Cách vỗ đập căng dãn cho các chứng bịnh thông thường (Chương 16 sách Heal Yourself Naturally Now)

 Chương 16

Cách vỗ đập căng dãn cho mỗi chứng bịnh và tình trạng sức khoẻ

Xin các bạn nhớ là muốn lấy lại và bảo tồn sức khoẻ, chúng ta phải vỗ đập đều đặn cả cơ thể. Tuy nhiên, bạn có thể nhắm một số vùng cho những vấn đề cấp tính.

Sau đây là cách vỗ đập căng dãn cho các vấn đề hay chứng bịnh theo vần ABC

Bại Thận (Kidney Failure), Viêm thận (Nephritis) và Thẩm Lọc máu (Dialysis)

Các chứng bịnh này thường xãy ra cho cả nam giới lẫn phụ nữ trẻ cũng như già. Một số lớn người bị những bịnh này vì uống thuốc trị các bịnh khác. Trong trường hợp này, tất cả nội tạng đề có vấn đề nghiêm trọng, nhất là tim, gan và thận.

Những cách chữa trị các bịnh này theo Tây y rất tốn tiền và kéo dài rất lâu. Đặc biệt, tiến trình thẩm lọc máu (dialysis) tốn rất nhiều tiền cho cá nhân, gia đình và chính phủ.

Tuy nhiên, các chứng bịnh này có thể được cải thiện và tự chữa lành với phưo8ng pháp vỗ đập căng dãn. Chìa khoá là thay đổi lối suy nghĩ của bịnh nhân.

Những kinh mạch này bị bế tắc:

Tim

Gan

Lá lách (Tỳ)

Thận

Bao tử

Túi mật

Bàng quang

Ruột non và ruột già

Qui trình vỗ đập

(Lời người dịch: Qui trình dưới dây có thể làm cho bịnh nhân choáng váng sợ không làm nổi. Nhưng xin đừng nản lòng. Lúc đầu từ từ tập theo sức chịu đựng của mình, có thể chỉ bắt đầu từ mức tối thiểu rồi từ từ tăng lên. Kiên trì từng bước nhỏ, các bạn sẽ thấy chứng bịnh cải thiện dần, chứ không tệ hơn đâu khi các kinh mạch dần dần mở ra. Tin tưởng, kiên trì và hy vọng là quan trọng.)

1) Vỗ đập bốn vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)

2) Vỗ đập dọc theo tứ chi

3) Vỗ đập bàn tay và bàn chân thật lâu

4) Vỗ đập toàn thân còn lại

5) Vỗ đập mỗi chỗ từ 5 tới  60 phút ( ít nhất 5 phút)

6) Vỗ đập lâu hơn và nhiều vòng tập hơn nếu có triệu chứng nặng

7) Khi Tà chất biến đi, làm lại một vòng đập khác.

8) Vỗ đập toàn thân vài vòng

9) Căng dãn thế nằm ngửa dơ 1 chân lên trời một tới ba lần một ngày, mỗi lần 5 tới 40 phút cho mỗi chân

10) Buộc thêm bao cát 5 kí vào chân thòng xuống đất.

11) Uống trà gừng với táo tàu.

 Các bản tường trình cho biết nhiều trẻ em và người lớn đã thành công tự chữa lành bịnh bại thận. Trong quá trình vỗ đập căng dãn, người bịnh có thể bị đau, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng hay xỉu. Đó là các dấu hiệu tốt của tiến trình cơ thể tự chữa bịnh.

Khi bị phản ứng chữa bịnh như thế, bạn nên vỗ đập phía trong khuỷu tay và trên huyệt Nội quan (mặt trong cổ tay) để cất giảm những phản ứng đó. Nghỉ ngơi thật tốt  rồi tiếp tục vỗ đập căng dãn. Đừng ngừng vỗ đập căng dãn vì những phản ứng chữa bịnh đó. Xin đừng lầm tưởng phần thưởng là hình phạt.

Bịnh da (skin diseases)

Bịnh da liễu là dấu hiệu trên da cho biết nội tạng có vần đề, kể cả những chứng như

Đau da (skin pain)

Ghẻ lở (sores)

Mụn nhọt lở loét

Dị ứng

Ngứa ngáy

Da khô

Viêm chàm

Vãy nến

Mề đay

Tất cả là do kết quả chất độc do nội tạng tiết ra. Hoàng đế Nội kinh nói rõ là:” Tất cả triệu chứng đau nhức, mụn lở, và ngứa ngáy đều phát sinh từ Tâm”

Mề đay, Viêm chàm da (Eczema) Vãy nến (Psoriasis), Bị muỗi và sâu bọ cắn Mosquito and other insect bites), và ngứa ngáy (itchiness).

1) Vỗ đập trên vùng bị ngứa và bị tổn hại

2) Chuyển qua các vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)

3) Vỡ đập mặt trong đùi

4) Uống trà gừng và táo tàu

5) Căng dãn trên ghế căng dãn (thế nằm ngửa dơ 1 chân lên)

Ban đỏ, ngứa ngáy, và bị sâu bọ hay thú vật có độc cắn

1) Vỗ đập ngay trên vùng bị cắn. Máu và chất độc lỏng sẽ chảy ra 

2) Dùng dụng cụ vỗ đập ở vùng tay không với tới

Vùng nào bị ngứa nhiều thì vỗ đập thật mạnh cho đến khi thấy tà chất hiện lên, sưng đỏ. Da có thể vở và chất độc lỏng có thể rịn ra.

Viêm da (dermatitis) Viêm da thần kinh (Neurodermatitis) Viêm da dị ứng do tiếp xúc (Contact Allergic Dermatitis) Và Da cứng (Hard skin)

Trị những chứng này như là trị nội tạng có vấn đề, nhất là tim, gan, lá lách, phổi và thận.

1) Vỗ đập các vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)

2) Chuyển  đến những vùng bị tổn hại

3) Vỗ đập cả người, nhất là tứ chi

4) Nếu da bị rách và máu cùng mủ chảy ra, tiếp tục vỗ đập cho sạch

5) Vỗ đập mỗi cùng từ 5 tớp 60 phút

6) Vỗ đập lâu hơn và bắt đầu lại nếu cần

7) Căng dãn trên ghế Căng dãn , từ từ tăng lên 60 phút mỗi chân. Buộc bao cát 5 hay 10 kí mỗi chân thòng xuống nếu có thể.

8) Uống trà gừng và táo tàu.

Bịnh bất trị theo Tây y (Critical Diseases)

Loại bịnh này gồm một số bịnh mà tây y xem là không trị được như

Bệnh Liệt kháng (AIDS/HIV)

Bệnh nhược cơ (Myasthenia gravis)

Bịnh Parkinson’s 

Bịnh mất trí nhớ (Alzheimer’s)

Viêm khớp kinh niên (Rheumatoid Arthritis)

Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing spondylitis)

Lupus Erythematosus (Viêm do hệ miễn nhiễm tự tấn công mô cơ của mình)

Hoại tử đầu xương đùi (Osteonecrosis of the Femoral Head)

Bịnh nghiện rượu, thuốc lá và ma túy (Tobacco, drug and alcohol addiction)

Theo Tây y thì những bịnh này là do rối loại trong hầu hết tất cả hệ thống cơ thể kể cà hệ miễn dịch, hệ thần kinh, và hệ tiêu hoá. Theo Đông y, chúng chỉ là hậu quả khi các kinh mạch bị bế tắc. Giống như những trường hợp khác, chỉ cần khai thông các kinh mạch thì sẽ chữa lành – nhưng cần nhiều thời gian hơn.

Dầu vậy, trong vòng một tháng là có thể thấy cải thiện rồi. Nhiều bệnh nhân ngừng dùng thuốc tây sau khi bắt đầu tập vỗ đập căng dãn và thấy được cải thiện liên tục. Có nhiều người chia sẻ kinh nghiệm được cải thiện hay tự chữa lành bịnh mất tri nhớ (Alzheimer’s) và bịnh Hoại tử đầu xương đùi.

Sau đây là cách vỗ đập căng dãn cho những bịnh này:

1) Căng dãn trên ghế căng dãn chuyên dùng

2) Vỗ đập các vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)

3) Tiếp theo là vỗ đập cả đầu, tất cả tứ chi và các khớp cùng các vùng trên cơ thể (toàn thân)

4) Đừng quên vùng ngực, lưng, bụng, vùng bẹn (háng), nách và bàn toạ (mông)

5) Trong quá trình vỗ đập căng dãn cho bịnh kinh niên, tốt nhất là nhịn ăn 3 hay 4 ngày.

6) Ai bị yếu khí lực và thiếu máu cũng có thể thử nhịn ăn,

7) Uống ít trà gừng và táo tàu để bồi bổ khí lực và máu trong lúc này.

Nến lưu ý là dùng thuốc tây lâu ngày, nhất là thuốc hóc môn, rất có hại cho sức khoẻ. Chúng có thể đưa đến những chứng bịnh mới do thuốc gây ra và những bịnh do chính cách trị bịnh gây nên. Bạn nên bàn với bác sĩ về việc giảm liều thuốc hay ngưng thuốc. Nhiêu bịnh nhân đã thấy phương pháp vỗ đập căng dãn có hiệu quả chữa bịnh tốt hơn sau khi giảm hay ngừng thuốc.

Hầu hết những người bị bịnh hiếm thấy và bịnh bất trị đã trải qua nhiều cách chữa trị khác nhau trong nhiều năm, nhưng không có kết quả. Nhiều người hết hy vọng. Họ dễ bị tổn thương và sợ đau. Họ cần được chỉ dẫn và khích lệ cách kiên nhẫn. Vỗ đập và căng dãn cần được thực hành chầm chậm từ từ.

(Lời người dịch: Kiên trì từng bước nhỏ,  bạn sẽ thấy chứng bịnh cải thiện dần, chứ không tệ hơn đâu khi các kinh mạch dần dần mở ra. Tin tưởng, kiên trì và hy vọng là quan trọng.)

Bịnh mãn tính (Chronic disease)

Tất cả bịnh mãn tính đều là bịnh phức tạp. Nói vậy có nghĩa là, mỗi một  bịnh mãn tính là biểu hiệu của tập hợp hàng tá vấn đề sức khoẻ đàng sau.

Những bịnh mãn tính thường gồm:

Ung thư

Tiểu đường

Cao áp

Đau tim

Rối loạn nội tiết (Endocrine disorders)

Rối loạn thần kinh

Có vấn đề với gan, lá lách, bao tử, thận, ruột già (Đại tràng) và ruột non (Tiểu tràng).

Tên bịnh khác nhau, nhưng căn bản chúng chỉ là tên của một số triệu chứng đặc thù. Hễ khi nào nhờ dụng cụ y khoa tìm ra chỉ số bịnh mới, chuyên gia y tế sẽ tạo tên bịnh mới.

Chữa trị bịnh mãn tính

Vì là những bịnh phức tạp, tất cả nội tạng đều bị hư hại tổn thương, và cả 14 kinh mạch đều bị bế tắc ít nhiều.

1) Căng dãn trên ghế căng dãn (thế nằm ngửa một chân dơ thẳng lên trời)

2) Vỗ đập các vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)

3) Tiếp theo là vỗ cả đầu, cả tứ chi, và tất cả các khớp xương và toàn thân còn lại.

4) Đừng quên vùng ngực, lưng, bụng, vùng bẹn, nách và bàn toạ,

5) Trong quá trình vỗ đập căng dãn cho bịnh kinh niên, tốt nhất là nhịn ăn 3 hay 4 ngày.

6) Ai bị yếu khí lực và thiếu máu cũng có thể thử nhịn ăn,

7) Uống ít trà gừng và táo tàu để bồi bổ khí lực và máu trong lúc này.

Bịnh Mất trí nhớ (Alheimer’s disease)

Hầu hết người lớn tuổi đề có ít nhiều triệu chứng bịnh mất trí nhớ .

Thông thường người mất trí nhớ cũng bị những bịnh kinh niên (mãn tính) khác như

Nội tạng hỏng chức năng

Hội chứng suy não

Tứ chi yếu đau

Rối loạn các giác quan

Kém trí nhớ

Nói khó khăn

Di chuyển khó khăn

Ở một viện dưỡng lão tại San Francisco một số người cao tuổi được vỗ đập nhẹ và thấy cải thiện 

Trí nhớ

Khả năng nói chuyện

Thính giác

Khẩu vị

Bài tiết

Qui trình vỗ đập căng dãn thích hợp

1. Vỗ đập các vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân), nhất là phía trong khuỷu tay và lưng bàn tay.

2. Khởi đầu, chỉ vỗ đập phái trên, bên trái, bên phải, phía trước và phía sau đầu và cổ.

3. Sau khi bịnh nhân quen rồi thì  vỗ mắt, tai, má và miệng nữa

4. Cố gắng tập họp và hướng dẫn bịnh nhân suy giảm trí nhớ thành nhóm vỗ đập cho nhau, với nhau và căng dãn với nhau

5. Đừng dùng sức căng chân của những ai bị cứng bắp thịt.

6. Bắt đầu giúp nâng lên và căng dãn chân này rồi chân kia khi người bịnh nằm trên giường.  Miễn là người bịnh thấy đau là có tác dụng.

7. TỪ từ tăng thời gian căng dãn và nâng chân lên cao hơn. Sau đó chuyển qua dùng ghế căng dãn.

8. Vỗ đập mỗi vùng từ năm đến sáu chục phút mỗi lần tập.

9. Để giảm trừ những triệu chứng nghiêm trọng hơn, hãy vỗ đập lâu hơn và thêm lần tập trong ngày.

Những người lớn tuổi còn di chuyển và hiểu biết được có thể tự tập chữa lành cho mình.


Bệnh Liệt kháng (Hội chứng Suy giảm miễn dịch mắc phải) AIDS/HIV

Xem bịnh Bất trị

Bịnh Parkinson’s 

Xem bịnh bất trị

Bịnh trẻ em (Pediatric disorders)

Trẻ em có bịnh thì chủ yếu là do vấn đề tiêu hoá và hô hấp như cảm lạnh, sốt, viên chàm da, ho, nôn mửa hay tiêu chảy.

Trẻ em dưới một tuổi

1. Vỗ nhẹ dọc theo cả xương sống hơn 30 phút

2. Để giải trừ triệu chứng nặng hơn, vỗ nhẹ các vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)

3. Vỗ huyệt Túc Tam lý và cả tứ chi

4. Vỗ nhẹ mỗi vùng từ  mười lăm (15) phút tới một giờ

5. Để giảm trừ những triệu chứng nghiêm trọng hơn, hãy vỗ lâu hơn và thêm lần tập trong ngày

Trẻ em lớn hơn một tuổi

1. Theo qui trình giống như trên và tập thêm căng dãn trên ghế căng dãn

2. Phụ huynh có thể xoa bóp bắp thịt cho hết căng cứng xen kẻ với vỗ đập

3. Vỗ nhẹ kích thích nội tạng nhiều hơn là xoa bóp. Nhưng có thể xen kẻ 2 cách với nhau.

4. Dùng máy hơ tóc phun hơi ấm lên các vùng liên hệ tới bịnh cho tới khi da đỏ và nóng. Nó giúp khí lực và máu lưu chuyển êm thấm hơn.

Vỗ đập nhẹ thường có tác dụng tốt hơn với trẻ em vì bịnh của chúng thường đơn giản hơn. Nói chung, chúng cũng có đủ khí Dương nữa và chúng cũng không bị rối loạn tâm lý như người lớn. Chúng không xét đoán phương pháp vỗ đập mà cởi mở chấp nhận.

Lúc nào cũng nên vỗ nhẹ. Vỗ mạnh không phải là chìa khoá chữa lành bịnh trẻ em. Cái quan trọng nhất là cái Tâm – tình thương, chú tâm và tin tưởng. Một số phụ huynh không để ý thấy bé đỡ hơn tí nào sau khi vỗ nhẹ con mình. Thường thường đó là vì người lớn lo lắng hay mệt mỏi. Họ không dồn đủ năng lượng tích cực vào sự vỗ về.

Trẻ em có thể hoảng sợ lần đầu tiên bạn thổi hơi ấm vào nó. Hãy bình tỉnh và chỉ dẫn cho bé thích “đồ chơi” đó.  Tứ từ cháu bé của bạn sẽ quen với chuyện đó. Nếu bạn không an tâm thì dùng một túi nước ấm để thay thế.

Cách Vỗ nhẹ và xoa bóp cho những bịnh trẻ em thường gặp như

Cảm lạnh

Sốt

Ho

Táo bón

Không tiêu

Viêm phổi (pneumonia)

Đau cổ họng

Chảy mũi

Ho suyễn trẻ em

Ợ ra sửa

Khóc vô cớ (không hiểu lý do)

Bất ổn (Restlessness) - không nằm ngồi yên, không ngủ được.

Nếu triệu chứng không nặng thì vỗ nhẹ lên huyệt Đại chuỳ (chỗ xương sống lồi phía dưới xương cổ)  Rồi dùng máy hơ tóc làm ấm vùng huyệt Đại Chuỳ và cả thân. Tốt nhất là thấy tà chất hay da đỏ và nóng lên.

Sốt, Ho , và các triệu chứng nặng hơn

1. Vỗ nhẹ trên huyệt Đại chuỳ của bé và cả xương sống

2. Xoa bóp hai bên xương sống để bắp thịt hai bên thư dãn, hết căng cứng

3. Hơ ấm thân bé bằng máy hơ tóc hoặc bằng túi nước ấm

4. Tốt nhất là thấy tà chất hay da đỏ và nóng lên.

Trường hợp triệu chứng nặng hơn nữa

1. Vỗ nhẹ các vùng phổ cập của bé (Khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)

2. Vỗ nhẹ ngực và lưng bé

3. Có khi cơn sốt có thể trở lại lần thứ hai hoặc thứ ba.

4. Bình tỉnh và lập lại những bước trên

5. Vỗ vùng huyệt Dũng tuyền (Nằm ở giữa lòng bàn chân)

Ban đỏ, viêm chàm da (eczema) và các dị ứng da khác kể cả nổi mề đay

1. Vỗ ngay  vùng da bị ngứa hay tổn hại

2. Tốt nhất là thấy tà chất hay da đỏ và nóng lên.

3. Nếu tình trạng bé không cải thiện, vỗ thêm các vùng phổ cập ((Khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)


GIỮ CHO CON TRẺ MẠNH KHOẺ

Vỗ nhẹ và xoa bóp cả xương sống, huyệt Túc tam lý, Và Dũng tuyền một hay hai lần một ngày mỗi chổ chừng vài phút.

Lưu ý:

1. Đôi khi bé bị sốt nhiều lần

2. Khi trán bé nóng trong khi cả người mát, đó không phải là bịnh. Đó chỉ là một phản ứng sinh lý học. Sau khi cơn sốt qua đi, sức khoẻ của bé sẽ tốt hơn.

3. Có thể cần một vài vòng vỗ đập và xoa bóp

4. Nhiều bịnh trẻ em là do ăn và uống nhiều quá, hoặc mặc quá nhiều áo quần.

5. Chúng tôi khuyên nên cho bé ăn ít đi hoặc nhịn ăn khi bé bị bịnh.

6. Đừng ép bé ăn hay uống  nhiều hơn

7. Trong lúc vỗ đập căng dãn, cơn sốt và ho thường trở lại. Đây là những phản ứng chữa bịnh bình thường. Cứ tiếp tục vỗ đập xoa bóp. Khi bị sốt hay cảm lạnh vì lạnh, cho bé uống một ít trà gừng và táo tàu.


 BỊNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ CAO HUYẾT ÁP

Thường thường bịnh tiểu đường, cao huyết áp và bịnh tim đi với nhau. Thật ra đây là  một trong những nhóm bịnh phức tạp tiêu biểu nhất. Thật dễ bị đánh lạc hướng với những cái tên bịnh, số đo nhip tim, đường máu và huyết áp.

Đơn giản hơn nếu chúng ta đưa chúng về nguyên nhân gốc: Bịnh Tim.

Đây cũng là những bịnh xuất phát từ Tim:

Ung bướu, Mất ngủ

Trầm cảm

Rối loạn da liễu

Bịnh tinh thần

Vấn đế Gan và Thận

Rối loạn các hê Miễn dịch, Thần kinh, Tiêu hoá và Hô hấp.

Khi cái Tâm (Vua nội tạng) có vấn đề, những nội tạng khác (giống như các viên chức chính phủ, quân đội phục vũ Vua) chịu một số gánh nặng, gây bịnh cho các nội tạng này. Chữa lành Cái Tim sẽ làm nhẹ gánh cho các hệ thống khác.

Hầu hết những người bị bịnh tiểu đường và cao huyết áp tham dực các lớp thực tập cũng bị đau tim và cao hoặc thấp huyết áp.

Huyết áp cao và thấp đều dính tới Tim. Bạn cần khai thông Tâm Kinh và Kinh Tâm bào trước tiên. Máu sẽ chảy tự nhiên, và cơ thể sẽ sản xuất những hoc môn lợi ích khác nhau. Vỗ đập những vùng phổ cập kích thích sản xuất nhiều hơn các hoc môn đó, tạo thuốc chữa bịnh nội tại.

Tham dự viên các lớp thực tập tự nguyện giảm liều insulin hoặc ngừng thuốc hoàn toàn (Lưu ý: Làm ơn thảo luận với bác sĩ và được sự đồng ý của họ trước khi thay đổi liều thuốc). Họ uống trà gừng và táo tàu với ít đường thô. Cuối lớp thực tập, lượng máu đường và huyết áp của họ trở lại bình thường cách tự nhiên. Một số tiếp tục Vỗ đập Căng dãn ở nhà và các số đo này tiếp tục giữ mức bình thường.

Sự kiện bịnh tiểu đường đực chữa lành chỉ bằng Vỗ đập Căng dãn cho thấy tiểu đường khônh phải chỉ liên hệ đế lượng đường ăn vào. Cơ thể không thể sản xuất đủ insulin để kiểm soát mức đường trong máu.

Tốt nhất là tham dự một lớp thực tập Vỗ đập Căng dãn (Paidalajin self healing workshop) để chữa lành ba chứng bịnh này. Nếu tập ở nhà và không đủ sức vỗ đập căng dãn 2-3 lầm một ngày, , ít nhất cố gắng vỗ đập:

  • Những vùng phổ cập (Khuỷu tay, Đầu gối, Bàn tay và bàn chân)
Kế đến là:

  • Tứ chi 
  • Nách, 
  • Bụng
  • Bẹn (hay háng)

Nếu được thì vỗ đập toàn thân

Sau khi sức khoẻ cân bằng, chú tâm nhiều hơn vào những vùng phổ cập.

1. Vỗ cả bàn chân kể cả lòng bàn chân, lưng bàn chân, mắt cá phía trong, phía ngoài , và  ngón chân. Dùng thanh vỗ đập (Paida stick) nếu cần. Vỗ mỗi chỗ 5-60 phút. Bịnh càng nặng thì vỗ lầu hơn và nhiều xuất hơn.

2. Sau khi da hết đậm màu, bắt đầu vòng vỗ đập mới.

3. Uống trà gừng cà táo tàu mỗi ngày

4. Vỗ đập và căng dãn mỗi ngày để bảo trì sức khoẻ

5. Dần dần giảm số lần và cường độ vỗ đập, căng dãn

6. Chú trọng những vùng phổ cập và đầu

7. Căng dãn đều đặn mỗi ngày.

8. Hội nhập Vỗ đập Căng dãn vào  sinh hoạt hằng ngày


Những bịnh còn lại trong chướng 16- còn tiếp

Bón và trĩ (Constipation and Hemorroids)

Cảm lạnh với các chứng: Sốt, uể oải, nhức đầu và ho (Common colds: Fevers, Fatigue, Headaches and Coughing)

Cấp cứu- các bịnh liên hệ (Emergencies) 

Chảy máu cam (Nose bleeds)

Choáng váng cùng lúc với chuột rút (Dizziness with cramps)

Chuột rút  hay Vọp bẻ (Cramping)

Chuột rút - Chân và bàn chân (Leg and Feet Cramps)

Chuột rút - Tay (Hand cramps)

Chứng Tự kỷ (Autism)

Cứng Ngón tay (Stiff Fingers)

Da, trọng lượng và chiều cao bất thường (Skin, Weight and Height)

Đau bao tử (stomachaches)

Đau bao tử và buồn nôn (Stomachaches and nausea)

Đau bụng (Abdominal pain)

Đau cổ họng và hạch hạnh nhân- amiđan (Sore throat and tonsils)

Đau gan và đau túi mật cấp tính (Acute Liver pain and gall bladder pain)

Đau đầu (Headaches)

Đau đầu - Nhức đầu (headaches)

Đau eo. Lưng và chân (Waist, Back and Leg Pain)

Đau gan (Liver Pain)

Đau gan và Túi mật (Liver and Gall Bladder Pain)

Đau khớp (Joint Pain)

Đau kinh nguyệt (Menstrual Pain)

Đau răng (Tooth aches)

Đau tim (Heart Disease)

Đau túi mật (Gall Bladder pain)

Đột quỵ, kể cả tê liệt (Strokes, including Paralysis)

Ho Suyễn trẻ em (Pediatric asthma) – Pediatric diseases

Ho suyễn (asthma) (neck lajin)

Hoại tử đầu xương đùi (Osteonecrosis of the Femoral Head)

Lá lách và Bao tử (Spleen and Stomach)

Mang thai và sinh con (Pregnancy & Childbirth)

Mệt mỏi kinh niên - Hội chứng (Chronic Fatigue syndrome)

Nặng đầu 

Nghiện( Addiction)

Ngứa ngáy (Itchiness)

Nhi Khoa- Các chứng bịnh (Pediatric disorders)

Nhược cơ (Myasthenia gravis)

Phản ứng Chữa bịnh (Healing Reactions)

Phỏng và bong gân (Burns and sprains)

Phù thủng (Edema)

Phụ sản – Các chứng bịnh (Gynecological Disorders)

Rối loạn tinh thần kể cả trầm cảm ( Mental disorders, including depression)

Rối lọan các giác quan (Sensory Organ Disorders)

Rối loạn thần kinh (neurological Disorders

Sinh lý – Rối loạn (Sexual disorders)

Suyễn - Lên cơn (Asthma attacks) – emergencies Tiêu chảy và Trúng độc thực phẩm (Diarrhea and Food Poisoning)

Tai, mũi và họng (Ear, Nose and Throat)

Thận suy chức năng (Kidney Insuffficiency )

Tiểu đường và cao huyết áp (Diabetes and Hypertensiion)

Tiền liệt tuyến và đường tiểu tiện- Rối loạn (Prostate and Urinary Disorders)

Trầm cảm

Ung thư ( Cancer)

Ung thư ngực (vú) và tăng sản tuyến vú (Breast cancer anh mammary hyperplasia)

Vẹo  xương sống (Scoliosis)

Viêm khớp kinh niên (Rheumatoid Arthritis)

Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing spondylitis)




Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Bốn bí quyết của những người đã chiến thắng ung thư

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng