Cách vỗ đập các chứng bịnh từ vần P tới vần Z (tiếp chương 16)

Tóm lược: Phần này gồm chỉ dẫn cách/trình tự vỗ đập căng dãn để tự chữa trị một số bịnh quan trọng thường gặp như rối loạn tinh thần, bịnh phụ sản, ung thư nhất là ung thư vú, rối loạn sinh lý, viêm, phù và ung thư tiền liệt tuyến, và thận suy chức năng.  Rối loạn tinh thần bao gồm cả chứng trầm cảm, lên cơn hoảng sợ (panic attacks), lo âu, mất ngủ. 

Xin lưu ý : Xin các bạn đừng nản lòng khi thấy cách vỗ đập căng dãn đề nghị đòi hỏi nhiều thì giờ quá, hoặc thế căng dãn gây đau khó tập lâu được. Bắt đầu vỗ nhẹ 2 hay 3 phút cũng có công dụng dầu ít còn hơn không. Bịnh nhẹ thật ra cũng không cần vỗ lâu hơn 2-3 phút một chỗ cũng đem lại hiệu quả. Không đủ thì giờ thì chỉ vỗ đập trong thì giờ mình có chứ không cần phải vỗ đập một lúc tất cả mọi vùng đề nghị. Bịnh nặng thì kiên trì là quan trọng. Căng dãn chân chưa thẳng đứng được 90 độ là chuyện thường, nhưng hễ căng chân thẳng tới góc độ nào gây đau là nó bắt đầu có tác dụng. Lúc đầu chỉ chịu được 1 phút thì tập 1 phút , dần dần dây gân dã ra sẽ bớt đau và có thể tăng thời gian căng dãn lên.

Trong những trường hợp nguy kịch như ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng, bịnh cần cấp cứu, các bạn nên đi bác sĩ, gọi xe cứu thương đi cấp cứu ở bệnh viện, những chỉ dẫn trong phần này chỉ áp dụng trong khi chờ đợi xe cấp cứu thôi.


Phản ứng Chữa bịnh (Healing Reactions)

Bất kể phản ứng chữa bịnh xảy ra như thế nào, điều quan trọng nhất trước hết là bảo vệ tim. Theo Đông y thì Tim là vua -  phụ trách mọi việc thuộc về sức khoẻ.

Phản ứng chữa bịnh thường gặp gồm:

  • Đau nhức
  • Ớn lạnh
  • Chuột rút
  • Đói bụng
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Choáng váng
  • Mất ngủ
  • Ngứa ngáy

Bước đầu tiên là vỗ phía trong 2 khuỷu tay (cùi chỏ) và 2 huyệt Nội quan. Tâm Kinh, Kinh Tâm bào, và Kinh Phế đi ngang qua những vùng này, cũng như một số huyệt quan trọng khác. Nếu triệu chứng nặng thì vỗ mạnh. Rồi vỗ dọc theo phía trong hai canh tay. Gặp người bị bất tỉnh thì 2 người có thể vỗ phía trong khuỷu tay và huyêt Nội quan trên hay cánh tay cùng một lúc.

Phỏng và bong gân (Burns and sprains)

  • Vỗ xung quanh vùng phỏng hay vùng bong gân rồi chuyển sang vùng bị thương.
  • Vỗ vùng bị đau và vùng đối xứng ở phía kia cơ thể.
Chẳng hạn như khi ngón chân cái bên trái bị thương thì cũng vỗ ngón tay cái tay phải. Khuỷu tay trái đối xứng với đầu gối phải và vai trái đối xứng với vùng bẹn (háng) phải.

Phù thủng (Edema)

Để giải trừ phù thủng, 
  • tập thế căng dãn trên ghế căng dãn ít nhất 10 phút mỗi chân, 
  • vỗ những vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)
  • Vỗ tứ chi 


Phụ sản – Các chứng bịnh phụ sản (Gynecological Disorders)

Các bịnh phụ sản hầu hết là những bịnh do âm hàn gây nên, liên quan đến tim, gan, lá lách và thận.
Phụ nữ bị rối loạn phụ sản thường bị trầm cảm, kế cả trầm cảm hậu sản. Rối loạn càng nặng thì trầm cảm càng nặng. Nguyên nhân căn bản của trầm cảm là do tim có vấn đề gồm cả xúc cảm tiêu cực như sợ hãi, đau buồn, tức giận, thù ghét hay ganh tị.
Bịnh phụ sản thường gặp gồm:
  • Viêm buồng trứng và ống dẫn trứng (adnexitis)
  • Vô sinh
  • Lạc nội mạc tử cung (adenomyosis)
  • U nang buồng trứng
  • U xơ tử cung (Uterus fibroids)
  • Trương vú
  • Sa tử cung (Prolapsed uterus)
  • Kinh nguyệt không đều
  • Đau kinh nguyệt

Thường đi đôi với
  • Chứng mất ngủ
  • Trầm cảm
  • Táo bón
  • Rụng tóc
  • Suy giáp (hypothyroidism)
  • Cường giáp (hyperthyroidism)
Thường thường, phụ nữ bị nhiều bịnh cùng một lúc, như cường giáp, u bướu vú và u xơ tử cung.
Cách vỗ đập căng dãn cho các bịnh phụ sản là:
  1. Căng dãn trên ghế dài căng dãn
  2. Vỗ 4 vùng phổ cập (Khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)
  3. Vỗ tất cả tứ chi và vùng xương cụt 
  4. Vỗ thêm cả đầu, ngực, nách, bụng, phía trong đùi và bẹn.
  5. Vỗ toàn thân còn lại, nếu có thì giờ
  6. Vỗ mỗi chỗ 5 tới 60 phút.
  7. Nếu bị nặng thì vỗ lâu hơn và thêm xuất vỗ.
  8. Uống trà gừng và táo tàu.
  9. Ngâm chân trong nước ấm mỗi ngày (40 độ C hay 104 độ F)

Ngực/ Vú

Vỗ trên ngực có nhiều ích lợi. Cả chín kinh mạch chính và các hệ trong cơ thể liên quan mật thiết với ngực. Nó giúp chẩn bịnh và chữa bịnh sau đây:
  • Bịnh tuyến vú
  • Bịnh liên hệ đến tử cung và buồng trứng
  • Rối loạn miễn dịch và tiêu hoá
  • Bịnh tim và bệnh mạch não

Ngứa âm đạo

Vỗ trên vùng đáy chậu ( perineum), vùng bẹn, bụng và phía trong đùi.

Đau kinh nguyệt

  1. Căng dãn trên ghế, ngồi xổm, hay căng chân hình chữ Y hai mươi đến ba mươi phút
  2. Vỗ vùng bẹn, bụng và phía trong hai đùi
  3. Vỗ mỗi vùng 5 tới 60 phút
  4. Nếu bị nặng thì vỗ lâu hơn và nhiều xuất hơn.
  5. Tập ngã lưng đập tường
  6. Uống trà gừng với táo tàu để tăng tuần hoàn khi lực và huyết.
  7. Giữ ấm

Rối loạn tinh thần kể cả trầm cảm ( Mental disorders, including depression)

Thân, trí và hồn là một, không tách rời nhau khi còn sống. Chúng tương tác và ảnh hưởng nhau. Bịnh nhân trầm cảm hay bịnh tinh thần khác cũng đều bị nhiều bịnh trong cơ thể nữa. Thật vậy, tất cả nội tạng đều bị trục trặc, đặc biệt là tim, gan, lá lách, thận và ruột. Các kinh mạch tương ứng đều bị bế tắc. 
  1. Trước hết, vỗ bốn vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)
  2. Vỗ dọc theo tứ chi
  3. Vỗ cả đầu, ngực, lưng, nách và vùng bẹn (háng)
  4. Chú tâm nhiều hơn vào phía trong khuỷu tay, Huyệt Nội quan, đầu, bàn tay và bàn chân)
  5. Vỗ mỗi vùng 5 tới 60 phút mỗi lần
  6. Bị nặng thì vỗ lầu hơn và nhiều lần hơn.
  7. Người bị trầm cảm nặng càng bị trục trặc tim nặng hơn.
  8. Da bên trong khuỷu tay có thể rách, làm chất độc và máu rịn ra. Nếu như vậy thì bịnh nhân sẽ bình phục nhanh hơn.
  9. Người bị trầm cảm có khuynh hướng khóc khi vỗ đập. Khóc ngoai ý muốn là một dấu hiệu phản ứng chữa bịnh tốt giúp thẩy chất độc khỏi tim. Nó cũng giúp mở rộng cái tâm (tấm lòng)
  10. Cứ để người bịnh khóc lên cho hết
  11. Sau khi hết khóc, có thể tiếp tục vỗ và căng dãn.
  12. Căng dãn 1 tới 3 lần một ngày
  13. Uống trà gừng nấu với táo tàu.

Rối loạn  giác quan (Sensory Organ Disorders)

  • Mắt
  • Tai
  • Mũi
  • Miệng
  • Răng
  • Lưỡi
Trục trặc giác quan chỉ là triệu chứng bên ngoài. Nguyên nhân gốc nằm ở các nội tạng tương ứng.
Theo Đông y:
  • Mắt liên quan đến gan
  • Tai và răng liên quan đến thận
  • Mũi liên quan đến phổi
  • Môi, má và cơ bắp trên mặt liên quan đến lá lách
  • Lưỡi liên quan đến tim.

(Vì vậy: Dùng Cách vỗ đập căng dãn tương ứng với vấn đề của mỗi nội tạng và kinh mạch tương ứng)

Rối loạn thần kinh (neurological Disorders)

(Rối loạn thần kinh gồm tình trạng ảnh hưởng đến não và hệ dây thần kinh khắp cơ thể và xương sống. Tình trạng bất thường trong cơ cấu, sinh hoá và điện dẫn trong não,  tuỷ sống và các dây thần kinh có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Vì dụ như Tê liệt, yếu cơ bắp, khó điều hợp, mất cảm giác, động kinh, rối trí, đau nhức và mất tỉnh táo.")

Cách vỗ đập căng dãn giống như dùng cho các bịnh mãn tính như sau:

1) Căng dãn trên ghế căng dãn (thế nằm ngửa một chân dơ thẳng lên trời)

2) Vỗ đập các vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)

3) Tiếp theo là vỗ cả đầu, cả tứ chi, và tất cả các khớp xương và toàn thân còn lại.

4) Đừng quên vùng ngực, lưng, bụng, vùng bẹn, nách và bàn toạ,

5) Trong quá trình vỗ đập căng dãn cho bịnh kinh niên, tốt nhất là nhịn ăn 3 hay 4 ngày.

6) Ai bị yếu khí lực và thiếu máu cũng có thể thử nhịn ăn,

7) Uống ít trà gừng và táo tàu để bồi bổ khí lực và máu trong lúc này.

Sinh lý – Rối loạn (Sexual disorders)

Dầu triệu chứng rối loạn sinh lý khác nhau giữa đàn ông và phụ nữ, rối loạn sinh lý đều có cũng một nguyên nhân liên quan đến khí lực. Đủ khí lực thì tràn đầy, hoạt động và xinh đẹp. Ngược lại khi thiếu khí lực thì teo, hết năng lực và hết đẹp. Nói tóm lại, khí lực là cần thiết cho sinh lý.
Khi một phụ nữ rối loạn sinh lý thì thể hiện qua những bịnh và triệu chứng sau đây:
  • Giận dữ
  • Mệt mỏi
  • Mất ngủ
  • Trầm cảm
  • Táo bón
  • Đau eo
  • Thiếu khí lực
  • Tim đập không đều
  • Rối loạn phụ sản
  • Phần trên người thấy nóng
  • Chân thấy lạnh
  • Thấy nóng khó chịu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ngực.
Nhiều triệu chứng này hiện ra khi mãn kinh. Nhưng có nhiều phụ nữ bị những triệu chứng trên ở khoảng 40 tuổi.
Thiếu khí dương thì thiếu khí lực. Nhiều người tưởng là thuốc, hóc môn, bổ sung dinh dưỡng có thể bồi dưỡng dương khí. Nhưng thật ra, thuốc men, hóc môn và bổ sung dinh dưỡng thường làm hại nội tạng,  gây ra nhiều chứng bịnh liên quan đến thuốc. Nếu đọc kỹ các chỉ dẫn dùng thuốc, ban sẽ thấy thuốc trị mất ngủ, tiểu đường, trầm cảm, cao huyết áp, bịnh tim và nhiều bệnh thường gặp có một số tác dụng phụ xấu có thể làm hại nội tạng, làm suy dương khí và bế tắc kinh mạch. Một số người uống thuốc để trị đường máu, và huyết áp, rồi thấy gan , lá lách, và thận yếu đi. Khá năng sinh lý của họ vì thế cũng suy hoặc mất đi.
Dương khí tự nhiên nối kết với năng lượng vũ trụ. Năng lượng là tần số dao động điều hợp cái vũ trụ vô biên giới và tất cả hình thức sinh sống một cách chính xác và tinh vi. Hệ kinh mạch trong cơ thể cung cấp kênh mương cho năng lượng lưu thông. Khi năng lượng có thể lưu chuyển êm thấm trong kinh mạch thì thân thể được bồi dưỡng tuyệt vời.
Tim, gan, thận, bàng quang và các kinh mạch tương ứng đều góp phần trong diễn trình cân bằng cho đủ dương khí trong người.
Rối loạn sinh lý đối với 
đàn ông gồm: Bất lực, dương vật mềm, di mộng tinh, xuất tinh quá sớm, và vô sinh
phụ nữ gồm: táo bón, rối loạn kinh nguyệt, tử cung không phát triển, thiếu ham muốn tình dục, và vô sinh
Cả đàn ông và phụ nữ là:
  • Già trước tuổi
  • Triệu chứng mất trí nhớ (Alzheimer's)
  • Đau lưng
  • Loảng xương
  • Mau quên
  • Đau chân
  • Rụng tóc
  • Nặng tai
  • Răng lung lay
  • Mắt yếu
  • Tóc bạc sớm
  • Yếu chức năng ngoại tiết (excretory dysfunction)
  • Phú thủng
  • Táo bón
  • Tiểu gấp, nhiều lần và không hết
  • Táo bón có thể gây trĩ và rách hậu môn
Kinh Can, Kinh Tuỵ và Kinh Thận chạy dọc phía trong 2 chân.
Kinh Bàng Quang chạy phía sau 2 chân
King Tâm và Kinh Tâm bào chạy doc phía trong 2 cánh tay.
  1. Căng dãn trên ghế khai thông Kinh Can, tăng sức cho bộ phận sinh dục đàn ông
  2. Vỗ các vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)
  3. Chú tâm vào Kinh Tâm, Kinh Thận, Kinh Can và Kinh Bàng quang
  4. Vỗ cả tứ chi, nhất là nách, háng, phía trong 2 chân.. Tám Góc yếu sức (nách, háng, phía trong khuỷu tay va sau đầu gối) dọc theo tứ chi liên hệ nhiều nhất với bộ phận sinh dục.
  5. Vỗ toàn thân
  6. Vỗ mạnh trung bình mỗi vùng từ 5 tới 60 phút.
  7. Bị nặng thì vỗ lâu hơn và lập lại nhiều lần hơn.

Suyễn - Lên cơn (Asthma attacks) 

Xem Cấp cứu:
  1. Vỗ mạnh phía trong hai khuỷu tay và huyệt Nội quan gần cổ tay
  2. Nếu có hai người thì mội người lo một cánh tay. Nếu không, một người thì nên vỗ khuỷu tay và huyệt Nội quan cùng 1 lúc.
  3. Rồi vỗ phía trong cả cánh tay.
  4. Trong trường hợp trầm trọng, vỗ giữa ngực và vùng liên hệ dọc theo xương sống.
Vì là cấp cứu, bạn có thể vỗ mạnh ngay từ đầu.

Tiêu chảy và Trúng độc thực phẩm (Diarrhea and Food Poisoning)

  1. Vỗ trên huyệt Hiệp cốc, Túc tam lý, Nội quan, lưng bàn tay, và bụng
  2. Uống trà gừng với táo tàu
  3. Căng dãn trên ghế 

Tai, mũi và họng (Ear, Nose and Throat)

  1. Trước hết Căng dãn
  2. Vỗ bốn vùng phổ cập (Khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân
  3. Vỗ tứ chi để khai thông bế tác liên quan đến nội tạng Gan, Thận và Phổi
  4. Rồi vỗ cả đầu và mặt nhất là bộ phận có bịnh. Kinh mạch trên đâu và mặt liên hệ chặt chẻ với nhau và tạo nên một mạng lưới.
Cẩn thận: Nếu đang bị hay có thể bị bong võng mạc (retinal detachment) thì không nên vỗ như trên mà:
Che mỗi mắt bằng cả lòng bàn tay rồi mới vỗ. Và vỗ ổ mắt chứ không phải con mắt.

  1. Nếu viêm mũi thì vỗ trên trán, gò má và bên trong khuỷu tay
  2. Vỗ dọc theo các kinh mạch tương ứng những nội tạng này giúp chữa trị những bịnh này rất công hiệu. 
  3. Chẳng hạn như vỗ dọc theo Kinh Thận sẽ giảm bùng tai và điếc, còn vỗ trên kinh Can cùng với Căng dãn thì trị đau mắt.
  4. Dựa theo hình hệ kinh mạch  để biết đường đi của các kinh mạch hoặc vỗ bốn vùng phổ cập là được vì  các kinh mạch chính đều đi qua các vùng này 
  5. Vỗ mỗi vùng từ 5 đến 60 phút
  6. Tập căng dãn cổ từ 5 đến 60 phút.

Thận suy chức năng (Kidney Deficiency or renal insufficiency)

(Chú thích: Thân suy chức năng khi âm dương của thận không cân bằng, thường là thiếu hụt khí âm hay khí dương gây các triệu chứng như Tiểu quá nhiều lần, không kiểm soát tiểu tiện được (đái dầm) đổ mồ hôi đêm, khô miệng, hay quên những biến cố mới, đau lưng dưới, lùng bùng lỗ tai, mất thính giác, tóc bạc sớm, rụng tóc, và loảng xương)
Thiếu khí dương làm cho chân lạnh và sợ lạnh.
Thiếu khí âm làm sợ hơi nóng, làm nóng lòng bàn tay và chân, hơi sốt và đổ mồ hôi đêm.
Vỗ đập là cách tốt nhất đế tăng khí dương.
  1. Chú tâm vỗ các vùng phổ cập và cả xương sống
  2. Rồi vỗ đầu, ngực, bụng, lưng và mông (bàn toạ)
  3. Chuyển qua vỗ đập toàn thân
  4. Căng dãn bằng thế nằm dơ chân lên sát tường hay cột đứng để khai thông không những kinh Bàng quang mà cả kinh Can, kinh Tuỵ và kinh Thận. King Can đi trực tiếp qua bộ phận sinh dục đàn ông.
  5. Thế căng dãn đó cũng căng dãn Kinh phế, Kinh Tâm, Kinh Tâm bào, Kinh Đại tràng và Tiểu tràng.

Vỗ đập thêm để tăng khí lực cho Thận:

Vỗ cả đầu và mặt để tăng sức cho cả người.
Sáu Kinh mạch Dương đi lên đầu, và sức khoẻ của tất cả nội tạng đều hiện ra trên mặt. Trình tự sau đây được khuyến khích áp dụng:
  • Đỉnh đầu
  • Bên trái va phải đầu
  • Phía trước và sau đầu
  • Cổ
  • Ổ mắt
  • Hai má
  • Miệng
  • Tai
Kinh Vị đi qua hai má.
Kinh Tuỵ đi qua miệng.
Kinh Thận đi qua hai tai.
Kinh Can (Gan) đi qua hai mắt.
Kinh Đởm (Túi mật) đi dọc theo phía trái và phía phải của cái đầu.
Kinh Bàng quang đi dọc phía trước và phía sau đầu và cổ. 
Vỗ trên ổ mắt và hai má kích thích mũi. Bạn có thể vỗ tất cả các vùng này hoặc chọn chú tâm một số vùng đặc biệt thôi. Ở lớp thực tập, tham dự viên thường dùng hơn 1 tiếng đồng hồ  để vỗ các vùng này.

Tiền liệt tuyến và đường tiểu tiện- Rối loạn (Prostate and Urinary Disorders)

Rối loạn tiền liệt tuyến xảy ra rất thông thường cho đàn ông lớn tuổi.
Hơn 90% đàn ông trên 70 tuổi bị các bịnh như viên tiền liệt tuyến, phù tiền liệt tuyến và ung thư tiền liệt tuyến. Triệu chứng thường gặp bao gồm: thốn tiều tiện, phải đi tiểu quá nhiều lần mà tiểu không hết, đau và sưng tiền liêt tuyến.
Nhiều phụ nữ sau khi sinh con cũng bị viên đường tiều, phải đi tiểu quá nhiều lần và tiểu dầm. Rối loạn đường tiểu làm cả đàn ông và phụ nữ tiểu đêm thường xuyên.
Kinh Thận và Kinh Bàng quang điều khiển những kênh lưu thông nước trong người. Tất cả nội tạng đều liên hệ tới rối loan này.

Tập Theo chỉ dẫn vỗ đập căng dãn cho Thận suy chức năng ở trên tức là
  • Chú tâm vỗ các vùng phổ cập và cả xương sống
  • Rồi vỗ đầu, ngực, bụng, lưng và mông (bàn toạ)
  • Chuyển qua vỗ đập toàn thân
  • Căng dãn bằng thế nằm dơ chân lên sát tường hay cột đứng 
  1. Chú tâm vỗ nhiều hơn ở phái trong 2 đùi, háng, bụng dưới và bàn toạ.
  2. Khi tình trạng cải thiện, từ từ vỗ dọc tứ chi và bàn chân để giải độc tới nơi tới chốn.
  3. Vỗ mỗi vùng 5 đến 60 phút
  4. Bị nặng thì vỗ lâu hơn và nhiều lần hơn
  5. Căng dãn 1 tới 3 lần một ngày
  6. Từ từ tăng thời gian căng dãn lên 30 phút mỗi chân
  7. Cột thêm túi cát nặng tứ 3 tới 15 kí (6.5-33 lbs) lên chân thòng xuống sàn.
Chúng tôi có rất nhiều hồ sơ và lời chứng của bệnh nhân bị rối loạn tiền liệt tuyến tự chữa lành bằng vỗ đập căng dãn. Xúc động nhất là trường hợp của 1 ông cụ 86 tuổi bị ung thư tiền liệt tuyến. Ông trị hết được bịnh ung thư là  nhờ con gái ông kiên trì vỗ đập thật mạnh cho ông trong gần 3 tháng. Có lúc cô vỗ đập một chân của cụ tới 4 tiếng rưỡi đồng hồ. Ông cụ lúc nào cũng la hét vì đau, nhưng cuối cùng sự 'hành hạ đó" trị được ung thư và nhiều bệnh khác của cụ. Hoá tri thật ra cũng hành ha cơ thể vì bơm chất độc vào người bạn, mà ít công hiệu bằng liệu pháp vỗ đập căng dãn.

Trầm cảm

Xin áp dụng cách vỗ đập chỉ dẫn trong phần Bịnh Rối loạn tinh thần: tức là
  1. Trước hết, vỗ bốn vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)
  2. Vỗ dọc theo tứ chi
  3. Vỗ cả đầu, ngực, lưng, nách và vùng bẹn (háng)
  4. Chú tâm nhiều hơn vào phía trong khuỷu tay, Huyệt Nội quan, đầu, bàn tay và bàn chân)
  5. Vỗ mỗi vùng 5 tới 60 phút mỗi lần
  6. Bị nặng thì vỗ lầu hơn và nhiều lần hơn.
  7. Người bị trầm cảm nặng càng bị trục trặc tim nặng hơn.
  8. Da bên trong khuỷu tay có thể rách, làm chất độc và máu rịn ra. Nếu như vậy thì bịnh nhân sẽ bình phục nhanh hơn.
  9. Người bị trầm cảm có khuynh hướng khóc khi vỗ đập. Khóc ngoai ý muốn là một dấu hiệu phản ứng chữa bịnh tốt giúp thẩy chất độc khỏi tim. Nó cũng giúp mở rộng cái tâm (tấm lòng)
  10. Cứ để người bịnh khóc lên cho hết
  11. Sau khi hết khóc, có thể tiếp tục vỗ và căng dãn.
  12. Căng dãn 1 tới 3 lần một ngày
  13. Uống trà gừng nấu với táo tàu.

Ung thư ( Cancer)

Xin xem chỉ dẫn trong phần Bịnh Mãn tính (Chronic Diseases). Cách vỗ đập căng dãn gồm:

Căng dãn trên ghế căng dãn (thế nằm ngửa một chân dơ thẳng lên trời)

2) Vỗ đập các vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)

3) Tiếp theo là vỗ cả đầu, cả tứ chi, và tất cả các khớp xương và toàn thân còn lại.

4) Đừng quên vùng ngực, lưng, bụng, vùng bẹn, nách và bàn toạ,

5) Trong quá trình vỗ đập căng dãn cho bịnh kinh niên, tốt nhất là nhịn ăn 3 hay 4 ngày.

6) Ai bị yếu khí lực và thiếu máu cũng có thể thử nhịn ăn,

7) Uống ít trà gừng và táo tàu để bồi bổ khí lực và máu trong lúc này.

Ung thư ngực (vú) và tăng sản tuyến vú (Breast cancer and mammary hyperplasia)

Bác sĩ khắp nơi đều khuyên phụ nữ chụp hình  quang tuyến vú ngực mỗi năm để khám phá mầm ung thư ngực nếu có. Nhiều phụ nữ bị bịnh ở vú ngực cũng bị ít nhiều trầm cảm , là một hình thức bịnh tim. Nói gọn thì các nan đề tình cảm là nguyên nhân gốc của các bịnh vú ngực. Chúng là hậu quả của Kinh Tâm và Kinh Tâm bào bị bế tắc.
Ngay cả khi được chẩn đoán là bị ung thư vú hay tuyến vú bị phình, tên bịnh cũng sai lạc. Ung thư và phình tuyến vú là "hậu quả" của các vấn đề trong nội tạng người bịnh, nhất là ở tim.
  1. Vỗ bốn vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)
  2. Vỗ hết xung quanh vú, đặc biệt là vùng ngoài bên cạnh nách và cả nách.
  3. Chuyển qua vỗ ngực và lưng.
  4. Tiếp tục vỗ cho đến khi tà chất, các cục u, chỗ sưng và cảm giác đau đớn biến mất.
  5. Vỗ đầu, háng, tứ chi, bụng và bàn toạ.
  6. Vỗ toàn thân
  7. Căng dãn 1 tới 3 lần một ngày, và từ từ tăng thời gian căng dãn lên 30 phút mỗi chân.
  8. Cột túi cát năng 3 đến 15 kí (6.5 - 33 lbs) vào  chân thòng xuống sàn.
  9. Uống trà gừng nấu với táo tàu.
  10. Ngâm chân trong nước ấm (40độ C hay 104 độ F) mỗi ngày 
  11. Nếu được thì dự các lớp thực tập Vỗ đập Căng dãn
  12. Cố gắng chạy bộ tỉnh tâm (vừa chạy vừa tập trung chú ý vào sự di chuyển của các bộ phân trong người), xoáy emo mông, Ngã lưng vào tường, và tập đưng lên ngồi xuống mũi đụng tường (tie Qiang gong)
  13. Vỗ mỗi vùng từ 5 tới 60 phút mỗi lần
  14. Bị năng hơn thì vỗ đập và căng dãn lầu hơn và nhiều lần hơn.
Vỗ đập trên vú là cách lý tưởng đề khám phá và ngăn ngừa ung thư vú.

Vẹo  xương sống (Scoliosis)

Vẹo xương sống là tình trạng gây cho xương sống bị cong qua một bên, làm cho người bịnh bị gù khó chịu. Nếu kiên trì vỗ đập và căng dãn thì xương se trở về đúng vị trí của chúng, giúp cho gân mềm dẻo, cải thiện tuần hoàn máu và khí lực và làm người bịnh cao lên. Nó đã giúp cả phái nam và phái nữ, trẻ cũng như già. Một số người lớn tuổi cũng cao hơn vì vỗ đập căng dãn làm tăng khoảng cách giữa các đốt xương sống.

Hầu như tật cả tham dự viên lớp thực tập đều trải nghiệm các tác dụng phụ của tiến trình tự chữa bịnh này.

Nếu có người giảm cân được từ 5 kí đến 20 kí (11 -45 lbs) trong vòng 1 đến 6 tháng nhờ tập vộ đập căng dãn.

Viêm khớp (thấp khớp) kinh niên (Rheumatoid Arthritis)

Xin xem cách tập chỉ dẫn trong phần Binh Bất trị theo Tây y 

Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing spondylitis)

Xin xem cách tập chỉ dẫn trong phần Binh Bất trị theo Tây y ,  ghi lại sau đây:

1) Căng dãn trên ghế căng dãn chuyên dùng

2) Vỗ đập các vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)

3) Tiếp theo là vỗ đập cả đầu, tất cả tứ chi và các khớp cùng các vùng trên cơ thể (toàn thân)

4) Đừng quên vùng ngực, lưng, bụng, vùng bẹn (háng), nách và bàn toạ (mông)

5) Trong quá trình vỗ đập căng dãn cho bịnh kinh niên, tốt nhất là nhịn ăn 3 hay 4 ngày.

6) Ai bị yếu khí lực và thiếu máu cũng có thể thử nhịn ăn,

7) Uống ít trà gừng và táo tàu để bồi bổ khí lực và máu trong lúc này.

Nến lưu ý là dùng thuốc tây lâu ngày, nhất là thuốc hóc môn, rất có hại cho sức khoẻ. Chúng có thể đưa đến những chứng bịnh mới do thuốc gây ra và những bịnh do chính cách trị bịnh gây nên. Bạn nên bàn với bác sĩ về việc giảm liều thuốc hay ngưng thuốc. Nhiêu bịnh nhân đã thấy phương pháp vỗ đập căng dãn có hiệu quả chữa bịnh tốt hơn sau khi giảm hay ngừng thuốc.

Hầu hết những người bị bịnh hiếm thấy và bịnh bất trị đã trải qua nhiều cách chữa trị khác nhau trong nhiều năm, nhưng không có kết quả. Nhiều người hết hy vọng. Họ dễ bị tổn thương và sợ đau. Họ cần được chỉ dẫn và khích lệ cách kiên nhẫn. Vỗ đập và căng dãn cần được thực hành chầm chậm từ từ.

Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mật ong Manuka, là thứ chúng ta nên có sẵn trong nhà

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng