Vỗ Đập Bảo trì sau khi lành mạnh (Chương 15 sách Heal Yourself Naturally Now)

 Vỗ đập được thực hiện theo thứ tự từ trên xuống trong trường hợp bảo trì sức khoẻ.

1. Đầu


Vỗ đỉnh đầu, bên trái và bên phải đầu. Rồi chuyển qua phía trước và phía sau. Vỗ phía sau đầu bằng một tay thì tiện hơn.  Xong thi chuyển sang vỗ đập phía sau cổ, mắt nhắm, hai má, miệng va hai tai. Bạn có thể cảm thấy ấm hay tê giữa hai chân hay là ở lòng bàn chân trong lúc này.

2. Vai

Dùng tay trái vỗ vai phải và ngược lại. Vỗ phía trước, phía sau, phía trên và bên ngoài hai vai.

3. Cánh tay, Nách và Phía trong sườn.




4. Khuỷu tay

Vỗ phía trong mỗi khuỷu  tay, là vùng nằm trên Kinh Tâm, Kinh Tâm Bao và Kinh Phế. Rồi vỗ phía bên ngoài, là vũng nằm trên Kinh Đại Tràng, Kinh Tam Tiêu và Kinh Tiểu Trường (Rụột non)



5. Lưng bàn tay

Đặt một bàn tay úp  lên đầu gối, rồi dùng bàn tay kia vỗ mạnh. Sau đó đổi tay. 



6. Mông

Kể cả khớp mông và vùng xung quanh

7. Đùi

Dùng hai tay Vỗ đập bên trong va bên ngoài một đùi rồi chuyển sang vỗ đập đùi kia.

8. Bụng và Bẹn (Háng)

Vỗ bằng bàn tay, chặt bằng cạnh tay và đập bằng nắm tay.

9.  Đầu gối

Vỗ phía trước hai đầu gối, dùng cả hai bàn tay, phủ trên cả xương bánh chè. Kế tiếp, vỗ phía trong và phía ngoài một đầu gối bằng hai tay. Rồi chuyển sang vỗ tiếp đầu gối kia. Cuối cùng, vỗ phía sau đầu gối, bằng cách ngồi dang chân ra, hoặc có thể gác một bàn chân lên mặt một cái ghế khi đứng trên chân kia. Nếu tự làm thấy khó thì cũng có thể họp lại vỗ đập cho nhau.




10. Bàn chân

Vỗ bàn chân có nghĩa là vỗ lưng và lòng bàn chân, cũng như phía trong và phía ngoài mắt cà và những vùng xung quanh.



Cẩn thận: Những người sắp phải giải phẫu có thể phục hồi bằng phương pháp vỗ đập thay vì giải phẫu, và khỏi phải qua một diễn trình xâm phạm đến cơ thể. Để có hiệu qua chữa bịnh tốt hơn, bạn nên phối hợp vỗ đập với căng dãn.

Tự vỗ đập và Vỗ đập cho nhau

Vừa vỗ đập cho mình và cho người khác thì tốt hơn.
Tự vỗ đập có hiệu quả vì sức mạnh của cái Tâm - sức mạnh lớn nhất của bạn - được huy động. Vỗ đập cho nhau (hổ tương) là cách tốt khi bạn khó tự vỗ đập đầy đủ, nhất là khi bị bịnh. Vỗ đập hổ tương tạo một bầu không khí tích cực và một môi trường năng lượng mạnh hơn và khi một số người cần người khác giúp đở. Ngay cả khi chúng ta chủ yếu tập một mình, nếu có người giúp thì dễ hơn khi vỗ đập
  • Lưng
  • Nách
  • Vai
  • Phía sau đầu gối
  • Phía sau chân
  • Những vùng bất tiện khác.
Nhiều người bảo vệ mình quá mức - họ vỗ đập quá nhẹ nên tà chất không lộ ra được, thấy vậy họ nghĩ là mình khoẻ mạnh không có bịnh gì. Tà chất không lô ra có thể che dấu những bịnh nghiêm trọng. Đối với một số người, tình trạng này có nghĩa là chức năng tim và thận suy yếu, gây nên thiếu sức, thiếu ý chí rất thường xảy ra cho giới đàn ông. Thường thì tà chất lộ ra khi có người khác giúp vỗ đập mạnh hơn.
Những người chơi thể thao quanh năm hoặc tập khí công nghĩ rằng mình khoẻ mạnh. Tà chất có vẻ khó hiên lên trên họ khi tập vỗ đập bình thường. Tuy nhiên, khi họ vỗ đập cho nhau, thì ai trong họ cũng có tà chất lộ ra. Tà chất trông có vẻ dễ sợ,  nhưng nhờ đó mà các vết thương và bịnh tật trong quá khứ được lộ ra và trừ tiệt. Ngay cả nó có thể gở rối những gút mắc đã làm cho tim chúng ta khổ sở nhiều thập niên.

Thời gian và cường độ vỗ đập

Nói chung, cần một ít cảm giác đau khi vỗ đập mới có công hiệu.
Bạn vỗ đập mỗi vùng từ năm tới sáu mươi phút mỗi lần. Nếu có triệu chứng năng thì phải vỗ đập mạnh hơn và lâu hơn. Năm phút được xem là có hiệu quả. Cơ chế tự chữa bịnh sẽ không được kích hoạt nếu không có chút cảm giác đau.
Trong các lớp thực tập, tham dự viên
  • Vỗ đập 6 giờ đồng hồ
  • Căng dãn môt tiếng đông hồ
  • Vỗ đập tất cả bộ phân cơ thể quan trọng .
Cần tới 15 ngày mới vỗ đập đầy đủ toàn thân. Ở nhà, rất khó vỗ đập và căng dãn lâu nhứ thế. Bạn có thể điều chỉnh tuỳ theo sức khoẻ và các yêu tố khác. Kéo dài thêm thời gian tập khi có thể . Đẻ bảo trì sau khi trở nên lành mạnh, bạn nên
  • Vỗ đập cả đầu và các vùng phổ cập từ ba mươi phút tới một giờ mỗi ngày.
  • Nếu bị bịnh nặng thì nên vỗ đập toàn thân nhiều lần.
  • Vỗ đập là động tác đơn giản, nhưng để nắm vững cốt lỏi của nó, tốt nhất là tham dự một lớp thực tập (Paidalajin workshop).
Nếu bạn xem sức khoẻ mình quan trọng bằng trò chơi giải trí, thể thao và ăn uống, chắc chắn bạn sẽ tìm được thì giờ để tập Vỗ đập Căng dãn.

Vỗ đập một vùng cơ thể đậy đủ trước khi chuyển qua vùng khác. Chẳng hạn như chọn vùng trong khuỷu tay, đỉnh đầu hay phía trước đầu gối. Vỗ ở đó từ 5 tới 60 phút.

Thế nào là vỗ đập đầy đủ (tới nơi tới chốn)

Vỗ đập tới khi thấy tà chất hiện lên. Tiếp tục tới khi
  • Tà chất phai biến đi
  • Bớt đau
  • Da bị vở và máu hoặc chất lỏng từ thân rịn ra.
Nếu vỗ trên một vùng rộng thì chú tâm vào một vùng bằng bàn tay bạn. Vỗ đập từ 5 tới 60 phút rồi sang vùng kế tiếp.
  1.  Tốt nhất là vỗ đập vùng nào bạn có thể dễ dàng với tới. Giúp người khác ở những vùng khó tư với tới.
  2. Thay phiên dùng tay và thanh vỗ đập. Dùng thanh vỗ đập khi thấy mệt hay khi tà chất không dễ hiện lên. Trong mùa lạnh, có thể dùng thanh vỗ đập trên áo quần.
  3. Đừng ngưng nữa chừng khi vỗ đập. Tốt nhất là vỗ đập một vùng tới nơi tới chốn. Khi tà chất phai biến đi thì lập lại một vòng nữa.
  4. Một số người tự chữa lành sau một vòng vỗ đập đầy đủ toàn thân. Tuy nhiên nhiều người cần nhiều vòng vỗ đập đầy đủ toàn thân mới bình phục hoàn toàn. Hãy điều chỉnh các vùng vỗ đập và số lần vỗ đập một ngày hay một tuần theo nhu cầu của mình.
  5. Chú tâm vào các vùng phổ cập hoặc vùng đặc biệt.
  6. Nếu mỗi ngày tập được vỗ đập và một tới ba vòng căng dãn thì tốt hơn
  7. Bạn có thể căng dãn mà không cần ghế căng dãn chuyên dùng hay bao cát và hạ chân xuống khi thấy  rêm đau, tê, đau thốn hay bị sưng phồng. Tuy nhiên, dùng ghế chuyên dùng thì hữu hiệu hơn, dùng bao cát  năng 10 tới 40 cân (4,5 tới 18 kí).  Tiếp tục căng dãn sau khi cảm thấy khó chịu.
  8. Vỗ đâp nhẹ nhưng phải mạnh đủ để gây ít nhất một chút  đau đau. Tuy nhiên, vỗ đập nhẹ như vậy thì cần thời gian lầu hơn. Có thể phải vỗ mỗi chỗ từ 30 phút tới hai giờ.

Giúp ngươi khác 

Một số người bịnh không thể tự mình vỗ đập căng dạn. Người trong gia đình, bà con bạn bè có thể giúp họ.
  1. Vỗ phía trong khuỷu tay và lưng bàn tay
  2. Rồi vỗ đầu gối và bàn chân
  3. Tiếp tục sang vỗ đầu, bụng và toàn tứ chi
  4. Vỗ mỗi vùng 5 tới 60 phút
  5. Để giảm trừ triệu chứng năng hơn, vỗ lâu hơn và nhiều vòng hơn
  6. Vỗ toàn thân trong vài vòng.

Bịnh nhân nằm liệt giường

  1. Giúp họ dơ một chân lên để căng dãn vì họ không dùng ghế căng dãn được.
  2. Căng dãn như vậy có công hiệu miễn là  họ thấy đau rêm, tê , đau thốn nhức hay sưng phồng.
  3. Thay đổi thời gian căng dãn tuỳ theo thể lực và sức khoẻ của người bịnh.
  4. Bạn có thể bắt đầu vài giây
  5. Từ từ có thể  kéo dài ra vài phút hoặc lâu hơn
  6. Cho họ nghỉ ngơi và uống trà gừng với táo tàu.

5









Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mật ong Manuka, là thứ chúng ta nên có sẵn trong nhà

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng