Chương 2: Khái niệm chủ yếu của Liệu pháp Vỗ đập và Căng dãn

 Sau đây là bản dịch chương 2 quyển "Heal Yourself Naturally Now" của tác giả HongChi Xiao


Đừng để ý tên bịnh

Đây là khái niệm cốt lỏi của Liệu pháp vỗ đập căng dãn, và là bí quyết tự chữa bịnh hữu hiệu.

Một người mới biết Liệu pháp Vỗ đập Căng dãn có thể hỏi: "Tôi phải vỗ đập chỗ nào để trị bịnh đau tim?" Để có thể hưởng lợi ích của liệu pháp này, bạn không nên nghĩ tới riêng một bịnh nào đó mà phải chú ý đến cả cơ thể . Nếu bạn vỗ đập và căng dãn cách có hệ thống, bạn sẽ chữa lành cả cơ thể - và giữ nó khoẻ mạnh!

Chú tâm vào một chứng bịnh đưa đến nhiều vấn đề. Có thể bạn đang bị những chứng bịnh khác đàng sau mà bác sĩ không biết. Chúng ta học đặt các tên bịnh trong y học hiện đại dựa trên những chỉ số bệnh lý và thống kê, nhưng những tên bịnh này có thể không nói lên những nguyên nhân đàng sau. Cho thuốc chỉ dựa vào một tên bịnh được chẩn đoán - mà không để ý đến các nguyên nhân - có thể làm cho tình trạng tệ hơn.

Tên bịnh có thể làm lạc hướng rất xa. Tôi sẽ nêu hai chứng bịnh rất thông thường, là bịnh tiểu đường và bịnh cao huyết áp, để làm sáng tỏ điểm này.

Tiểu đường loại II

Chẩn đoán tiểu đường trên lượng đường glucose trong máu làm lạc hướng trị bịnh.

Vì sau khi chẩn đóan bị tiểu đường, bạn bắt đầu uống thuốc hạ đường (hypoglycemic drugs) để kiểm soát đường máu. Tuy nhiên, thuốc này có thể làm tăng nhãn áp (glaucoma) - hoặc gây các chứng đau tim.

Ngoài việc gây thêm nan đề cho sức khoẻ, lối chữa trị này tiếp cận nguyên nhân bịnh tiểu đường một cách sai lầm. Khi thực hành vỗ đập căng dãn, những người bịnh tiểu đường thấy hiện lên tà khí (sha) khi vỗ phía trong khuỷu tay - Tà khí là khi độc hiện ra dưới dạng da màu đậm  ở vùng vỗ đập.

Tâm Kinh và Kinh Tâm Bào chạy dọc theo phía trong khuỷu tay. Nên tà khí hiện lên ở vùng này khi vỗ đập là dấu hiệu đã bị bịnh tim mà không được chẩn đoán. Nếu những người này tập thế căng dãn nằm duỗi chân lên trời, họ sẽ thấy đau ở gốc đùi và đàng sau đầu gối. Chứng đau này chứng tỏ Kinh Can, Kinh Tỳ, Kinh Thận và Kinh Bàng quang đều bị bế tắc, nên những tạng phủ liên hệ đều bịnh.  Nan đề ở những phủ tạng đó là căn nguyên gây triệu chứng tiểu đường.

Điều tra thêm cho thấy tất cả bịnh nhân tiểu đường đều có phần rối loạn tâm tình, chẳng hạn như lo âu, và trầm cảm. Các rối loạn tâm tình đó dẫn đến rối loạn nội tiết. Hầu hết học sinh thanh thiếu niên thường bị căng thẳng trước mùa thi. Nếu đi thử nghiệm, họ sẽ có chỉ số rối loạn nội tiết và mức đường máu bất thường.

Nói gọn, chứng tiểu đường là do rối loạn nội tiết gây nên, liên hệ đến cái Tâm. Vì chúng ta định nghĩa cái Tâm như tấm hình của tình trạng tâm tình, nên chứng tiểu đường - ở trọng điểm của nó - là một  nan đề tâm tình. Khi người ta bị tiền bạc, quyền lực, địa vị xã hội ám ảnh, họ trở nên căng thẳng và lo âu. Sự căng thẳng này làm cho họ ăn và uống qúa nhiều, gây trục trặc hệ nội tiết.

Uống thuốc hạ đường máu làm hại thêm tim, gan, thận, lá lách và tuyến tuỵ (pancreas) - làm cho tình trạng tệ hơn, chứ không khá hơn.

Theo Đông Y, Kinh Can (Gan) nối kết với mắt. Hễ gan bình thường thì mắt tốt. Thuốc hạ đường máu và thuốc tiêm insulin làm hại gan, gây hại mắt, như cao nhãn áp (glaucoma) và bong võng mạc (retinal detachment). Nhiều người bị tiểu đường uống thuốc tây rốt cuộc bị nan đề mắt và nội tạng. Khi tình trạng tệ hơn, chân họ bị lở lói đến nổi có thể phải cưa đi.

Để trị tiểu đường, chúng ta đừng lạc hướng vì tên bịnh. Chúng ta cần xác định căn nguyên của nó. Người bị tiểu đường trước hết phải vui lại và yên tâm - và học cách thả bỏ sự căng thẳng. Thưc tập vỗ đập căng dãn sẽ khai thông các Kinh Tim, Gan, Tỳ, Thận và Bàng quang. Một khi nội tạng hoạt động khoẻ mạnh, mức đường máu tự nhiên trở lại bình thường.

Chứng Cao huyết áp

Thuốc tây chống cao huyết áp thường được dùng để trị chứng cao huyết áp. Tuy nhiên những thứ thuốc này thường làm hại tim, gan, thận và các phủ tạng khác.

Hầu hết thuốc chống cao huyết áp là thuốc lợi tiểu, có tác dụng làm cho cơ thể tăng lượng nước và muối thải ra ngoài. Chúng làm yếu chức năng của thận, có thể gây tình trạng:

  • Yếu sinh lực
  • Giảm chức năng sinh lý
  • Gây rối loạn tuyến tiền liệt (prostate)
  • Tăng số lần đi tiểu và tiểu trong quần (tiểu ngoài ý muốn).
  • Mất ngủ 
  • Lùng bùng lỗ tai
  • Mất thính giác (nặng tai)
  • Rụng tóc
  • Loãng xương
  • Bịnh mất trí nhớ (Alzheimer's)
  • Giảm thọ
Tính a xit của thuốc cũng có thể phá huỷ mô vành mạch máu, gây nên đột quỵ và lên cơn đau tim.

Theo Hoàng đế Nội kinh,  kinh cơ bản cổ điển  của Đông Y, "Thận cai quản xương, sức khoẻ của thận thể hiện qua tóc, nó mở ra ở tai, và nó kiểm soát trí nhớ, chức năng tiểu tiện, bài tiết và định hướng tuổi thọ. "

Huyết áp sẽ trở lại bình thường khi kinh Tâm, Kinh Can, Kinh Tỳ và Kinh Thận đều thông suốt.

Thật ra, không có tiêu chuẩn nào định mức huyết áp nào là bình thường, vì nó tuỳ thuộc tuổi tác, vóc người và nhiều yếu tố khác. Nó thay đổi liên tục ngày qua ngày và lên xuống tuỳ theo tâm tình và sinh hoạt. Thuốc chống cao huyết áp dẫn đến nhiều rối loạn hơn là chuyện không tránh được, kế cả

  • Hư hỏng mắt
  • Đau gan
  • Trục trặc chức năng thận
  • Rối loạn bao tử

Rồi cần những thứ thuốc khác để trị những chứng bịnh mới này. Nhiều bệnh nhân cao huyết áp chết sau nhiều năm uống thuốc tây, nhưng không phải họ chết vì cao huyết áp. Vì vậy, cái tên " bịnh cao huyết áp" không đúng tí nào.

Chúng tôi khuyên dục các bạn đừng để ý đến  tên bịnh là để nhắc các bạn nhớ rằng có nhiều căn nguyên đàng sau mỗi bịnh đã được đặt tên.  Tên Bịnh tiểu đường và bịnh cao huyết áp chỉ là dùng để ám chỉ triệu chứng chứ không phải căn nguyên. Hiện tượng này được xem là các bịnh phức tạp. Mà thật ra tất cả bịnh tật đều phức tạp.

Một tật bịnh biểu lộ những nguyên nhân khác nhau làm cho kinh mạch bị bế tắc. Chúng ta muốn khai thông tất cả kinh mạch để có sức khoẻ tốt nhất. Thật ra, chữa trị toàn diện mới là cách chữa trị chân chính duy nhất.  Chỉ nhắm vào một bịnh hay một cơ phận nào đó mà không để ý toàn thân thể thì chỉ rước hoạ không bao giờ hết. Vỗ đập căng dãn cần được áp dụng trên tất cả bộ phận cơ thể để kích hoạt cơ chế chống vi khuẩn bẩm sinh của chúng ta. Nó sẽ loại trừ mọi thừ bịnh khỏi cơ thể.

Những Bịnh phức tạp 

Ít khi nào chúng ta chỉ bị một thứ bịnh. Các bịnh và triệu chứng liên hệ với nhau.

Trên thực tế, tất cả bịnh đều phức tạp. Ngay cả những chứng bịnh thông thường như cảm lạnh, sốt và ho là những bịnh phức tạp. Chúng liên quan đến hệ miễn nhiễm, qua đó liên quan tới tim, phổi, gan, tỳ, và thận. Những bịnh mãn  tính như tiểu đường, đau tim, cao huyết áp, suy gan, suy thận và ung thư là nhũng bịnh phức tạp,  không ai chối cải được. Chúng tiêu biểu tình trạng  tất cả nội tạng bị trục trặc chức năng.
Vì vậy chúng ta cần tập trung vào các căn nguyên đàng sau và đưa cơ chế tự chữa bịnh của cơ thể vào hoạt động. Khi đó các tế bào, các phủ tạng và hệ thống trong cơ thể được sửa chữa không phải riêng lẻ mà như một tổng thể .

Không có liệu pháp hay thuốc nào có thể chữa trị bách bệnh. Có nhiều liệu pháp tự nhiên và toàn diện (holistic) trên thế giới. Chúng tôi chọn phổ biến môn vỗ đập căng dãn vì những lý do đã trình bày, nhưng cũng vì liệu pháp này không nhắm vào một bịnh hay triệu chứng. Trái lại, liêu pháp này kích hoạt Khí công (Qi) để giúp cơ thể  có năngl ực khai thông các bế tắc khí lực trong đó. Từ chẩn đoán đến chữa trị, Vỗ đập và căng dãn thực hiện chức năng toàn diện. Đó là lý do tại sao liệu pháp này có hiệu quả như thế đối với các bịnh phức tạp mãn tinh.

Lý do căn bản gây ra các bịnh phức tạp là vì các kinh mạch bị bế tắc. Khai thông các bế tắc kinh mạch là lành bịnh. Cái hay của vỗ đập căng dãn là khai thông nhanh chóng và hữu hiệu những cản trở trong hệ kinh mạch.

Nhiều người biết ích lợi ích của các huyệt đạo. Chúng là những địa điểm dọc theo kinh mạch có thể kích thích để ngăn chặn, chẩn đoán và chửa trị bịnh tật. Tuy nhiên, nếu không có kiên thức,  tài khéo, thuốc và diễn trình phức tạp, chúng ta khó chỉ định được những huyệt đạo. Đó la lý do tại sao nhiều người bỏ cuộc khi dùng liệu pháp bấm huyệt để dựa vào hệ kinh mạch tự chữa bịnh cho mình. Đối với người bình thường, không được huấn luyện đặc biệt, vỗ đập căng dãn là cách tự chữa trị tốt nhất. Nhưng nó cũng có thể là một liệu pháp cao cấp nếu chúng ta tìm học sâu hơn và tìm ra hết tiềm năng của nó.

Có công hiệu  mới thật sự quan trọng. Vỗ đập và căng dãn cò thể có vẻ đơn giãn, nhưng chúng có thể có hiệu quả hơn những ngành thực hành y khoa chính qui. Nhiều bịnh bác sĩ không thể chữa trị lại được những người bình thường tự chữa lành nhờ dùng hai cách đơn giản đến mức khó tin. "Con đường chân chính nhất là con đường đơn giãn nhất."

Khi tự chữa lành các bịnh phức tạp, người ta nhìn cuộc sống và sức khoẻ với cái nhìn mới và sâu sắc. Quý bạn sẽ cải thiện phẩm chất sống nhờ tình trạng sức khoẻ tốt hơn. Quý bạn sẽ tiến từ phạm vi chữa lành thể chất lên chữa lành tâm linh, và từ ý thức quản lý sức khoẻ sang quản lý đời sống.

Vỗ toàn thân và cơ chế chống vi rút.

Vỗ toàn thân - từ đầu đến chân - cùng với căng dãn theo thế nằm duỗi 1 chân lên trời, mỗi chân tới 30 phút, sẽ khai thông 14 kinh mạch chính.

Khi vỗ đập, tà khí hiện trên da (sha), sưng, và đau là phản ứng tích cực, chứng tỏ kinh mạch dọc theo vùng vỗ đập bị bế tắc. Đó là bằng chứng tiến trình giải độc đang xảy ra. Những ai sợ tà khí lộ ra, sợ sưng và sợ đau thì lầm tưởng phần thưởng là hình phạt. Trong căng dãn, cái đau cảm thấy trong lúc căng dãn chứng tỏ dây gân, dâu chằng bị co rút và kinh mạch bị bế tắc. Tiếp tục căng dãn sẽ giúp dây gân, dây chằng mềm dẻo trở lại, khai thông kinh mạch và chữa lành bịnh.

Cơ thể chúng ta có một cơ chế chống vi rút vô hình, giống như nhu liệu chống vi rút máy tính. Hệ kinh mạch trong Đông y, và các hệ liên hệ trong Tây y, như hệ miễn nhiễm, hệ thần kinh, hệ hô hấp, và hệ tuần hoàn, là tất cả bộ phận chống vi rút của cơ thể.

Phần vô hình có thể trọng yếu hơn phần hữu hình. Chẳng hạn như mặt trời và mặt trăng là vật thấy  được, nhưng quỹ đạo di chuyển và cái lực đẩy chúng đi thì là vô hình. Đông y khẳng định khí lực hay khí công đẩy máu luân chuyển. Máu thì hữu hình, trong khi khí lực - động lực đàng sau sự luân chuyển của máu- là vô hình, mắt thường không thấy được. Máy móc khoa học hiện đại có thể phát hiện  khí lực và kinh mạch trong cơ thể.

Cái thông thái, cái nhạy bén và cái tinh vi trong năng lực tự chữa bịnh của con người thật sự vượt quá kiến thức và  sự tưởng tượng của chúng ta. Ngay cả những khoa học gia và chuyên gia y khoa giỏi nhất cũng chỉ biết rất ít về năng lực này. Một khi cơ thể chống vi rút được PaidaLajin (Vỗ đập và căng dãn) kích hoạt, nó sẽ rà soát cả cơ thể. Khi khí công tìm thấy chỗ nào bị bế tắc, hoặc có vấn đề, nó sẽ nhắm nỗ lực giải toả, giải quyết vấn đề ở đó. Qui trình này tương tự như ghim khoá mục tiêu để thả bom hoặc định vị chính xác.

Vỗ đập toàn thân không chú trọng địa điểm nào. Nó nhắm tổng quát vào tất cả các hệ thống trong cơ thể, biết có bịnh và không biết có bịnh. Khí công được kích hoạt và dòng máu luân chuyển không phải chỉ phát hiện vi rút, mà chúng kích thích cơ thể sản xuất kháng tố chống vi rút. Vỗ đập căng dãn giống như tổng động viên các hệ thống nhu liệu và cương liệu trong cơ thể. Vì vậy nó được mô tả là "Chiến dịch loại trừ vi rút toàn diện".

Vỗ đập căng dãn là nạo vét các kinh mạch. Một khi loại bỏ xong vật cản gây bế tắc thì khí lực và máu lưu thông bình thường. Hơn nữa vỗ đập căng dãn làm tăng khí dương và giảm khí âm. Khi dương là năng lượng nguyên thủy của vũ trụ. Nó là là luồng hơi thở đâu tiên thổi vào con người theo sách Sáng thế ký trong Kinh thánh.

Theo Hoàng đế Nội kinh trong Đông y, Cách bảo trì sức khoẻ là " Giữ khí dương trong người, thì âm tà  sẽ không vào được"  Câu này tóm tắt tinh hoa của Đông Y.

Những tổn thương nhỏ nhỏ do Vỗ đập gây cho cơ thể kích thích hệ miễn nhiễm của cơ thể tiết ra tế bào gốc (stem cells), in-su-lin, enkephalin (chất giảm đau tự nhiên), adrenaline (chất hoc môn gíup đối diện sợ hãi) và những hoc môn khác giúp chống bịnh.

Kinh Bàng quang thường gây đau nhiều nhất khi căng dãn trên ghế căng dãn, vì có huyệt đạo quan trọng nằm ngay sau đầu gối. Nó dễ bị bế tắc và khá đau khi bị kích thích. Kinh Bàng quang chạy từ đầu đế ngón chân, tạo nên kênh giải độc lớn nhất trong cơ thể chúng ta. Dọn sạch kinh mạnh này chữa trị được rất nhiều vấn đề sức khoẻ , như là:
  • Đau lưng dưới và chân
  • Tiểu đường
  • Cao huyết áp
  • Đau tim
  • Đau gan
  • Đau thận
  • Rối loạn tuyến tiền liệt
  • Rối loạn hệ sinh nỡ của phụ nữ
  • Ung thư
Kinh Bàng quan nối kết đầu, cổ, lưng, eo, và chân. Nó nối  kết tới tất cả nội tạng treo bên trong thân dọc theo xương sống và tạo một mạng kinh mạch với Kinh Tỳ, kinh Gan và kinh Thận. Nó cũng nối với các kinh mạch chính khác nữa.

Khi căng dãn trên ghế dài căng dãn, môt số người không thể duỗi thẳng chân dơ lên trời hay là hạ nó xuống tới đất. Họ thấy đau buốt khi căng dãn. Hiện tượng này chứng tỏ là các kinh Bàng quang, Kinh Tỳ, Kinh Can, Kinh Thận có vấn đề (bế tắc) và ảnh hưởng đến tất cả nội tạng. Có ba kinh mạch thuộc âm: Kinh Can, Kinh Tỳ và Kinh Thận tất cả đi dọc theo phía trong chân. Một khi những kinh mạch này được khai thông, thì chứng tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn tuyến tiền liệt và phụ sản sẽ  không còn nữa.

Một số người thích vỗ dọc theo Kinh Đởm dọc theo phía bên ngoài chân. Nhưng quan trọng không kém là phải vỗ phía bên trong. Đàn ông lớn tuổi bị rối loạn tuyến tiền liệt với triệu chứng tiểu tiện quá thường xuyên, cấp bách, và tiểu không hết sẽ thấy thế căng dãn trên ghế dài duỗi chân lên trời rất ích lợi. Hơn 90% đàn ông cao niên có vấn đề với tuyến tiền liệt. Đối với phụ nữ vỗ đập phía trong chân và nằm căng dãn chân trên ghế giúp giải quyết hầu hết các rối loạn phụ sản.

Lối vỗ đập toàn thân giúp giải  độc tới nơi tới chốn hơn. Chẳng hạn như vỗ đập xung quanh tứ chi - chú ý một chỗ cho đến khi tà khí lộ ra và tiếp tục vỗ tới khi tà khí biến mất - còn tốt hơn. Rồi vỗ hết từ đầu đến ngón chân kể cả đầu, cổ, mặt, mắt, tai, mũi.miệng, ngực, nách, bụng, háng, mông, lưng và cả xương sống sẽ đem lại hiệu quả chữa bịnh cách đáng kể.

Tại sao "nhu liệu" này mạnh như vậy? 
Vì nó không phải là do người tạo nên - nó được Tạo hoá Vũ trụ thiết kế và gài vào người chúng ta. 

Đau đớn và " Thuốc đau"

Vui mà không có đau thì chưa phải là hạnh phúc thật.
Thật ra, đau đớn và vui mừng là hai mặt của cùng một đồng tiền.  Vỗ đập căng dãn gây một ít đau đớn, nhưng có thể chịu được. Nếu các bạn sợ đau thì giải pháp đơn giãn là giảm cường độ vỗ đập căng dãn.
Không ai thích đau, nhưng đó là món quà cho chúng ta. Cái đau này không giống cái đau do tai nạn hay thương tích gây nên. Đau trong vỗ đập căng dãn là đau tự nguyện.
Đau cũng chính là lý do tại sao chúng ta tập vỗ đập căng dãn. Lý lẽ của vỗ đập căng dãn là như sau: Càng đau trong khi vỗ đập thì bạn càng cần vỗ đập căng dãn. Một khi bạn chữa lành (khai thông) các kinh mạch khí lực thì không còn đau nữa.

Đau là báo động sức khoẻ

Cảm giác đau là một phương pháp chẩn bịnh rất chính xác. Theo Đông y, "không bế tắc (cản trở)  thì không đau"
 Càng thấy đau khi vỗ đập căng dãn, thi nan đề càng nghiêm trọng. Nếu thấy đau dọc theo kinh mạch nào thì nội tạng liên hệ có vân đề. Chẳng hạn như khi bạn đau tim và có tâm tình bất ổn thì Kinh Tâm và Kinh Tâm Bào chắc chắn bị bế tắc. Vỗ đập phía trong khuỷu tay sẽ gây đau và làm lộ ra tà khí.

Vỗ đập căng dãn không gây đau; mà cái đau đã ẩn sẵn trong cơ thể. Có thể tưởng tượng nó là trái bom kín dấu - và có thể nổ tung bất cứ lúc nào.
Để tránh nó nổ tung, chúng ta áp dụng vỗ đập căng dãn để đưa trái bom ẩn dấu đó lộ ra và dần dần loại bỏ nó. Ai có kinh mạch thông suốt thì không phải đối diện mối đe doạ đó. Khi họ thực hành vỗ đập căng dãn, họ không thấy đau gì cả.

Nói khác đi, bạn không thể tránh đau bằng cách tránh thực hành vỗ đập căng dãn. Hễ sức khoẻ có vấn đề thì cái đau nó nằm trong người như quả bom nổ chậm, và chắc sẽ tệ hơn - nổ tung khi bạn không hề  ngờ tới. Chẳng hạn như lên cơn đau tim thình lình, bị đột quỵ hay bị chẩn đoán ung thư là những bộc phát có thể xảy ra.
Thực hàng vỗ đập căng dãn càng sớm, thì bạn rung chuông báo động sức khoẻ càng sớm.  Nếu bạn che dấu dấu hay tránh đau bằng thuốc mê, tình hình trở nên nguy hiểm hơn. Vì bạn dẹp mất chuông báo động. Nhưng người bị bịnh năng sợ đau hơn là người khoẻ mạnh, vì các kinh mạch bế tắc nghiêm trọng hơn. Vì thế mức đau phản ảnh mức trầm trọng của bịnh tình.

Kinh nghiệm đau đớn liên hệ đến quá trình tự chữa bịnh.

Theo Đông y cái đau trong vỗ đập căng dãn là quá trình khí dương tăng trưởng. Nó sản xuất thuốc trong người. Cơn đau kéo dài ám chỉ thuốc trị được sản xuất liên tục.

Cơn đau trực tiếp kích thích và khai lộ trái tim, kích hoạt ý chí, và động viên dương khí. Tim, -Vua nội tạng - chi phối tâm linh. Mặc dầu cơn đau có thể cảm nhận khắp cả người, chính trái tim cảm thấy đau trước hết. Nó động viên tài nguyên của cơ thể đế đối đầu với cơn khủng hoảng. Khí công và máu huyết chạy nhanh nhất đến chỗ có nan đề, trong nổ lực bảo vệ cơ thể.

Theo Tây y, cái đau kích thích hệ nội tiết tiết ra những chất sinh hoá cơ thể cần có lúc đó. Thuốc nội tiết ám chỉ một liệu pháp mà cơ thể tự tạo ra cho mình. Những chất này bao gồm, nhưng không giới hạn, các hóc môn và tế bào gốc khác nhau. Đau đớn là đáp ứng tự nhiên khi những yếu tố này được tạo ra.
Có lẽ đau đớn chính nó là một loại thuốc trị bịnh.
Chúng ta thường quen xem đau đớn là hiện tượng xấu - tà- và cố hết sức tránh nó. Nhưng nhìn từ môt khía cạnh khác, đau đớn và bịnh tật mang theo cái tốt - vì chúng là những dấu hiệu báo động bảo chúng ta phải tìm hướng chữa trị. 

Đau là thuốc đả tật chỉ ra chính xác địa điểm bịnh tật.

 Cảm giác đau làm lộ chính xác mục tiêu, và đau dai dẳng cần cách chữa trị liên tục.
Khi quá trình chữa bịnh thể hiện cách này, nó chính xác hơn, ít triệu chứng hơn và thân thiện môi trường hơn là dùng thuốc. Người ta cảm thấy đau ở những bộ phận khác nhau trên cơ thể. Mức đau cũng khác nhau nên mục tiêu và liều lượng theo đó cũng khác.

Trong Đông y, năng lực tự chữa bịnh được qui cho  dương khí hay dương lực. Trong Tây y thì được qui cho insulin, endorphins, adrenaline, enkephaline, tế bào gốc, miễn nhiễm và khả năng tự sửa chữa... Với tiến bộ y khoa, sẽ liên tiếp có thêm từ mới vào danh sách.

Mức đau đớn tỉ lệ thuận với hiệu quả của phương pháp chữa trị.

Khi vỗ đập và căng dãn, là lúc khí dương tăng lên nhanh hơn, bạn sẽ thấy đau hơn. Cả người bạn sẽ ấm lên và bắt đầu đổ mồ hôi.
Cái đau trong vỗ đập và căng dãn có thể chịu được, và có thể tự điều chỉnh theo điều kiện và sức chịu đựng của người bịnh. Nếu thấy đau quá sức chịu đựng thì nên giảm sức mạnh vỗ đập và nổ lực căng dãn.

Không thể nào so sánh mức độ đau đớn của người này với người kia trong vỗ đập căng dãn vì mực độ bế tắc kinh mạch của mỗi người khác nhau. Khi vỗ đập cùng một vùng cho nhiều người khác nhau, người nào bịnh nhiều hơn thì sẽ thấy đau hơn.

Theo Tây y, qui trình giải độc và chữa bịnh xảy ra khi cơ thể phân huỷ và thải ra những chất sinh hoá không cần có, sản xuất những gì cơ thể cần để thay thế.

Theo Đông Y, khí gây bịnh tật là âm khí. Khi khí này tích tụ nhiều nó sẽ bung ra và làm giảm thọ. Ngược lại khi khí dương dòi dào, thì ít bịnh và tăng tuổi thọ.

Đau là một cách tỉnh tâm và nâng cao sự chú tâm.

Khi tập tỉnh tâm, bạn có thể thấy khó tập trung - Tâm của bạn không an bình và trí của bạn nghĩ đến quá nhiều thứ.
Khi bạn thấy đau đang lúc thực tập vỗ đập căng dãn, trí của bạn tập trung hơn bất cứ lúc nào khác. Lúc đó thật sự không thể nào nghĩ tới những chuyện thường lảng vảng trong đầu. Trái lại, bạn chú ý vào chỗ làm bạn đau nhiều nhất. Cái khả năng chịu đựng đớn đau lên xuống theo sự thay đổi trạng thái tâm trí, và được nâng cao nếu tiếp tục vỗ đập căng dãn. Cái đau trở thành cây cầu, nối thân, trí và hồn, tạo thế tương tác liên tục khi bạn thấy đau. Cái đau bắt bạn phải chú tâm, làm cho bạn có thẻ kinh nghiệm trạng thái hợp nhất của thân trí và hồn - cái hành động vừa cho vừa nhận.

Đau là thuốc đả tật thiết yếu cho Trái Tim.

Cái đau kích thích Tâm, bắt nó phải thích nghi hoặc thay đổi. Đó là kết quả tương tác giữa thân và trí.

Khi thấy đau lúc vỗ đập căng dãn, bịnh tật lộ ra qua tà khí đậm màu và vết sưng trên da. Kỷ niệm và tâm tư tiêu cực trong quá khứ thò mặt ra. Chúng có thể được thả bỏ đi. Kết quả cho thấy Vỗ đập căng dãn có công hiệu lớn trong việc chữa trị trầm cảm và rối loại tâm thần.

Một khi bạn thay đổi tâm trí và xem cái đau như là một. kinh nghiệm tích cực, bạn tức khắc chịu đựng được cái đau. Nó không còn là kẻ thù, mà là bạn và thầy. Nếu bạn có cảm giác tiêu cực về cái đau, sự chịu đựng của bạn sẽ suy giảm, và thuốc đau đả tật sẽ giảm hiệu nghiệm.

Vỗ đập căng dãn nâng cao khả năng chịu đau của bạn.

Khi bạn thấy dể chịu hơn với thuốc đau đả tật trong khi vỗ đập căng dãn, thì điều đó chứng tỏ tình trạng sức khoẻ đang cải thiện. Cuối cùng bạn sẽ lành bịnh. 

Cái đau nằm bên trong và không thấy được. Vỗ đập căng dãn an toàn và tự nhiên hơn là các viên thuốc. Khi đau tới mức chịu không nổi, thì bạn tự động không dùng "thuốc đau đả tật" nữa bằng cách giảm cường độ và thời gian tập. Cái đau có thể gia giảm tuỳ theo nhu cầu của bạn.

Những người mới bắt đầu, những vị bô lão và những người bịnh nặng không nên bắt đầu ở mức mạnh và lâu. Những người này nên bắt đầu nhè nhẹ, từ từ và kiên nhẫn chờ kết quả.

Thân ấm làm giảm đau

Khí lực và máu chảy nhanh hơn sau khi tắm ỏ suối nước nóng, ngâm chân trong nước nóng, xối nước nóng hay tắm hơi. Nếu bạn tập vỗ đập căng dãn lúc đó, bạn sẽ thấy ít đau hơn, tà khí sẽ lộ ra và biến đi nhanh hơn.

Phản ứng chữa bịnh

Phản ứng chữa bịnh, còn gọi là phản ứng giải độc, hay khủng hoảng chữa bịnh là hiện tượng bình thường khi tập vỗ đập căng dãn. Không tránh chúng được. Bạn cho phép bịnh tật lộ mặt và được chữa lành chứ không đè ép và che đậy nó. Đó là quá trình đối thoại giữa thân, trí và hồn - chứ không phải là chiến tranh sống chết.

Một khi vỗ đập căng dãn kích hoạt năng lực tự chữa bịnh trong chúng ta, năng lực này sẽ bắt đầu rà soát cả cơ thể và nạo vét tất cả bế tắc.
Một số phản ứng xảy ra trong diễn trình này. Những hiệu quả phụ có thể xảy ra gồm: Lên cơn nóng lạnh, đau đớn, tê, ngứa, nhức nhối, sưng, mụn đỏ, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, khô miệng, no hơi, đau bụng, choáng váng hay buồn ngủ.  Da ở vùng vỗ đập có thể lộ tà khí  màu đen hay tím, sưng đỏ và xanh như bầm.
Đó là những phản ứng chữa bịnh (khủng hoảng chữa bịnh) mang theo nguy hiểm và cơ hội. Nó giống như trường hợp có thể xảy ra khi dùng thuốc, bấm huyệt, châm cứu, hơ ngải, cạo gió, giác hơi, khí công, tỉnh tâm và các liệu pháp tự nhiên khác. Đó là những phản ứng sinh lý học tự nhiên khi khí dương được tăng cường đấu tranh với khí âm ẩn nấp trong cơ thể. Những vùng khí âm bế tắc là nguồn gốc các vấn đề. 
Khi khi dương mạnh mẽ cố đi qua những bế tắc này, áp lực tăng lên ở những vùng này. Cơ thể lộ ra nhiều triệu chứng khác nhau giống như lúc bạn thấy khi bịnh. Phản ứng chữa bịnh có thể hết trong cùng ngày nhưng cũng có thể kéo dài ít ngày hoặc 1 hay nhiều tuần., tùy theo vóc dáng và tình trạng sức khoẻ mỗi người. Nhiều người không biết rằng những triệu chứng này là dấu hiệu hồi phục đáng kể nên sợ hãi. Đáng tiếc là họ ngừng tất cả sinh hoạt vỗ đập căng dãn vì sự suy nghĩ sai lầm đó. 

Trong quá trình chữa bịnh, cơ thể có thể bài tiết nhiều chất cặn bả khác nhau dưới dạng mồ hôi, nước mắt, ban đỏ, nôn mửa, ợ hơi, xì hơi, nước tiểu, phân và nước mũi. Đó là những dấu hiệu tiến trình giải độc đang xảy ra. Khi thầy thuốc Wang Fengyi (1864-1937), một lương y người Hoa trị bịnh miễn phí, rất được kính nể , bảo bệnh nhân rằng nguyên do gốc gây nên bịnh của họ là ý nghĩ cách hành xử sai trái, các bệnh nhân bệnh nặng thường kêu khóc và nôn mửa. Một số người nôn mửa khá lâu, có khi hết ngày này qua ngày khác. Nghe như vây cũng đáng sợ, nhưng kết quả là từ từ sức khoẻ được  phục hồi.
Nói tóm lại, phản ứng chữa bịnh xem có vẻ khó ưa, nhưng chúng tật sự là dấu hiệu cải thiện (hay công hiệu). Đó là quà tự nhiên, giống như bóng tối trước rạng đông và cơn đau trước khi sinh đẻ.

Lời Chứng về Phản ứng Chữa bịnh.

Các bạn có thể xem các lời chứng có thật của những người bình thường đã đáp ứng thế nào khi bị phản ứng chữa bịnh ở http://pailala.org

Tự chẩn bịnh

Triết lý của liệu pháp vỗ đập căng dãn khác hẳn y học chính quy (Tây y). Nó giúp cơ thể để lộ ra nan đề sức khoẻ của mình. Tây y và ngành giải phẫu thì có khuynh hướng che dấu chúng.
Triệu chứng cho chúng ta biết phần nào cơ thể bị bịnh. Chúng gôm cái khổ chúng ta chịu, bịnh tật và thương tích trong quá khứ, và bịnh tật chưa lộ diện.
Tây y chú trọng vào cách làm sao loại bỏ triệu chứng, trong khi nguyên do vẫn còn đó, chờ đợi gây vấn đề trong tương lai.

Vỗ đập căng dãn dùng những phương pháp đơn giản để chữa bịnh cách tự nhiên, không can thiệp gì cả. Vỗ đập làm lộ ra rồi chữa trị thương tích và bịnh tật trong quá khứ mà chúng ta có thể nghĩ là vẩn còn. Trong trường hợp bịnh tật không được chẩn định hoặc chẩn đoán sai, Vỗ đập căng dãn có thể sữa chữa ngay.

 Cơ thể bảo vệ và tự chữa lành


Vỗ đập và căng dãn có thể đem lại kết quả ngay lập tức, nhưng thông thường cân thời gian và tạm thời có phản ứng phụ. Triệu chứng bịnh sẽ lộ ra, và đôi lúc trở nên tệ hơn trước khi lành bịnh. Nó giống như mèo vờn chuột. Những phản ứng chữa bịnh kể trên có thể xảy ra, kể cả no hơi và mụn nước. Nhưng đó là dấu hiệu cho biết cơ thể đang tống khứ bả độc. Những bả độc này đã tích luỹ  nhiều năm từ cảm xúc tiêu cực, hơi thuốc lá, thuốc tây đã dùng, ngay cả thuốc tiêm nữa, không khí ô nhiễm, thức ăn  và nước uống ô nhiễm. Mùi thuốc lá, thuốc tây có thể thoát ra qua lỗ chân lông và những lỗ thông khác của cơ thể ngay cả sau hàng chục năm sau khi hấp thụ. Nếu Kinh Thận và King Bàng quang của bạn bị bế tắc, nước tiểu của bạn có thể có màu đỏ, nâu hay đen.

Kết quả lâm sàng liên tiếp chứng tỏ rằng phản ứng chữa bịnh càng nặng thì  hiệu quả tự chữa  bịnh càng tốt hơn.
Phản ứng chữa bịnh năng hơn gồm chuột rút toàn thân hoặc là ngất xỉu, tương tự như phản ứng có thể có khi châm cứu. Bịnh cũ có thể lộ ra và tệ hơn khi thực hành vỗ đập căng dãn như:
  • Bịnh nhân bịnh tim có thể thấy khó chịu hơn
  • Bịnh nhân cao huyết áp có thể tăng huyết áp. 
  • Bịnh nhân tiểu đường có thể tăng mức đường máu
  • Bệnh nhân liên quan đến bao tử có thể thấy bao tử khó chịu hơn
  • Cảm giác đau có thể nhiều hơn
Khủng hoảng chữa bịnh chứng tỏ khí lực âm và dương đang tranh chiến.  Theo Đông y, khi khí âm và khí dương cân bằng thì không còn đau và bịnh không còn nữa (đã được chữa lành). Theo Tây y, cơ thể:
  • Sản xuất tế bào gốc và hóc môn.
  • Thải hóc môn có hại
  • Thải bỏ các tế bào trục trặc chức năng và tế bào chết.
Xin đừng xem những phản ứng cao độ này là xấu. Chúng là phần thưởng chứ không phải hình phạt. Cách tốt nhất lúc này là tiếp tục vỗ đập căng dãn.

Bịnh và Phản ứng chữa bịnh là chuông báo động

Bịnh và phản ứng chữa bịnh là tín hiệu báo động tự nhiên và tích cực, cho chúng ta biết sự thống khổ của chúng ta là do ý nghĩ và lối hành xử sai trái của mình, và cần thay đổi, nếu không tình trạng sẽ xấu hơn. Cả hai đều có mục tiêu bảo tồn sự an lành của chúng ta.

Sự khác biệt duy nhất của hai hiện tượng này là: bịnh tật thể hiện vần đề sức khoẻ kín giấu, trong khi phản ứng chữa bịnh xảy ra khi chúng ta khám phá và giải quyết vấn đề. Có thể nói chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền.
Bịnh tật và phản ứng chữa bịnh đều làm chúng ta khó chịu. Ai không hiểu chức năng của chúng thì sợ, ghét hay là nguyền rủa chúng.  Nhưng xin nhớ, mỗi phản ứng đề có một mục đích.

Cái đau

Chỗ nào đau là có vần đề. Uống thuốc giảm đau chỉ che đậy vấn đề - chứ không giải quyết vấn đề.

Sốt

Lên cơn sốt là  phản ứng thuộc bản năng  của cơ thể để đuổi cái lạnh. Ép chế cơn sốt bằng thuốc có thể tạm thời ức chế triệu chứng, nhưng làm như vậy là gieo giống cho bịnh trong tương lai. Nó tước đi khả năng chống bịnh của hệ miễn nhiễm.

Cao huyết áp

Bế tắc kinh mạch và độ nhớt cao trong máu ngăn cản sự luân chuyển khí và máu. Theo bản năng, tim sẽ tăng áp lực để đẩy máu vượt qua các bế tắc.
Nếu nguyên do gốc rễ không được chỉ ra để chữa trị, rồi mù quáng uống thuốc ép chế triệu chứng thì bịnh không những không được chữa trị mà sau này sẽ có nhiều vần đề hơn. Những ai uống thuốc tây lâu năm đều có kinh nghiệm này.
Bây giờ biết là bịnh tật và phản ứng chữa bịnh là dấu hiệu cho biết bản năng tự chữa bịnh của chúng ta đang yêu thương , bảo vệ và chữa bịnh cho cơ thể, chúng ta nên cảm ơn chúng thay vì gạt bỏ hay xuyên tạc thông điệp của chúng. Nhờ kinh nghiệm phản ứng chữa bịnh mà chúng ta có cơ hội khám phá căn nguyên bịnh và sữa chữa  chúng.

Phản ứng chữa bịnh kiểm tra tâm trí bạn

Phản ứng chữa bịnh là các đáp ứng hồi phục. Chúng có thể được coi là tốt hay xấu, tuỳ theo ý kiến mỗi người. Nếu bạn xem chúng là xấu, đâm ra lo âu, sợ hãi, than vãn thì bịnh tật được nhìn nhận là nguy cơ chết người. Nếu bạn tích cực, suy nghĩ lại, biết ơn và sẵn sàng thay đổi mình, thì bịnh tật được xem là tín hiệu báo động có ích. Bịnh tật và tiến trình chữa bịnh kiểm tra cơ thể nhưng hơn thế nữa, chúng kiểm tra tâm trí chúng ta. Điều này có thể là điểm đổi đời của bạn.

Bịnh tật khởi phát từ Trái Tim và được chữa trị nhờ sự thay đổi chạm đến trái tim. Khi xem sự khó chịu một cách tiêu cực với lòng sợ hãi, thì sự khó chịu được xem là một bệnh tật. Khi được nhìn với lòng biết ơn, chúng bắt đầu tiến trình chữa bịnh.
Nếu khi lực cùng sự luân chuyển máu của bạn bị yếu và gặp phản ứng trầm trọng, bạn nên nghỉ ngơi, uống trà gừng với táo tàu, và giảm cường độ tập vỗ đập căng dãn. Bạn có thể trải dài thì giờ tập nữa, để phù hợp phạm vi chịu đựng và thoải mái của mình.

Sau khi tình trạng của bạn cải thiện thì tiếp tục vỗ đập căng dãn. Những người  khí lực và dòng máu yếu, người bịnh nặng cũng như người lớn tuổi hay yếu ớt cần vỗ đập căng dãn nhiều hơn. Vỗ nhè nhẹ nhưng đừng có ngừng. 

Khi kinh mạch bị bế tắc, cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Vì vậy tại sao kinh mạch thông suốt là cách dinh dưỡng tốt nhất. Bạn sẽ hấp thụ thức ăn tốt hơn khi khí lực bạn cải thiện.

Vỗ đập căng dãn nên được thực hành như  thói quen cả đời. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn trải qua hành động và suy nghĩ có hại. Thực hành vỗ đập căng dãn mỗi ngày thì cũng giông như ăn đều đặn mỗi ngày. Nó giúp cơ thể sản xuất dinh dưỡng và thuốc tốt nhất cách sống động. Bạn có thể ngưng vỗ đập căng dãn lúc nào bạn không bị phản ứng phụ, bất kể đập mạnh đến mức nào và căng dãn bao lâu. Tình trạng đó chứng tỏ xương nằm đúng chỗ và dây gân mềm dẻo. Tuy nhiên, ngay cả bậc thầy yoga với dây gân thật là mềm dẻo cũng thấy có dấu hiệu giải độc sau 30 phút.

Ba giai đoạn khủng hoảng chữa bịnh

1. Nhận diện chỗ bế tắc

Khi khí lực bị cản trở bởi lực chống cản lớn hơn và không đi tới được chỗ có vấn đề, nó sẽ tìm đường thay thế. Tiến trình như thế cứ lập đi lập lại khi dòng khí lực gặp lực cản trở khác trên đường thay thế. Những nổ lực này giúp giải trừ những vấn đề (bịnh) nho nhỏ và chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng hơn mà cơ thể chưa giải quyết được.

2. Tiết lộ bịnh tật

Thực tập kiên trì nâng cao năng lượng khí dương. Năng lượng mạnh hơn sẽ  nhắm vào những chỗ bế tắc đã được chỉ ra và tấn công chúng với lực mạnh hơn. Kết quả là một số triệu chứng sẽ nặng hơn, làm lộ ra tất cả các bịnh đang có.

Đó là lúc chiến tranh đang xảy ra, cơ thể trải qua giai đoạn căng thẳng nhất. Các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn. Nếu làm thử nghiệm y khoa lúc đó sẽ ghi nhận nhiều bất thường. Vì vậy giai đoạn này được gọi là giai đoạn chết sống. Nó là bóng tối trước khi rạng đông hé lộ. Đáng tiếc là nhiều người không hiểu và ngừng thực tập nữa chừng. Không có giai đoạn khốc liệt này thì cơ thể không thể nào  được đại tu - và đạt được sức sống mới.

3. Chiến đấu bịnh tật

Sau khi dòng khí lực lập đi lập lại cố gắng vượt qua những vùng có vấn đề, năng lượng của cơ thể tăng lên nhiều nhờ những nổ lực liên tục đó.  Trước áp lực liên tục của dòng khí lực, các vấn đề sẽ từ từ rút lui và cuối cùng biến mất. Bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng lắng xuống - và cuối cùng hoàn toàn không còn nữa.
Càng học và càng thực tập  Vỗ đập Căng dãn, tôi càng kinh ngạc trước cái thiết kế vô tận của cơ thể con người.  Nó hoàn toàn vượt quá sự hiểu biết và óc tưởng tượng của con người. Chức năng vô cùng phức tạp, mà lại vô cùng thân thiện dễ dàng cho người dùng (user friendly). Chúng ta có thể thấy và cảm nhận rằng cơ thể con người chỉ có thể được thiết kế với trí khôn tuyệt đỉnh và tình thương cực đại. Nó không thể nào là kết quả kết hợp ngẫu nhiên của các nguyên tố khác nhau. Đó là một phép mầu. Chúng ta có thể kết luận rằng sự tự chữa bịnh giống y như không khí chúng ta thở và ánh nắng chúng ta hưởng mỗi ngày: chúng là những phép mầu miễn phí do Tạo hoá Vũ trụ làm ra. Chúng ta không cần phải biết chi tiết mới thụ hưởng được. Chúng ta chỉ cần đức tin thôi.







Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Bốn bí quyết của những người đã chiến thắng ung thư

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng