Trị dứt bịnh suy thận bằng cách vỗ đập và căng dãn

Xin giới thiệu một phương pháp trị bịnh suy thận  ai cũng có thể làm được mà không cần thuốc hay máy móc. Đây là bịnh Tây y tuyên bố là không trị được. Nhưng phương pháp vỗ đập /căng dãn trị được vì nó dựa vào khả năng tự chữa bịnh bẩm sinh của cơ thể. Khả năng tự chữa bịnh này mất đi khi kinh mạch bị bế tắc. Vỗ đập và Căng dãn có thể khai thông tất cả kinh mạch và kích hoạt lại khả năng tự chữa bịnh của cơ thể. Có thể nói là phương pháp này quá đơn giãn và quá công hiệu nên khó tin. Chỉ có cách thử áp dụng chúng ta mới thấy công hiệu của nó và tin.

Phần cuối của bài này có ghi lại lời chứng của vơ anh Li. Anh Li là 1  bệnh nhân bị suy thận năng  dứt bệnh sau 3 tháng tập vỗ đập và căng dãn, mặc dầu anh ta lúc đầu sợ đau không ham thực hành phương pháp này. 

Sơ lược bịnh suy thận:

Thận bị suy khi không thực hiện được đầy đủ chức năng lọc và thải chất độc, chất thừa trong máu ra đường tiểu.

Theo Tây y, trường hợp suy thận cấp tính(acute renal failure) có thể chữa trị và phục hồi được. Ngược lại, suy thận mãn tính (chronic kidney disease)  thì không trị được. Tuy nhiên nhờ thuốc và máy thẩm tách máu (hemodialysis), bịnh nhân suy thận có thể sống sinh hoạt tương đối bình thường ngoài giờ chạy máy.

Triệu chứng yếu/suy thận nhiều khi không phát hiện nếu không xét nghiệm kỹ, cho đến khi tình trạng trở nên nguy ngặt (kidney failure), không còn khả năng lọc máu thải chất độc qua đường tiểu nữa.

Triệu chứng yếu/suy thận đầu tiên thường gồm một hay nhiều dấu hiệu như sau

  • mệt mỏi
  • ăn mất ngon và gầy đi
  • vọp bẻ
  • đi tiểu nhiều lần hơn bình thường 
  • đau hay xót khi tiểu 
  • máu trong nước tiểu 
  • phù thủng xung quanh mắt và mắt cá 
Những yếu tố có thể gây suy thận gồm:
  • Bịnh tiểu đường
  • Bịnh cao huyết áp
  • Bịnh đau tim
  • Bịnh mập phì (obese) chỉ số cơ thể BMI cao hơn 35
  • Uống thuốc tây trị gút, trị tim mạch, trị huyết áp.
  • Bịnh viêm / lớn  tiền liệt tuyến 

Theo Đông y

Chứng suy thận phần lớn là do uống thuốc tây cho các bịnh khác. Vì vậy tất cả nội tạng có vấn đê, nhất là Tim, Gan, Thận, và Lá lách. Các kinh mạch bị rối loạn/bế tắc làm cho cơ thể không tự chữa lành được. Các kinh mạch bị bế tắc rối loạn nhiều nhất là Kinh Nhâm, Kinh Đốc, Kinh Tâm, Kinh thận, Kinh bàng quang, Kinh Tam Tiêu và Kinh Tâm bào.  

Cách trị yếu/suy thận bằng cách vỗ đập và căng dãn

Yếu thận 

(là khi Thận không thực hiện đầy đủ chức năng nhưng vãn còn hơn 50% - tốc độ lọc máu ước lượng - eGFR từ 15 - 59 mL/min/1.73 m2)

  • Vỗ 4 vùng thông dụng (khuỷu tay, bàn tay, đầu gối, bàn chân) và dọc theo cả sương sống
  • Vỗ đâu, ngực, bụng, lưng và toàn mông
  • Rồi vỗ toàn thân
  • Nằm căng dãn trên ghế dài 1 chân bỏ xuống sàng, 1 chân duỗi thằng góc dựa trên 1 cột đứng. Thế căng dãn này căng dãn Kinh Bàng Quang, Kinh Can, Kinh Tiểu Trường, Kinh Nhâm, Kinh Đốc, Kinh Tỳ, Kinh Tâm, Kinh Phế, Kinh Đại trường, Kinh Tâm Bào.



