Chương 6&7: Những điều quan trọng cần lưu ý khi tự vỗ đập và vỗ đập cho nhau

 Chương 6 và chương 7 sách " Heal Yourself Naturally Now" (Tự chữa bịnh cách tự nhiên từ bây giờ) của tác giả HongChi Xiao.

Tóm lược:

 Chương 6 chỉ dẫn những điều cần lưu ý và làm theo khi tự vỗ đập. Điều quan trọng là vỗ đập với lòng tin tưởng, chú tâm và kiên trì. 

Chương 7 chỉ dẫn những điều cần biết và làm theo khi vỗ đâp cho nhau. Điều quan trọng khi vỗ đập cho nhau là làm với tấm lòng chăm sóc, tinh thần tích cực và hy vọng sớm bình phục. Cũng cần vỗ đập một cách thư thái, không nói chuyện, nhưng cảm thông biết ý nhau.

Nguyên tắc tự vỗ đập:

1. Vỗ đập liên quan đến sự tin tưởng, tập trung và lòng kiên trì

2. Khi tin vào nguyên lý tự chữa lành, bạn sẽ tiếp tục chú tâm và kiên trì. Nếu có thái độ tiêu cực, bạn không thể tiếp tục chú tâm hoàn toàn. Hiệu quả sẽ giảm đi, ngay cả nếu bạn tiếp tục thực tập.

3. Nhắm mắt và giữ yên lặng.

Khi nhắm mắt, bạn dễ dọn sạch tâm trí. Nó cũng giúp bạn khỏi bị phân tâm bởi những gì xảy ra và giúp tránh nói chuyện với người khác.

Đọc lại phần giải thích khái niệm về khả năng tự chữa lành của cơ thể  để hiểu sâu hơn , nhất là phần liên quan đến phản ứng chữa lành. Cùng nên đọc lại lời chứng của nhiều người đã kinh nghiệm công hiệu của phương pháp này. Nếu hàng triệu người đã tự chữa bịnh cho mình bằng liệu pháp này, thì không có lý do gì bạn không tự chữa cho mình được.

Lòng biết ơn

Theo thuyết kinh mạch thì Tâm kinh là kinh mạch chủ của hệ thống kinh mạch, có nghĩa là trái tim là quan trọng nhất. Tâm bình an, tâm khoan dung, tâm yêu thương, tâm cởi mở, tâm khiêm nhường, tâm cảm tạ... sẽ giúp thư duỗi các cơ bắp và thần kinh trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi đả thông kinh mạch. Năng lượng tích cực và tiêu cực không hiện hữu riêng lẽ. Nêu lòng bạn còn thù ghét và bất mãn, thì mầm mống bịnh tật vẫn còn đó. Biết ơn là cách tốt nhất để dẹp sạch lòng tiêu cực.

1. Hãy cảm tạ Sinh lực toàn năng đã tạo nên mọi vật và cảm ơn cơ thể bạn đã thúc đẩy bạn thay đổi những thói quen xấu.

2.Hãy trân quý cơ thể bạn. Nếu bạn cứ tiếp tục bóc lột nó, bạn sẽ tiếp tục bị bịnh tật.

3. Nếu bạn dã bịnh mà giận cơ thể minh thì tự nhiên tình trạng bịnh của mình sẽ tệ hơn.

4. Hãy biết ơn cha mẹ và đất nước đã cưu mang bạn, và biết ơn mọi người (hiện sống hay quá cố) đã giúp đở và chăm sóc bạn. Bạn có thể nhớ đến tên và gương mặt của họ trong khi vỗ đập.

5. Tỏ lòng biết ơn tương tự với kẻ nghịch và những người làm tổn hại bạn. Giống như những người đã giúp bạn cách tích cực, họ cũng cần thiết để giúp bạn thành nhân.

6. Phối hợp lòng biết ơn với lòng sám hối (về việc đã từng thiếu trân quý cơ thể mình). Bạn có thể nói lớn hay âm thầm: "Tôi có lỗi, xin tha thứ tôi; cảm ơn, Tôi thương bạn". Những câu này có năng lực rất lớn.

7. Nhận vào khí trong sạch và đẩy ra khí dơ. Khi vỗ đập hãy tưởng tượng là cơ thể tiếp nhận đầy khí sạch từ bàn tay mình, rồi tưởng tượng khí dơ được rút ra và đẩy ra khỏi cơ thể.

8. Chú ý hơi th. Khi bạn vỗ đập hay được vỗ đập, bạn có thể hít vào bằng mũi, nín thở tử 3 giây đến 1 phút rồi thở ra nhanh bằng miệng. Thở như vậy sẽ giúp bạn thấy bớt đau, tăng khí dương và giúp cơ thể đẩy ra khí dơ. Bạn có thể quan sát nhịp thở và  cảm giác cách điềm tỉnh và khách quan. Nó giúp bạn ý thức được các cảm giác dễ chịu lẫn khó chịu.

Chương 7: Nguyên tắc vỗ đập cho nhau hoặc giúp người không tự vỗ đập được

Khi vỗ đập cho nhau, điều quan trọng là làm với tấm lòng chăm sóc, tinh thần tích cực và hy vọng sớm bình phục. 

Cả hai cần thư dãn cả thân thể lẫn tinh thần, nhất là ở vùng được vỗ đập. Thư dãn tinh thần, tâm lý còn quan trọng hơn vì nếu bạn thấy căng thẳng, cơ thể bạn sẽ căng thẳng, làm đau hơn.

1. Luôn luôn vỗ về với tấm lòng quan tâm chăm sóc, tâm tình tích cực, hy vọng người nhận sớm phục hồi. Không có tấm lòng này thì không có thể gọi là vỗ về được. Vỗ về là một cử chỉ bày tỏ lòng yêu thương giúp cho người nhận bớt đau và được an ủi cho nên chúng ta thấy hành động vỗ về rất có công hiệu an ủi và giảm đau.

2. Cả hai cần thư giãn cả cơ thể, tinh thần và tâm hồn

3. Chú ý đến lời nói, cử đông, ánh mắt, gương mặt của người được vỗ về để biết và hiểu nhu cầu, cảm giác, quan tâm của người nhận.

4. Không nói chuyện trong lúc vỗ về để bảo tồn  khí lực cho việc vỗ về.

5. Luôn luôn bắt đầu vỗ  nhẹ nhàng (như vỗ về) trước khi tăng cường độ và đảm bảo người nhận thấy thoải  mái chứ không đau đớn.

6. Không bao giờ vỗ quá mạnh làm cho người nhận sợ hãi bất bình, làm giảm công hiệu của liệu pháp. Vỗ nhẹ như vỗ về lâu đủ cho trẻ em, người già, người bịnh nặng với lòng yêu thương sẽ có công hiệu chữa bịnh như mong muốn, hoặc nhiều hơn là vỗ mạnh.

7. Người nhận nên kết nối và hợp tác với người thực hiện vỗ đập với tâm tình biết ơn.

8.  Người vỗ đập thật ra cũng được vỗ đập ở bàn tay vỗ đập của mình, vì vậy không bị ảnh hưởng bời năng lượng tiêu cực mà sức khoẻ cũng được cải thiện. Nếu vẫn lo thì có thể tăng cường năng lương tích cực của mình bằng cách tỉnh tâm, quơ và rung tay chân mình sau mỗi lần vỗ đập, và đứng chân không trên đất hoặc trên cỏ để bồi dưỡng năng lượng.

Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mật ong Manuka, là thứ chúng ta nên có sẵn trong nhà

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng