Triệu chứng thiếu Can xi (Calcium)
Can-xi hay Calcium là khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể (khoảng 1,4 kilo). 99% calcium của cơ thể nằm trong xương và răng. Tuy nhiên 1% calcium còn lại nằm bên trong các tế bào cơ thể và trong máu, bạch huyết (lymph) và lưu chất trong cơ thể (body fluids). Phần calcium này tuy nhỏ nhưng đóng vai trò rất thiết yếu trong việc điều hợp hoạt động cơ thể, từ diễn trình đông máu đến vận động cơ bắp, khởi động các enzymes và nhiều quy trình vi bào (cellular processes) trong cơ thể. Cơ thể cần Calcium để kiểm soát lượng magnesium, phốt pho và potassium trong máu . Những khoáng chất này làm việc với nhau để giữ cân bằng với nhau. Vì vậy cần nên tránh tình trạng thiếu calcium cũng như thiếu magnesium và postassium.
Cơ thể thường cần hấp thụ mỗi ngày 1 gram calcium nguyên chất (elemental) mỗi ngày. Tuy nhiên đàn bà trên 50 tuổi và đàn ông trên 70 tuổi cần nhiều hơn, trung bình 1.2 gram calcium nguyên chất một ngày..
Thiếu calcium lâu dài có thể gây những triêu chứng sau đây :
- Xương dòn, yếu, dễ gãy vì chứng loãng xương.
- Rối loạn đông máu
- Yếu sức và mệt mõi.
- Co giật cơ bắp (muscle spasm) và chuột rút
- Cảm giác tê hoặc bị kim đâm chich (feeling pins and needles)
- Dễ cáu gắt
- Trẻ em chậm lớn và chậm pháp triễn.
- Cao huyết áp và nhịp tim bất thường
- Trầm cảm, rối trí và hay quên
Nguyên nhân thiếu calcium trong máu
- Ăn uống thức ăn không có đủ calcium – thường xãy ra cho những người ăn rau cải mà thiếu sản phẩm sữa có nhiều calcium.
- Calcium không được hấp thụ đúng mức hoặc bị thất thoát vì
- Thiếu vitamin D
- Ăn uống nhiều thức ăn uống có chất caffeine
- Ăn uống thức ăn có calcium cùng với thức ăn có axit oxalic. Axit oxalic ngăn cản không cho calcium hấp thụ vào cơ thể khiến calcium bị thải ra với phân. Những thức ăn có axit oxalic gồm cây đại hoàng (rhubarb), củ cải beet, rau cần tây (celery), cà tím, và trái cây như dâu tây, trái việt quất (blueberries), trái mâm xôi (blackberries), trái lý gai (gooseberries), hạt có dầu như đâu phụng, hạt pecans (nuts) và thức uống như cacoa, trà, Ovaltine.
- Nhiều magnesium và zinc tiêu thụ cùng lúc tiêu thụ calcium hoặc thức ăn chứa calcium.
- Hệ tiêu hoá và lá lách bị bịnh như viêm lá lách, viêm đường ruột, xơ nang (cystic fibrosis)
- Uống thuốc tây có ảnh hưởng giảm mức hấp thụ calcium. Điển hình là thuốc trị ợ hơi hay lỡ loét thuộc loại ức chê bơm proton (pump inhibitors) như Prilosec [omeprazole], Prevacid , Nexium [esomeprazole] và thuốc phenytoin, phenobarbital, rifampin, corticosteroids
- Thay đổi hoc môn – thường xãy ra cho phụ nữ sau mãn kinh.
- Yếu thận làm giảm khả năng thu hồi calcium.
- Ăn quá nhiều chất đam như thịt hoặc nhiều muối làm cho cơ thể tăng mức thải calcium.
Phương cách bồi bổ và tránh thiếu hụt calcium
Chúng ta có thể và nên phòng chống tình trạng thiếu calcium bằng cách bao gồm thức ăn chứa nhiều calcium trong chế độ ăn uống của mình.
Thức ăn giàu calcium gốm:
- Thực phẩm gốc sữa bò như phó mat, sữa bò, và sữa chua
- Rau màu xanh đậm như hoa cải xanh (broccoli) và cải xoăn (kale), rau cải ngọt, rau dền, okra.
- Đâu phụ và đậu ve
- Hạt vừng (mè), hạt hạnh nhân (almonds)
- Trái sung (vả) khô (dried figs0
- Yến mạch (oats)
- Cá trạch, cá hồi , cá trích, cá mòi
(http://soha.vn/8-thuc-pham-giau-canxi-nhat-an-hang-ngay-se-khoi-can-uong-thuoc-20160712180740561.htm)
Tuy nhiên chúng ta phải để ý tránh những yếu tố làm giảm khả năng hấp thụ calcium kể trên. Chẳng hạn như
- không uống thuốc tây có hại cho việc hấp thụ calcium trong vòng 2 tiếng đồng hồ trước và sau bữa ăn có calcium.
- Không ăn thức ăn nhiều calcium cùng một lúc với rau quả có axit oxalic và axit phytic như cần tây, dâu tây, đậu phộng…
- Tránh uống magnesium và zinc gần bữa ăn có nhiều calcium.
- Tránh ăn quá nhiều thịt và thức ăn mặn.
Trong khi đó chúng ta cần phơi nắng hay uống vitamin D cho đủ để tăng khả năng hấp thụ calcium. Lượng vitamin D cần có cho người trên 50 tuổi là 800-1000 đơn vị quốc tế (UI) mỗi ngày.
Đối với chứng bịnh loãng xương, chỉ thêm calcium trong chế độ ăn uống không đủ để làm xương bớt loãng. Xin xem “ cách trị bệnh loãng xương tự nhiên”
Bổ sung Calcium (Calcium supplements)
Ngay cả khi chúng ta có chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, chúng ta vẫn thấy khó hấp thụ đủ calcium, nhất là khi chúng ta
- chỉ ăn rau quả,
- bị loãng xương,
- không chịu được lactose trong sữa,
- phải uống thuốc tây corticosteroids dài hạn.
- Bị rối loạn viêm đường ruột, bệnh celiac (không chịu được thức ăn có gluten nhất là trong lúa mì)
Trong những trường hợp này, thuốc bổ sung calcium có thể giúp chúng ta hấp thụ đủ calcium. Chúng ta nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết có nên uống thuốc bổ sung calcium hay không và nên uống loại nào, bao nhiêu và thế nào uống thế nào.
Thiếu calcium trong máu gây triệu chứng bịnh, nhưng nhiều calcium quá trong máu cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy dùng thuốc bổ sung calcium làm mức calcium trong máu vọt lên cao thình lình có thể có hại cho tim. Nhiều calcium quá trong máu cũng có thể tạo mãng mỡ trên thành mạch máu, làm cứng mạch máu và có thể làm đứng tim (heart attacks) hay gây đột quỵ (strokes). Một số nghiên cứu khác nếu lên nguy cơ ung thư tiền liêt tuyến lien hệ đến calcium cao trong máu. Vì vậy hấp thụ thụ calcium qua chế độ ăn uống là tốt nhất.
Nếu cần phải uống thuốc bổ sung calcium thì nên uống liều thấp mỗi lần. Có 4 loại thông dụng sau đây:
- Calcium carbonate (40 % là calcium nguyên chất)
- Calcium citrate (21% là calcium nguyên chất)
- Calcium gluconate (9 % là calcium nguyên chất)
- Calcium lactate (13 % là calcium nguyên chất)
Phản ứng phụ bất lợi
Không phải tất cả các loại thuốc bổ sung trên đều thích hợp cho mọi người. Phản ứng phụ không nhiều nhưng cũng có thể gồm táo bón, no hơi, buồn nôn đối với một số người. Calcium carbonate là loại bổ sung rẽ nhất nhưng cũng thường gây táo bón nhất. Chúng ta phải thử mới biết thứ nào hợp nhất cho mình.
Phản ứng với thuốc trị bịnh
Ngoài ra thuốc bổ sung calcium có thể phản ứng với những thuốc tậy chúng ta đang uống, nhất là thuốc huyết áp, thuốc trị tuyến giáp trạng, trụ sinh ,.. Vì vậy nên hỏi ý dược sĩ hay bác sĩ trước khi dùng thuốc bổ sung calcium.
Xin Lưu ý: Bài này chỉ có mục đích thong tin chứ không chỉ cách trị bệnh.
Tham khảo:
Gropper S.S. & Smith, J.L. (2013) Advanced Nutrition and Human Metabolism. International Edition (6th edition). WADSWORTH CENGAGE Learning. Canada
Khan, A. and Ana Gotter, A (2018). Hypocalcemia (Calcium deficiency Diseases). Healthline. https://www.healthline.com/health/calcium-deficiency-disease
Levy, J, (2018). Calcium deficiency. Are supplements the answer? https://draxe.com/calcium-deficiency/
Lewis JL III. (n.d.). Hypocalcemia (low level of calcium in the blood).
merckmanuals.com/home/hormonal-and-metabolic-disorders/electrolyte-balance/hypocalcemia-low-level-of-calcium-in-the-blood
Mayo Clinic Staff. (2018) Calcium and calcium supplements: Achieving the right balance
Whitbread, D. (2019). 10 top foods highest in calcium. Myfooddata
https://www.myfooddata.com/articles/foods-high-in-calcium.php
Nhận xét
Đăng nhận xét