Thông thường Hongchi Xiao tổ chức những lớp thực hành kéo dài tù 4 đến 7 ngày cho những người có bệnh kinh niên. Tuy nhiên nếu chịu bỏ ra 4-7 ngày vỗ đập với nhau mà hết bịnh thì quá đáng công. Gia đình rủ nhau đi nghỉ ngơi 4-7 ngày dàng thì giờ tự vỗ đập trị bịnh có lẽ là giải pháp tốt nhất, vì như vậy tránh được căng thẳng do công việc hoặc việc nhà, tạo điều kiện tốt cho cơ thể chữa bịnh.
Vết tím, đen hiện lên trên vùng vỗ đập có thể gây thắc mắc cho người khác. Chúng ta thường phải mất công giải thích. (Hình dưới đây là những vết giống như bầm hiện ra khi kinh mạch bi bế tắc nhiều năm- bịnh nan y kinh niên)
Nếu chúng ta áp dụng cho con cháu, nhiều người tưởng là nó bị cha mẹ đánh đập, tốn nhiều thì giờ giải thích hơn mà chưa chắc thuyết phục được những người không tin ai ngoài bác sĩ khi nói đến lãnh vực chữa bịnh. Tốt hơn hết là dành đủ thì giờ để có thể tiếp tục vỗ đập để những vết đậm đó biến đi.
Có thể bị khủng hoảng chữa bịnh (healing crisis) hay phản ứng chữa bịnh (healing reactions) tức là triệu chứng bịnh có thể -và rất thông thường- trở nên nặng hơn khi áp dụng liệu pháp vỗ đập. Hiện tượng này bình thường và là dấu hiệu liệu pháp đang có tác dụng. Hiện tượng này sẽ dần dần biến đi trong tiến trình vỗ đập.
Trường hợp không được vỗ đập
• Người dễ chảy máu hay bịnh loạn máu (blood disorders)
• Vùng cơ thể có da bị tổn thương nặng hay da nổi nước
• Người bị gãy hay nứt xương, bị thương nặng, nhiễm trùng nặng.
Lưu ý Cẩn thận:
• Tránh gió và khí lạnh khi vỗ đập
• Nên uống ít nước ấm trước, giữa chừng và sau buổi vỗ đập để người khỏi thiếu nước, phòng mệt mỏi hay chóng mặt và tăng cường chuyển hoá trong cơ thể. Trà gừng táo tàu có lẽ tốt nhất.
• Tránh tắm sau buổi vỗ đập.
• Khi Vết bịnh (da đậm màu như bầm) nổi lên thì nên tiếp tục vỗ đập cho tới khi chất độc ra hết và biến đi.
• Không nên ngừng hay giảm thuốc bác sĩ hay y sĩ mình cho nếu chưa hỏi ý và được sự đồng ý của họ. Không theo khuyến cáo này có thể đưa đến hậu quả tai hại là chết người và bị tù. Điển hình là một gia đình ở Úc đưa đứa con trai 6 tuổi đến dự hội thảo thực vỗ đâp ở Sydney năm 2015. Bị tiểu đường loại 1 mà không được ăn và uống thuốc insulin trong thời gain mấy ngày, cháu bị bất tỉnh và chết.
Những vùng cần vỗ đập cho bịnh mãn tính
• Trừ khi cơ thể có triệu chứng cấp tính, các bịnh có triệu chứng kinh niên không phải chỉ liên hệ đến một cơ quan hay một kinh mạch mà hầu hết cơ quan va kinh mạch trong cơ thể. Vì vậy, tốt nhất là không nên quan tâm đến tên bịnh mà tìm cách đả thông cả hệ kinh mạch thì cơ thể không còn triệu chứng bệnh nữa.
Cách vỗ đập cơ bản cho mọi bịnh (hay triệu chứng bệnh) kinh niên là
Vỗ đâp 4 vùng có tính toàn bộ và đầu:
Khuỷu tay : Mặt trong, mặt ngoài
Bàn tay: Trên dưới bàn và ngón tay( Sáu kinh mạch đi ngang qua khuỷu tay và ban tay là Tâm Kinh, Kinh Tam tiêu, Tâm bào, Tiểu trường, Đại trường và Phế kinh)
Đầu gối: Trong, ngoài, trên, dướiBàn chân, ngón chân: Trong, ngoài, trên, dưới
Sáu kinh mạch đi ngang qua đầu gối và bàn chân là: Kinh Thận , Kinh Bàng quang, Đởm (Mật) kinh, Vị (Dạ dày) kinh, Kinh Tỳ, và Kinh Can (Gan)
Đầu: Vỗ đập cả đầu (đỉnh đầu, hai bên, trước và sau) giúp giải trừ tất cả bịnh kinh niên, nhất là rất hữu hiệu chữa bịnh nhức đầu, mất ngủ, bịnh tai mắt mũi họng và da (cơ quan 5 xúc giác), bịnh tim mạch va Alzheimer's. Vì tất cả kinh mạch thuộc Dương liên hệ đến nội tạng đều đi lên đầu: Chẳng hạn như kinh can (gan) lên mắt, Thận lên tai, Phổi lên mũi, Tỳ lên miệng, Tim lên lưỡi. Vì vậy vỗ đâp cả đầu cũng chữa lành rối loạn nội tạng.
Quan trọng không kém là hai kinh quan trọng nhất là Đốc Mạch và Nhâm Mạch đi lên đầu. Hai mạch này điều khiển thần kinh, cột sống và điều hòa Âm dương khắp cơ thể. Vỗ đập trên hai kinh này vì vậy rất có lợi cho những người bị loạn thần kinh và cứng lưng.
Nách và Háng là hai trong tám vùng yếu trong cơ thể theo Hoàng đế nội kinh, tức là nơi tích luỹ khí ẩm lạnh, chất độc và chất thải. Vỗ đập để dọn sạch những vùng này sẽ giúp cơ thể tự chữa lành nhanh chóng triêu chứng đau và bịnh .
Nếu muốn biết phải vỗ đập thêm vùng nào để giải trừ những triệu chứng đặc thù , chúng ta cần tham khảo lộ trình và huyệt đạo của các kinh mạch. Ví dụ tôi vỗ đập thêm bốn vùng là phần đầu, phần giữa và phần cuối cột sống để giải trừ chứng cứng lưng của Natalie vì những vùng này có các huyệt đạo liên quan đến triệu chứng cứng lưng trên Đốc Mạch. Ngoài ra tôi còn vỗ đâp thêm cánh tay trên và vai của cháu vì vùng này có các huyệt đạo ảnh hưởng đến triệu chứng co giật cánh tay của cháu.
Để biết cần phải vỗ đập thêm vùng nào để giải trừ triệu chứng bịnh đặc thù của mình, quý bạn có thể tham khảo các kinh mạch này và công dụng của các huyệt đạo trên mỗi kinh mạch bằng cách bấm vào tên kinh mạch sau đây: Tâm Kinh, Kinh Tam tiêu, Tâm bào, Tiểu trường, Đại trường, Phế kinh, Kinh Thận , Kinh Bàng quang, Đởm (Mật) kinh, Vị (Dạ dày) kinh, Kinh Tỳ, Kinh Can, Đốc Kinh, và Nhâm Kinh .
Trong bài viết kế tiếp tôi sẽ trình bày những vùng vỗ đập thường dùng cho các chứng bịnh thông thường.
Nhận xét
Đăng nhận xét