  • Vỗ thêm đâu và mặt để tăng năng lượng cho Thận và toàn thân vì 6 kinh mạnh thuộc dương đi lên đầu, 
  • Vỗ đầu và mặt tăng sức cả người. Vì sáu kinh mạch thuộc dương đi lên đầu và sức khoẻ của tất cả nội tạng đều phản chiếu trên mặt. Khi vỗ đầu thì nên theo trình tự như sau: 
  • Đỉnh đầu, 
  • Hai bên trái / phải đầu,
  • Phía trước và phía sau đầu
  • Cổ
  • Hốc mắt (eye sockets) - 
  • Hai má
  • Miệng 
  • Hai Tai

 Tại sao: Vì  Kinh Vị (Dạ dày) đi qua hai má. Kinh Tỳ (Lá lách) đi qua miệng. KInh Phế đi qua mũi. Kinh Thận qua tai. Kinh Can (gan) đi qua mắt. Kinh Đởm đi qua hai bên đầu. Kinh Bàng Quang đi dọc theo phía trước và phía sau đầu và cổ. Khi vỗ hai má và hốc mắt, mũi cũng được kích thích. Chúng ta có thể chú tâm vào vài vùng hoặc tất cả. Những người thực tập ở các buổi thực tập thường bỏ ra 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày vỗ đầu, cổ và mặt.

Trường hợp suy thận (kidney failure), viêm thận (nephritis), và thẩm tách máu (Dialysis)

Suy thận là trường hợp eGFe thấp hơn 15 mL/min/1.73 m2)

 
1. Trước tiên vỗ những vùng thông dụng: (2 khuỷu tay, hai đầu gồi,,hai tay và 2 chân) 
2. Vỗ dọc theo tứ chi. 
3. Vỗ tay và chân  thật lâu
4. Vỗ toàn thân  
5. Vỗ mỗi vùng mỗi lần 5 tới 60 phút . 
6. Bị năng thì vỗ càng lâu càng tốt và tăng xuất vỗ trong ngày.
7. Khi vết tím mất đi thì bắt đầu 1 xuất vỗ mới. 
8. Thực hiện vài vòng vỗ toàn thân.  
9. Căng dãn theo thế nằm 1 trên ghế, 1 chân thẳng đứng và 1 chân với bàn chân trển sàn 3 lần 1 ngày, mỗi lần 5-40 phút cho mỗi chân



10. Dùng bao cát nặng (5 kí) kéo chân bên dưới xuống sàn.  
11. Uống nước gừng nấu với táo tàu mỗi ngày. 

Xin lưu ý:
Đã có nhiều người lớn và trẻ em thành công tự chữa lành bệnh suy thận bằng phương pháp trên. Trong quá trình vỗ đập, người bịnh có thể bị đau, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng và ngất xỉu. Đó là dấu hiệu tốt của tiến trình cơ thể tự chữa bịnh - gọi là phản ứng chữa lành. Trong trường hợp đó , vỗ đập phía trong khuỷu tay và cổ tay (vùng huỵệt Nội quan) để giảm phản ứng chữa lành. Rồi nghỉ ngơi và tiếp tục vỗ đập. Đừng ngừng vỗ đập/căng dãn vì bất cứ phản ứng chữa lành nào. Hãy xem phản ứng chữa lành là phần thưởng chứ không phải là  hình phạt.

Bằng chứng hiệu quả 

Sau đây là lời chứng của bà Chen Yanyu (năm 2014) về diễn biến thế nào phương pháp vỗ đập căng dãn đã hoàn toàn chữa lành bịnh suy thận của chồng bà ấy. 

"Tôi tên là Chen Yanyu và chồng tôi là Li Houhua 50 tuổi sống ở Miquan, Urumqui (Trung quốc). Chồng tôi bị phù chân hơn 20 năm, nhưng không xem là quan trọng vì lúc đó còn trẻ. Bốn năm trước đây, anh bị động kinh và được bác sĩ bệnh viện cho biết là anh bị viêm thận, với mức đạm trong nước tiểu cao 3+ . Sau khi liên tiếp chữa trị bằng Tây y lẫn Đông Y, tình trạng của anh tạm thời không tệ hơn. Tuy nhiên, ba tháng trước đây anh phải nhập viện vì tình trạng trở nên nghiêm trọng. Tây y cho truyên thuốc vào mạch máu thì chứng phù thủng tệ hơn (ngay cả ngọc hoàn cũng bị phú thủng, lớn như trái dưa hấu 3 kí). Anh không dám ăn hay uống khi khát vì nước làm phù thủng hơn. Bác sĩ bảo là cách chữa trị còn lại duy nhất là dùng máy thẩm tách máu (dialysis).

Chồng tôi và tôi biết hậu quả của việc sử dụng máy thẩm tách máu. Anh ta nói: Tôi thà nhảy lầu cho chết hơn là theo biện pháp thẩm tách máu." Chúng tôi phải rời bệnh viện và để anh thử cách Căng dãn để xem phù thủng có bớt không. Một năm trước anh ta có thử căng dãn nằm trên giường giơ chân lên mà không dùng ghế dài căng dãn chuyên dùng. Làm như vậy được 1 tháng, mức đạm trong nước tiểu giảm từ +++ xuống +, cơ bản là hết phù thủng. Tuy nhiên anh không tiếp tục được vì sợ đau và không hiểu nhiều vê khả năng tự chữa lành nhờ phương pháp căng dãn.

Ngay lúc đó, bạn tôi là " Chị Đông Bắc" tình cờ làm việc ở Xinjiang đến giải thích cho chồng tôi về phương pháp tự chữa lành bằng Vỗ đập và Căng dãn mà không cần tiêm thuốc, hay uống thuốc vì có thể kích hoạt toàn diện khả năng tự chữa lành bẩm sinh của cơ thể. Chị là người khuyên tôi dùng Vỗ đập và Căng dãn. Từ đó chúng tôi mua cái ghế dài Lajin chuyên dụng, và bắt đầu hành trình Vỗ đập Căng dãn. Đồng thời chúng tôi ngưng uống tất cả các thứ thuốc.

 Lúc đầu, chồng tôi sợ đau, ngay cả khi vỗ nhẹ và muốn bỏ cuộc khi thấy đau. Nhưng anh hợp tác khá tốt vì từ từ thấy hiệu quả. Anh thích vỗ nhè nhẹ và từ từ tăng thời gian vỗ đập. Thời gian căng dãn trên ghế chuyên dụng tăng từ 30 giây. Khi thấy chứng phu thủng dần dần bớt đi, chồng tôi tin tưởng và thấy triển vọng phục hồi. Tập như vây được khoảng 10 ngày, chứng phù thủng trên mặt và trên thân người biến mất, chỉ còn chút ít trên chân. Sau đó anh ta được chỉ cách tập "Ngồi chồm hổm - đứng lên sát tường"  và những thế tập khác.

Chồng tôi mỗi ngày mạnh hơn, năng lực và khí huyết tốt hơn so với lúc bắt đầu bị bịnh, ăn ngon hơn nhiều. Anh có thể tập vỗ đập căng dãn đúng lịch trình. Có vài lần anh bị nhức đầu nhiều, đau bụng, chân yếu xìu trong lúc thực tập. May mắn là có chị Đông Bắc dễ dàng giải quyết những trường hợp đó. Đó là dấu hiệu tốt chứng tỏ cơ thể phục hồi , gọi là "khủng hoảng hay phản ứng chữa bịnh".  Cứ như vậy, anh bắt đầu yêu thích phương pháp Vỗ đập/ Căng dãn và tình trạng sức khoẻ của anh tiếp tục cải thiện.  

Hôm qua, anh đến bệnh viện thử nghiệm thì mức đạm xuống còn 1+, phân bình thường, mức creatinine bình thường (nghĩa là tốc độ lọc máu GFR bình thường). Bác sĩ không tin nỗi kết quả tốt như vậy sau 3 tháng bị suy thận nặng mà không chữa trị theo Tây y và từ chối không chịu dùng máy thâm tách máu. Bác sĩ tò mò hỏi: "Bằng cách nào anh được lành bịnh như vậy? " Bằng cách vỗ đập/ căng dãn và thể dục." Bác sĩ nghi ngờ nói: "Bằng cách vỗ đập căng dãn mà anh trị được cái bịnh mà bệnh viện ở Urumqui không trị được sao? " Nhưng rồi thấy kết quả xét nghiệm, ông ta cũng phải chấp nhận.

Theo chỉ dẫn của chị Đông Bắc, tất cả gia đình chúng tôi tập vỗ đập và căng dãn và sức khoẻ ngày càng tốt hơn.

Chen Yanyu  March 6, 2014

Dịch từ lời kể của bà Chen Yanyu đăng ở

https://www.blogger.com/u/3/blog/post/edit/1856004292309449579/6177681613358510426

Lưu ý:

Bài viết này chỉ có mục đích thông tin, chứ không thay thế chỉ dẫn của bác sĩ.

Tham khảo

Accel Research. What is the difference between Renal impairment and Renal failure. https://accelresearchsites.com/what-is-the-difference-between-renal-impairment-and-renal-failure/

Health Navigator. Chronic kidney disease. https://www.healthnavigator.org.nz/health-a-z/k/kidney-disease/

MedlinePlus. Glomerular filtration rate. MedlinePlus. https://medlineplus.gov/ency/article/007305.htm

Xiao, Hongchi. Heal Yourself Naturally Now: With the Established Chinese Technique of PaidaLajin (pp. 126-128). Kindle Edition. 



Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bốn bí quyết của những người đã chiến thắng ung thư

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng