Lời khuyên tổng quát về Vỗ đập - Chương 10 sách "Tự chữa bịnh cách tự nhiên"

 Bản lược dịch chương 10 sách Heal Yourself Naturally Now của Hongchi Xiao

Chương này chỉ dẫn nên chuẩn bị, và thục hiện vỗ đập căng dãn như thế nào để có hiệu quả tối đa, kể cả môi trường không khí nước uống, trước sau, thời gian và độ thường xuyên thực tập. Tác giả cũng nêu  những gì nên làm và trường hợp không nên tập.

Tránh gió là hơi lạnh lúc Vỗ đập

Tránh dùng quạt máy hay máy lạnh khi Vỗ đập. Để gió (phong) và hơi lạnh lẻn vào cơ thể qua lỗ chân lông có thể gây nên bịnh mới. Nếu dùng máy điều hoà không khí thì vặn quạt xuống thấp và tăng nhiệt độ lên ít nhất 79 độ F (hay 26 độ C).

Cách uống nước tốt nhất khi vỗ đập

Trước, đang khi và sau khi Vỗ đập, hãy uống một chút nước ấm để bồi đắp lại chất lỏng, phòng ngừa mệt mỏi và choáng váng, và tăng cường cơ chế chuyển hoá trong người. Nếu được, uống trà gừng và táo tàu thì càng tốt hơn, nhất là cho những ai yếu khí lực (qi) và thiếu máu.
Nhiều người uống nước như thói quen , ngay cả khi không khát nước. Một số người uống ngay cả 4-5 lít nước 1 ngày, như vậy có thể gây bịnh tật.  Theo Đông ý, chỉ nên uống khi bạn khát nước - và uống nước ấm. Đừng nghĩ rằng uống nước nhiều giúp tẩy độc. Chỗ nào bị bế tắc, nước nhiều quá cũng không thể giúp tẩy độc. Nó co thể bị ứ kẹt, gây tổn hại cho chức năng thận và bàng quang, và gây nhiều vấn đề khác.
Nước lạnh, nhất là vào lúc sáng sớm khi năng lượng khí Dương thăng vượng cùng với mặt trời, dập tắt tâm hoả và dẫn đến bịnh tim.

Tránh tắm sau khi Vỗ đập.

1. Mùa lạnh, khi bạn đổ mồ hôi ít, đừng tắm trong ngày bạn Vỗ đập.
2. Khi lực và sự lưu chuyển của máu tự nhiên được tăng cường nhờ Vỗ đập Căng dãn; đừng can thiệp vào tiến trình này. Cái ẩm lạnh có thể nhập vào người qua lỗ chân lông khi nước ấm mở lỗ chân lông.
3. Ngày nào ấm thì tắm xối nước (shower) 2 giờ sau khi vỗ đập
4. Đừng bao giờ tắm xối nước lạnh.
5. Tránh dùng thuốc gel (keo lỏng) gội đâu và gel tắm xối nước (shower gel). NHững thứ này chứa hoá chất độc hại.

Tiếp tục vỗ đập cho tới khi tà chất biến mất

  • Diễn trình này có thể kéo dài khá lâu - có lúc hơn 1 tiếng đồng hồ.
  • Tiếp tục vỗ đập giúp tà chất biến đi nhanh hơn
  • Vùng được vỗ đập thu gom nhiều khí lực và máu, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng máu chảy và tẩy độc.
  • Tà chất tự nó biến đi sau vài giờ hay vài ngày, nhưng có khi lâu hơn.
  • Tà chất biến đi nhanh có nghĩa là sức khoẻ tốt.
  • Thông thường, tà chất trên người trẻ và khoẻ mạnh biến đi nhanh hơn.
  • Nó chậm biến đi hơn trên người lớn tuổi và người bịnh năng. Tà chất trầm trọng có thể vẩn chưa mất sau nhiều tuần lễ. 
  • Sau khi tà chất hiện lên, bạn có thể chuyển qua vỗ đập nơi khác; rồi chờ đến khi tà chất biến đi mới trở lại nơi đó vỗ đập vòng thứ nhì.

Tà chất không phải là mạch máu bị vỡ.

Trái lại, chất độc trong máu đang phân huỷ và được thải ra qua lỗ chân lông, lỗ bài tiết khác và các kênh tẩy độc trong cơ thể.
Mồ hôi, nước mắt, nước mũi, nước tiểu, phân, mùi da và những chất bài tiết khác là dấu hiệu của sự tẩy độc.
Tà chất đỏ đậm đen cùng với da sưng lên có thể có vẻ khủng khiếp. Có người không thể mang giày được sau khi vỗ đập, vì chân bị sưng. Trong trường hợp này, hãy tiếp tục vỗ đập. Đừng sợ, ngay cả nếu da vở và rỉ máu. Vỗ đập một chốc để loại bỏ máu độc và chất lỏng độc trong cơ thể. Rồi chuyển sang vùng kế tiếp.

Tà chất và Chảy máu là một phần của qui trình tự chữa bịnh.

Khi dùng dụng cụ y khoa kiểm điểm, người ta thấy những mạch máu xung quanh vùng vỗ đập không sao cả. Và nếu bạn vỗ đập vùng lành mạnh, bạn sẽ không thấy tà chất hay rỉ máu.

Da bị vở là chuyện bình thường

Bạn có thể ngừng vỗ đập ở đó và chuyển qua vỗ đập vùng khác. Tuy nhiên, để chữa lành một số bịnh, chúng ta cần vỗ đập cho đến khi da bị vỡ, để rút ra máu độc và chất lỏng độc. Chẳng hạn như người bị vảy nến hay viêm chàm da có thẻ loại bỏ nhiều chất độc hơn ở vùng da bịnh bằng cách đó. Để giải toả bệnh tim trầm trọng, nên vỗ đập phía trong khuỷu tay cho tới khi da vỡ.

Thận trọng

Không được vỡ đập trong những trường hợp sau đây:
1. Những người dể chảy máu hoặc bị loạn máu (blood disorders) hay những người có da bị thương hoặc nhiễm trùng.
2. Nếu bạn đang chảy máu (xuất huyết)
3. Nếu bạn bị thương nặng, nhiễm trùng nặng, hay xương mới gãy.
Vỗ đập trên vùng da có bắp thịt và mô mềm bên trong bị thương và xung quanh thì không sao mặc dầu sẽ đau hơn.

Tránh vỗ đập xung quanh mắt nếu bị bong võng mạc.

Vỗ đập căng dãn bao lâu và bao nhiêu lần

1. Bịnh hay không bịnh, và tà chất có hiện ra hay không, tốt nhất là bạn nên tập vỗ đập căng dãn mỗi ngày.
2. Một lần vỗ đập căng dãn liên tục và dài lâu thì tốt hơn là tập nhiều lần ngăn ngắn.
3. Khi có thì giờ , tốt nhất bạn nên vỗ đập một vùng tới 30 phút. Nếu không có đủ thì giờ thì vỗ đập một hay hai vùng mỗi ngày. Vỗ đập tới nơi tới chốn là vỗ đập cho đến khi tà chất hiện ra và tiếp tục cho đến khi tà chất phai đi hoặc biến mất.
4. Bạn có thể thực tập Vỗ đập Căng dãn bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào điều kiện cho phép.



Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Bốn bí quyết của những người đã chiến thắng ung thư

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng