Quả me ngọt: giảm đường máu và bảo vệ sức khoẻ tuyệt vời

Quả me: thức ăn trị tiểu đường giảm đường máu và bảo vệ sức khoẻ tuyệt vời, kể cả tim mạch, huyết áp, máu mỡ, rối loạn tiêu hoá, lỡ bao tử, táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ, trĩ nội ngoại, trị viên khớp, trị loãng xương, hệ miễn nhiễm và triêu chứng quá mập.

Ngày 12 tháng 9 năm 2020, TS Kỹ sư Thanh, trong nhóm Cựu Sinh Viên Việt nam ở New Zealand trước 1975, chia sẻ kinh nghiệm tình cờ uống nước me như sau (dịch từ nguyên văn tiếng Anh):

“ Bốn ngày trước đây, tôi uống một ly nước trái cây làm từ trái me ngọt. Mùi vị cũng được và tôi không nghĩ đến chuyện đó nữa cho tới khi đo lượng đường trong máu và để ý thấy mức đường máu giảm từ 140 xuống 96 mg/dL. Tôi sững sờ và bắt đầu lên mạng internet tìm hiểu thêm về trái me. Kinh ngạc với những gì tôi tìm ra, tôi quyết định ngừng uống Metformin, là thuốc tiểu đường tôi thường phải uống 2000mg mỗi ngày, và thay thế bằng nước trái me. Mức đường máu của tôi trung bình là 130 mg/dL từ đó.”

Bà Hienvy chia sẻ lại thông tin này trên facebook. Anh (hay em trai) bà thử làm theo và lượng đường máu của ông ta giảm xuống một cách tuyệt vời. (Hien Vy posted this information on her facebook. Her brother tried them and his sugar has dropped to an amazing level)

Một bà khác viết lời bình luận trên Facebook của Hien Vy như sau:
“ mình làm nước me cho ông xã uống được 3 ngày thì thấy có kết quả lắm, khi trước có thuốc nhưng vẫn cứ 170, 180 và ngày rồi thì 140, 130 và hôm nay 110. Cảm ơn chị nhiều”

Đó là kinh nghiệm và thông tin tuyệt vời cho những người đang khổ sở vì tiểu đường. That is wonderful news for those of us suffering from diabetes.
(For non Vietnamese readers please read the benefits of sweet tamarind at https://www.livestrong.com/article/516215-the-benefits-of-sweet-tamarind  on change to English at language button)

Điều đáng ngạc nhiên là công dụng trị tiểu đường không được phổ biến rộng rãi trên mạng internet.

Đặc biệt, công dụng này không được đề cập trong các trang mạng và sách vở y học Viêt nam. Theo trang mạng thầy thuốc của bạn thì Viêt nam chỉ dùng trái me để giải nắng, giúp tiêu hoá, lợi trung tiện và nhuận tràng (Việt nam). Ở Thái lan người ta chỉ dùng trái me để Trị bệnh rối lọan mật, sốt rét, giúp tiêu hoá. Còn ở Trung Quốc thì trái me chỉ được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, thực tích, tiêu hoá không bình thường, đau khối cục ờ bụng, đàm ấm, nôn mửa khi có thai, trẻ con cam tích, bệnh giun đũa, dự phòng trúng nắng. (https://amp.thaythuocuaban.com/vithuoc/me.htm) và (https://caythuoc.org/cong-dung-cua-qua-me.html)
Tuy nhiên, trong trang mạng y học Ấn độ https://www.ayurvedum.com /6-tamarind-benefits-health/ giảm đường máu được nêu là một công dụng của me và người Ấn độ đã từng dùng me để kiểm soát đường máu.

Nhiều công trình nghiên cứu y khoa về dược tính và thành phần dinh dưỡng của me đã được thực hịện.

Làm sao me ngọt giúp trị tiểu đường:

Theo báo cáo trong Tập san Báo cáo khoa học (Scientific Reports) tháng 6 năm 2015, Me có tính chống viêm rất mạnh và chống oxit hoá, rất có ích cho những người bị tiểu đường. Chuyên gia dinh dưỡng Casey Seiden ở New York xác nhận “Trái me có dồi dào chất dinh dưỡng rất bổ ích cho đường máu như magnesium, thiết yếu cho việc điều hoà đường máu vì làm tăng độ nhạy insulin. Trái me còn chứa nhiều potassium và hợp chất polyphenol như flavonoid, cả hai đều quan trọng giúp chống viêm , chống oxit hoá và cải thiện chức năng tim mạch (Kerr, 2019; Kuru, 2014). Kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy chất flavonoid và polyphenol trong me giúp phục hồi “tế bào beta” trong lá lách bị hư hại, nhờ đó tăng sản suất insulin, cải thiện hấp thụ đường trong cơ thể và giảm đường máu. (Sole & Srinivasan, 2012). Có lẽ nhờ cơ chế này mà công hiệu trị tiểu đường của Me bền lâu.

Thêm vào đó, me ngọt có chỉ số đường huyết thấp (low glycemic index). Ngọt nhưng me ngọt có mức glucose thấp và không thay đổi theo thời gian. Vì vậy các nhà nghiên cứu kết luận rằng me ngọt là một trong những lựa chọn tốt nhất cho những người có mức đường huyết bất bình thường không kiểm soát được. (Passos et al, Food and Science Technology , 2015)

Kết qủa nghiên cứu hoá chất thực vật cho thấy trái me là môt thức ăn rất bổ dưỡng, chứa nhiều carb, hầu hết chất đạm thiết yếu và dồi dào vitamin (nhất là vitamin B) cũng như khoáng chất quan trọng cho sức khoẻ. Sau đây là những lợi ích khác cho sức khoẻ khi ăn thường xuyên me ngọt:

Giúp xương rắn chất không bị loãng: Me ngọt có dồi dào magnesium, potassium, Phốt pho, và nhiều khoáng chất quan trọng cho xương như can xi, đồng, sắt và kẽm. Vì vậy ăn me đều đều sẽ giúp xương rắn chắc, mạnh và tránh được nạn loãng xương khi về già. (Kerr, 2019)

Cải thiện tiêu hoá.
Nhờ có nhiều chất xơ, và những hợp chất polyphenols chủ yếu là procyanidin, epicatechin and polymeric tannins, chống viêm, chống oxy hoá nên me ngọt giúp cải thiện tiêu hoá, trị rối loạn tiêu hoá (IBS), chống táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ (dysentery), chống trỉ (piles), trị lỡ loét bao tử (peptic ulcer) và ngăn ngừa ung thư ruột già. Axit malic, axit tartaric và potassium trong me ngọct giúp nhuận trường. (Kerr, 2019)

Tăng cường hệ miễn nhiễm:
Với nhiều hợp chất polyphenol, vitamin C, betacarotne, vitamin là những chất chống oxy hoá, cộng thêm chất chống viêm và kháng sinh, Me ngọt giúp tăng cường hệ miễn nhiễm, bảo vệ cơ thể tránh được nhiều bệnh mãn tính và cảm cúm (Kerr, 2019)

Bảo vệ tim mạch, điều hoà huyết áp:
Me ngọt chứa can xi, magnesium, và potassium là những khoáng chất cần thiết để bảo vệ tim và điều hoà huyết áp.
• Can xi giúp mạch máu thu trương theo nhu cầu và giúp ngừa cao huyết áp. Me ngọt là nguồn can xi tốt hơn hầu hết các trái cây khác.
• Magnesium trong me ngọt không những giúp điều tiết hàng trăm hệ thống hệ thống cơ thể, kể cả huyết áp, đường máu, chức năng cơ bắp và thần kinh, mà còn cần có để giúp mạch máu thư giãn. Tim là bộ phận cần magnesium nhiều nhất. Thiếu magnesium tim không hoạt động đúng chức năng được.
• Potassium trong me ngọt giúp bảo trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể, tức là yếu tố ảnh hưởng huyết áp. Nó cũng cần trong cho cơ bắp làm việc, kể cả thư giãn thành ống mạch máu. Ngoài ra, potassium cần có mặt để chuyển tin giữa óc và tim để tránh nhịp tim bị rối loạn. (Kerr, 2019)

Giảm mỡ máu
Ăn me ngọt giúp giảm mức máu mỡ xấu (LDP cholesterol) và mỡ triglyceride nên cải thiện mạch máu hổ trợ tim. Nghiên cứu trên chuột thí nghiệm gợi ý là me chứa những chất đạm có khả năng chế hoá mỡ và giúp bảo vệ tim, đồng thời chất xơ trong me làm giảm múc hấp thụ cholesterol vào máu. (Lim et al, 2018)

Giảm đau, chống viêm cải thiện viêm khớp
Theo báo cáo kiểm kê các nghiên cứu về dược tính chống viêm và giảm đau trên báo Integr Med Res tháng 9 năm 2019, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng chứng minh rằng việc dùng me để trị đau nhức trong cơ thể và chống những bịnh do viêm gây nên như thấp khớp (arthritis) là có cơ sở khoa học. Công hiệu này có thể là nhờ me chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học (bioactive compounds) khác nhau gồm cả alkaloids, flavonoids, tannins, phenols, saponins, and steroids.
Đặc biệt, hột me có công dụng đảo ngược và ngăn cản sự hư hại xương và sụn do viêm khớp gây ra. (Sandaram et al, 2015)

Giảm mỡ giúp kiểm soát chống bệnh lên cân quá mức.

Một số nghiên cứu cho biết me ngọt có thể giúp chống (trị) triệu chứng lên cân quá mức và có thê giảm cân. Đặc biệt hột me có thể chứa một hợp chất ức chế được trypsin, một enzyme phân hoá (breakdown) chất đạm (Carvalho et al., 2016) Người ta thí nghiệm cho thấy hợp chất này trong hạt me làm giảm cân chuột nhờ giúp chúng ăn bớt đi (Ribeiro et al, 2015)

Với những lợi ích tuyệt vời như trên của me ngọt, người nào ăn me ngọt thường xuyên chắc sẽ lúc nào cũng khoẻ mạnh, không hề bịnh tật. Bà H. Vy được đề cập ở phần đầu đã nói rằng: “Tôi ưa thích me ngọt và có thể ăn mỗi lần cả hộp me. Không biết có phải vậy mà đến tuổi này (67) tôi chưa phải uống viên thuốc nào cả”.

Xin cẩn thận.
Nếu đang dùng thuốc theo toa bác sĩ, nhất la thuốc loãng máu, thuốc chống viêm, thuốc tiểu đường, thuốc giảm đau, chúng ta cần hỏi ý kiến hay thông báo cho bác sĩ trước khi dùng thức ăn thiên nhiên như me ngọt để trị bịnh. Bác sĩ có thể phải theo dõi để giảm thuốc.
Thứ hai, ăn hay uống quá mức cái gì kể cả me ngọt, nước lạnh, vitamin… cũng không có lợi cho sức khoẻ. Nếu ăn me ngọt chúng ta cũng chỉ nên ăn vừa phải (4-5 trái một ngày) nhưng đều đặn thì có lợi tốt nhất.

Mua me ngọt ở đâu.
Ở Mỹ và Viêt nam , Me ngọt chắc không khó tìm.
Đây là thứ me ngọt của Thái lan có bán ở Mỹ
Riêng ở NZ thì có thể mua sweet dried tamarind online ở

 https://www.asiangrocer.co.nz/product/409-dried-tamarind-sweet-seedless-hoshi-150g

hoặc 

https://www.soungyueen.co.nz/product-page/hoshi-dried-sweet-tamarind-seedless-150g


Lưu ýBài viết này chỉ có mục tiêu thông tin chứ không thay thế chỉ dẫn của bác sĩ chăm sóc quý bạn.

Tham khảo:

Carvalho F. et al (2016). A Trypsin Inhibitor from Tamarind Reduces Food Intake and Improves Inflammatory Status in Rats with Metabolic Syndrome Regardless of Weight Loss. Nutrients. https://www.mdpi.com/2072-6643/8/10/544

Kerr, G. (2019). The benefits of sweet tamarind. Livestrong.com https://www.livestrong.com/article/516215-the-benefits-of-sweet-tamarind/

Komakech, R., Kim, Y., Matsabisa, G.B. & Kang, Y. Anti-inflammatory and analgesic potential of Tamarindus indica Linn. (Fabaceae): a narrative review. Integr Med Res. 2019 Sep;8(3):181-186. doi: 10.1016/j.imr.2019.07.002. Epub 2019 Jul 23.

Kuru, P. (2014) Tamarindus indica and its health related effects. Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine. Volume 4, Issue 9, September 2014, Pages 676-681
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2221169115300885#bib25

Lim, C.Y. et al (2018) The hypolipidemic effects of Tamarindus indica fruit pulp extract in normal and diet‐induced hypercholesterolemic hamsters are associated with altered levels of serum proteins. Electrophoresis. Analytical Science Advances. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/elps.201800258
https://doi.org/10.1002/elps.201800258

Passos et al (2015) . Glycemic index and glycemic load of tropical fruits and the potential risk for chronic diseases. Food Sci. Technol (Campinas) vol.35 no.1 Campinas Jan./Mar. 2015.
https://doi.org/10.1590/1678-457X.6449

Ribeiro et al (2015) Trypsin inhibitor from tamarindus indica L. seeds reduces weight gain and food consumption and increases plasmatic cholecystokinin levels. Clinics ( Sao Paulo)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25789523/

Sandaram et al (2015). Tamarind Seed (Tamarindus indica) Extract Ameliorates Adjuvant-Induced Arthritis via Regulating the Mediators of Cartilage/Bone Degeneration, Inflammation and Oxidative Stress. [Abstract] Sci Rep. 2015. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26059174/

Sole, S.S. & Srinivasan, B.P. (2012) Aqueous extract of tamarind seeds selectively increases glucose transporter-2, glucose transporter-4, and islets’ intracellular calcium levels and stimulates β-cell proliferation resulting in improved glucose homeostasis in rats with streptozotocin-induced diabetes mellitus. Nutrition Research
Volume 32, Issue 8, August 2012, Pages 626-636.

Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Bốn bí quyết của những người đã chiến thắng ung thư

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng