Triệu chứng thiếu vitamin B

 It ai trong chúng ta được biết thiếu vitamin B là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều chứng bịnh đáng ngại như suy trí nhớ (Alzheimer's), mệt mỏi mãn tính, yếu sinh lực, lo âu, trầm cảm, dễ cáu, tâm tính tiêu cực, ngứa da, lỡ môi miệng... Ít có bác sĩ Tây y nào chỉ ra nguyên nhân này và giúp chúng ta trị tận gốc bằng cách bồi dưỡng vitamin B. Ngược lại nhiều thứ thuốc họ cho lại làm tình trạng thiếu vitmanib B tệ hơn. Bác sĩ Tây y đầu tiên giỏi dùng vitamon B chữa bịnh tôi biết là em vợ tôi BS Lê T Nguyệt - đã dùng Executive B Stress Formula (chủ yếu gồm vitamin B) để trị bịnh trầm cảm rất hữu hiệu cho một chị bạn và tình trạng yếu sức trong gia đình. Bác sĩ Tây y thứ hai là Bác sĩ Alan R. Gaby, tác giả sách Nutritional Medicine dạy môn dùng vitamin và khoáng chất để trị bịnh. Tôi mong thông tin dưới đây sẽ giúp cho quý bạn và người thân đang bị những triệu chứng thiếu vitamin B nhất là bịnh trầm cảm lâu dài, mỏi mệt, yếu sức và Alzheimer's.

Vitamin B là một nhóm chất bổ thiết yếu cần có cho cơ thể hoạt động lành mạnh  phải được cung cấp từ bên ngoài vào vì cơ thể chúng ta không tự tạo ra chúng được.

Vitamin B đóng vai trò rất quan trọng cho sức khoẻ vì chúng có khả năng giúp biến đổi chất dinh dưỡng khác thành năng lượng hay sinh lực, bảo trì tình trạng chuyển hoá lành mạnh, yểm trợ chức năng thần kinh, chức năng của gan, sức khoẻ da, sức khoẻ mắt và sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ.

Chúng ta cần có đủ vitamin B để phòng ngừa những triệu chứn mệt mỏi mãn tính, thiếu máu, suy yếu thần kinh (nhất là tình trạng tâm tính bất thường, lo âu, trầm cảm), yếu sức, suy sụp trí nhớ (kể cả Alzheimers’), da bịnh hoạn, suy tim..

Hổn hợp vitamin B (B Complex) có 8 loại vitamin B sau đây

  • vitamin B1 (còn gọi là thiamine)
  • vitamin B2 (còn gọi là riboflavin)
  • vitamin B3 (còn gọi là niacin)
  • vitamin B5 (còn gọi là a xit pantothenic )
  • vitamin B6
  • vitamin B7 (còn gọi là biotin)
  • vitamin B12
  • and folate (còn gọi là vitamin B9 hay là axit folic acid nếu dưới dạng phối chất nhân tạo -Synthetic)

Tám loại vitamin B này có vai trò và hoá tính tương tự nhưng mỗi thứ có chức năng độc đáo riêng.

Thiếu vitamin B có thể đưa đến biến chứng (complications)  giáp trạng (thyroid) và thượng thận (adrenal) tạo nên những triệu chứng tiêu cực như mệt mỏi, lên cân, sụt  ký, ngủ khó, cáu gắt, trầm cảm, lo âu, bất an…

Thông thường khi có triệu chứng thiếu vitamin B, các y sĩ chuyên vể dinh dưỡng thường cho bệnh nhân uống hổn hợp vitamin B (B complex) cùng với loại vitamin B có dấu hiệu thiếu hụt nghiêm trọng. Chẳng hạn như B complex 1 viên 1 ngày và 500 mg vitamin B3 một ngày trong trường hợp bệnh nhân lo âu và trầm cảm nghiêm trọng.

1. Vitamin B1

Vitamin B1 nằm trong 1 enzim giúp chuyển thức ăn thành năng lượng và đóng vai trò quan trọng cho thần kinh. Thiếu B1 sẽ gây ra triệu chứng:

  • Tê phù (Beriberi)  chủ yếu là yếu và teo cơ bắp với 3 trường hợp
    • Tê phù khô: (Dry beri beri) : yếu và teo bắp thịt cùng thần kinh điều khiển  tay  chân và có thể đau bắp chân
    • Tê phù ướt (wet beriberi):  tim lớn (cardiomegaly), tim đâp nhanh (tachycardia) đau tim bên mặt, khó thở và phù tay chân.
    • Tê phù cấp tính (acute beriberi) chủ yếu xảy ra cho trẻ em gây chứng biếng ăn, nôn mửa, nhiễm a-xit lac tic (từ sửa)

Những trường hợp sau đây thường đưa đến thiếu hụt B1:

  • Nghiện rượu
  • Những người bị suy tim ứ huyết (congestive heart failure) hoặc uống thuốc lợi tiểu (diuretic). Trong trường hơp này, liều chữa trị là uống 100 mg B1 hay nhiều hơn mỗi ngày.
  • Những người lớn tuổi
  • Và những người có hệ tiêu hoá yếu vì gan yếu, bịnh viêm đường tiêu hoá, ung thư . Chữa trị triệu chứng thiếu B1 trong trường hợp này cần 5-30 mg mỗi ngày trong 1 tháng hay lâu hơn tuỳ theo mức nghiêm trọng.

Vitamin B1 được phân phối rộng rãi trong thức ăn. Thức ăn giàu nhất B1 gồm thịt heo thịt bò, gan bò, cá hồi. Rau quả giàu B1 nhất là ngũ cốc nguyên cám (whole grains) và đậu hạt (legumes) như đậu đen.  Môi trường kiềm (alkaline) và sức nóng sẽ huỷ vitamin B1. Vì vậy nấu thức ăn chứa vitamin B1 trong nước sẽ làm mất đi vitamin B1. Nhiều thức ăn chế biến như ngũ cốc chế biến thường được độn vitamin B1, B2, B3 và chất sắt.

Phụ trợ B1 thường được cung cấp dưới dạng thiamine hydrochroride hay muối thiamine mononitrate.

Theo cơ quan y tế Mỹ thì mỗi ngày đàn ông nên tiêu thụ  1.2 mg và phụ nữ 1.1 mg . Phụ nữ có thai và cho con bú thì cần nhiều hơn: 1.4 mg vitamin B1 mỗi ngày .

Vitamin B1 không gây độc nếu tiêu thụ qua đường tiêu hoá. B1 dư thừa sẽ được thải ra qua đường tiểu. Không có  phản ứng có hại nào được ghi nhận, ngay cả trong trường hợp uống 500 mg một ngày.

2. Vitamin B2 (Riboflavin)

Vitamin B2 là thuộc một enzim  chuyển hoá thức ăn thành năng lượng. Nhưng B2 đặc biệt ảnh hưởng đến sức khoẻ thị giác và da,

Nếu không được cung cấp đủ B2 trong 3-4 tháng sẽ có những triệu chứng:

  • lỡ hoăc nứt môi ngoài (cheilosis) và khoé miệng (angular stomatitis),
  • viêm đỏ lưỡi (glossitis- nhìn lưỡi láng và  đỏ sậm);
  • sưng (edema) và đỏ như máu (hyperemia) trong miệng
  • Da bị viêm đỏ
  • Viêm da bã nhờn (seborrheic dermatitis) xung quanh mũi.
  • Thiếu máu (anemia) và
  • Loạn thần kinh tay chân (peripheral nerve dysfunction -neuropathy)

Thiếu B2 trầm trọng sẽ làm giảm khả năng tổng hợp tạo ra vitamin B6 và B3 (niacin) từ tryptophan đồng thời cũng làm hư hại DNA và chu kỳ tế bào.

Những người uống quá nhiều rượu thường thiếu vitamin B2 cùng như những ai bị bệnh tiểu đường, yếu giáp trạng, bị chấn thương (thể chất, tinh thần cũng như tình cảm) và sống trong môi trường căng thẳng làm thay đổi sự chuyển hoá B2 (B2 metabolism).

Thông thường chì cần cung cấp 10 tới 20 mg mỗi ngày cho đến khi hết triệu chứng là giải quyết được tình trạng thiếu hụt B2.

Vitamin B2 có trong nhiều loại thực phẩm nhưng nhiều nhất là trong thức ăn gốc động vật, nhất là sữa và sản phẩm sữa. Gan súc vật rất giàu vitamin B2.

3.  Vitamin B3 (còn gọi Niacin)

Vitamin B3  thuộc một enzim chuyển hoá thức ăn thành năng lượng. Nó quan trọng cho sức khoẻ thần kinh, tiêu hoá và da.

Thiếu vitamin B3 sẽ sinh ra bịnh Pellagra (tiếng Ý có nghĩa là Da sần sùi) với triệu chứng  

  • Viêm da (dermatitis): lúc đầu giống như cháy nắng trên những vùng da phô ra nắng, như mặt, cổ, bàn tay bàn chân, khuỷu tay, đầu gối…
  • Thần kinh suy yếu kể cả nhức đầu, lãnh đạm, mất trí nhớ, viêm dây thần kinh, tay chân, tê liệt tay chân, rối trí, mất định hướng. ( Tạo nên chứng lo lắng, hoảng sợ, trầm cảm..)
  • Đường tiêu hoá bị biến chứng như
    • lỡ hoăc nứt môi ngoài (cheilosis) và khoé miệng (angular stomatitis),
    • viêm đỏ lưỡi (glossitis- nhìn lưỡi láng và  đỏ sậm)
    • Buồn nôn
    • Nôn mửa và tiêu chảy

Nếu không chữa trị có thể chết.

Thông thường chỉ cần uống 500 mg nicotinamide hay niacin mỗi ngày trong vài tuần lễ là đủ.

Xin lưu ý là tình huống thiếu vitamin B3 có thể xảy ra sau khi uống một số thuốc tây và khi khả năng hấp thụ B3 của cơ thể bị suy yếu. Những loại thuốc gây nên thiếu B3 gồm cả thuốc trị lao phổi isoniazid, thuốc trị ung thư mercaptopurine. Nên uống phụ trợ B3 sau hay trước khi uống những thứ thuốc này 2-3 giờ.

Uống nhiều rượu quá, tiêu chảy mãn tính, viêm đường ruột, ung thư đường ruột làm giảm khả năng hấp thụ B3 vì vậy cũng gây tình trạng thiếu Vitamin B3.

Thức ăn chứa nhiều nhất Vitamin B3 là hầu hết mọi thứ thịt và cá, đặc biệt là gan bò. Đâu hạt, ngũ cốc không tinh chế, hạt rau quả cũng chứa khá nhiều B3. Cà phê và trà cũng có B3. Rau cải xanh và sửa cũng có B3 nhưng ít hơn.

Dùng B3 như thuốc chữa bịnh có thể có một số phản ứng phụ không tốt,  nhất là với liều hơn 1 g một ngày, như ngứa da, tê tê, đau đầu, ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa, hại gan,  đau gút, tăng đường trong máu.  Có dạng Vitamin B3 như "Solgar no flush niacin", mới sản xuất có thể ít bị phản ứng xấu hơn nhưng vẫn có thể làm độc gan, đau đầu và gây rối tiêu hoá nếu dùng lâu.

4. Vitamin B5 (Pantothenic Acid)

Vitamin B5 là nằm trong 1 enzim giúp chuyển hoá thức ăn thành năng lượng

Thiếu B5 có thể gây ra những triệu chứng sau đây:

  • Hội chứng bàn chân thấy nóng như đốt (Burning feet syndrome). Hội chứng này gia tăng trong mùa nóng và giảm bớt trong mùa lạnh. Theo Groper & Smith (2013) uống calcium pantothenate sẽ chỉnh được  tình trạng này.
  • Nôn mửa
  • Mệt mỏi (fatigue),
  • Yếu sức
  • Bồn chồn không yên (restlessness)
  • Dễ cáu (irritability)

Suy dinh dưỡng có thể làm thiếu B5. Uống rượu nhiều, tiểu đường, viêm đường tiêu hoá tăng nhu cầu B5 nên cũng làm thiếu B5.

Bình thường, mỗi ngày chúng ta chỉ cần 5 mg B5 là đủ. Nhưng phụ nữ có thai và cho con bú cần trung bình 7 mg.

Mọi thứ thức ăn gốc thực vật cũng như động vật đều chứa vitamin B5. Tuy nhiên trong những thức ăn  chứa nhiều nhất vitamin B5 phải kể đến thịt, nhất là gan, long đỏ trứng gà, sửa chua, đậu hạt, khoai tây, nấm, bông cải xanh (broccoli).

Chưa có trường hợp ngộ độc vitamin B5 nào được ghi lại.  B5 an toàn ngay cả khi uống 10 g mội ngày trong 6 tuần. Tuy nhiên uống từ 15 đến 20 g một ngày có thể gây rối đường ruột, kề cả tiêu chảy.

5. Vitamin B7 (Biotin)

Vitamin B7 có chức năng quan trọng giúp biến chế đường glucose, chuyển hoá chất đạm, mỡ và chất bột (carbs). Nó cũng giúp chuyển vận khí carbon dioxide (CO2) . Theo Cơ quan An toàn thực phẩm Âu châu, B7 có vai trò đóng góp trong việc chuyển hoá dinh dưỡng, sản xuất năng lượng, chức năng thần kinh, chức năng tâm lý và bảo trì da, tóc cùng các màng nhờn. (Nordqvist, 2017,1).

Vitamin B7 được các vi sinh trong đường ruột tổng hợp thành và được hấp thụ từ đó. Vì thế, rất hiếm có trường hợp thiếu B7. Tuy nhiên nó có thể xãy ra cho những người có gen bị biến đổi (gene mutation)

Triêu chứng thiếu B7 gồm: (Gropper & Smith, 2013)

  • Trạng thái lờ phờ, hôn mê (lethargy)
  • Tê tay chân như bị kim chích (paresthesia)
  • Cơ bắp giảm trương lực (yếu xìu)
  • Trầm cảm
  • Bị ảo giác (hallucination)
  • Viêm da đỏ và có vãy xung quanh mắt, mũi và miệng
  • Biếng ăn
  • Buồn nôn
  • Rụng tóc và
  • Đau cơ bắp Nếu không trị chứng thiếu Vitamin B7 thì có thể đưa đến tử vong.

Theo Groper & Smith thì cứ uống không quá 10 mg B7 mỗi ngày là có thể dứt những triệu chứng trên.

Những người ăn nhiều trứng sống quá rất dễ bị thiếu B7 vì khả năng hấp thụ B7 bị suy giảm.

Những người bị viêm đường ruột hoặc uống rượu nhiều cũng suy giảm khả năng hấp thụ B7.

Thức ăn chứa nhiều nhất vitamin B7 gồm gan bò, đâu nành, lòng đỏ trứng gà, đâu hạt (legumes), hạt có dầu như đậu phụng, hạt hạnh nhân.  Nhu cầu B7 hàng ngày trung bình là 30 micro gram. Lưu ý là lòng trắng trứng gà nếu ăn sống sẽ cản không cho cơ thể hấp thụ B12 trong lòng đỏ. Ăn trứng luột chín lòng trắng thì không sao.

Vitamin B7 (biotin) an toàn. Chưa có trường hợp nào có người bị ngộ độc vì B7 ngay cả khi liểu lượng trên 100 mg một ngày.

 6. Vitamin B9 (Folate)

Vitamin B9 đóng vai trò then chốt trong quy trình sản xuất hồng cầu cũng như trong việc:

  • Tổng hợp và sửa chữa DNA và RNA.
  • Giúp phân bào và phát triển tế bào.
  • Tăng sức khoẻ trí óc  
  • Bảo trì thính giác của người lớn tuổi (Nordqvist, 2017,2)

Thiếu Vitamin B9 có thể đưa đến trình trạng

  • Thiếu máu vì hồng cầu quá lớn (megaloblastic macrocytic anemia)
  • Mệt mỏi (fatigue)
  • Yếu đuối (weakness)
  • Đau đầu (headaches)
  • Dễ cáu (irritability)
  • Khó chú tâm
  • Hụt hơi thở
  • Và tim hồi hộp (heart palpitations)
  • Phụ nữ mang thai thiếu Folic acid có nguy cơ sanh con bị dị tật bẩm sinh (birth defects) và cũng có thể là nguyên nhân trẻ em bị chứng autism và Down syndrome.

Triếu chứng thiếu vitamin B9 thường làm lưỡi đỏ rực và làm mỏng màng ruột nên giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và gây tiêu chảy.

Uống nhiều rượu quá,  viêm đường ruột và dùng một số thuốc tây như thuốc lợi tiểu furosemide, phenytoin, thuốc chống kinh phong, methotrexate (chữa phong thấp), cholestyramine (chữa mỡ máu cao) và sulfasalazine (trị viêm đường ruột) có thể gây nên tinh trạng thiếu B9. Nên uống B9 2-3 giờ trước hay sau khi uống các loại thuốc trên để tránh bởi ảnh hưởng của thuốc.

Theo Groper & Smith thì cần 1-5 mg folate mỗi ngày để trị chứng thiếu B9. Tuy nhiên, 1mg axit folic nhân tạo là mức tối đa an toàn đối cho người lớn. Uống từ 0.8 – 5 mg axit folic mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ ung thư và tử vong ung thư . Lượng B9 tương ương folate trong thức ăn trung bình được đề nghị ở mức 400 mcg  một ngày.

Theo bộ Y tế New Zealand, phụ nữ có nguy cơ thấp sinh con bị khiếm khuyết ống thần kinh NTD (Neural Tube Defects) – tức là tình trạng não và thần kinh thai nhi không phát triển bình thường, như Down syndrome) nên uống 800 mcg Folic Acid mỗi ngày ít nhất 4 tuần trước khi thụ thai và 12 tuần sau khi thụ thai để bảo đảm an toàn cho thai nhi khỏi bị dị tật bẩm sinh liên hệ đế cột sống và não bộ. Phụ nữ có nguy cơ sinh con NTD cao có thể cần phải uống đến 5 mg một ngày. (Ministry of Health)

1 mcg axit folic nhân tạo tương đương với 2 mcg B9 trong thức ăn vì phụ trợ axit folic được hấp thụ gấp đôi so với B9 (folate) trong thức ăn.

Thức ăn chứa nhiều nhất Vitamin B9 là nấm, rau bi na  (spinach) mầm Brussels (Brussels sprout), hoa cải xanh (broccoli), tu níp, đâu bắp (okra), đâu phụng, đậu hạt (kể cả đâu đen, đậu đỏ, dâu tây, cam, chuối và gan. Thức ăn tươi có nhiều folate hơn là thức ăn chin vì sức nóng khi nấu ăn huỷ 50-60% vitamin B9. Nếu phải nấu thì nên làm nguội ngay thức ăn sau khi nấu với một ít nước nguội để giữ lại B9.

7. Vitamin  B12

Vitamin B-12  đóng vai trò chủ yếu đối với chức năng não bộ và hệ thần kinh.  Nó cũng liên quan đến qui trình sản xuất hồng cầu và giúp tạo / điều tiết DNA. Công tác chuyển hoá trong mọi tế bào phải dựa vào B12 để tổng hợp axit mỡ và sản xuất năng lượng. Nó giúp cơ thể phóng thích năng lượng bằng cách giúp cơ thể hấp thụ vitamin B9.

Ở Mỹ, Viện Y tế quốc gia (NIH) khuyến khích thiếu niên và người lới tiêu thụ 2.4 mcg mỗi ngày. Phụ nữa có thai cần 2.6 mg mỗi ngày và phụ nữ cho con bú cần 2.8 mg một ngày. Uống Vitamin B12 nhiều hơn mức khuyến nghị không gây độc hại, Tuy nhiên lúc nào cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống phụ trợ dinh dưỡng.

Một số thuốc tây có thể giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 như metformin dùng cho bệnh tiểu đường, và thuốc trị lỡ bao tử. Một số thuốc kháng sinh như  chloramphenicol,  hay chloromycetin, cũng có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ vitamin B12. Vì vậy nên uống phụ trợ B12 và thuốc này xa nhau 2-3 tiếng đồng hồ.

Triệu chứng thiếu Vitamin B12 (Cobalamin) (Healthline, n.d,2)

  • Da lợt lạt (pale) hay vàng vọt (jaundice) vì thiếu máu do hồng cầu quá lớn (megaloblastic macrocytic anemia), giống như thiếu B9. Lý do là vì không có B12 thì quy trình chuyển hoá bình thường của coenzim folate không thực hiện được.
    • Mệt và yếu do không đủ hồng cầu đem oxy đến các tế bào cơ thể
    • Có cảm giác bị kim gai đâm chích ở tay chân. Vì thiếu B12 thì màng bọc dây thần kinh (myelin) không hoàn chỉnh.
    • Đi đứng dễ mất thăng bằng, nên cách đi đứng thiếu vững vàng . Đây là triệu chứng phần lớn người già gặp phải vì thiếu B12 mà không biết.
    • Viêm lưỡi (glossitis – lưỡi sung/ đỏ) và lỡ miệng (mouth ulcers)
    • Hụt hơi và thấy choáng váng do không đủ hồng cầu đem oxy đến các tế bào cơ thể. Nhưng  triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân khác. Vì vậy nên hỏi ý kiến bác sĩ.
    • Thị giác khó chịu hoặc mờ vì dây thần kinh đến mắt bị hư do thiếu B12. Triệu chứng này biến mất khi dùng phụ trợ B12.
    • Thay đổi tâm tính (Mood changes) : Thiếu B12 có thể làm thiệt hại mô tế bào não và gây rối tín hiệu thần kinh nên làm tâm tính trở nên bất thường và suy giảm trí nhớ.

Nguyên do thiếu Vitamin B12 có thể là:

  • Không tiêu thụ đủ thức ăn chứa nhiều B12. Những người chỉ ăn rau quả dễ bị thiếu B12 vì rau qủa ít khi có B12.
  • Lá lách bị hư chức năng ngoại tiết. (impaired pancreatic exocrine function)
  • Chức năng bao tử bị hư hỏng – làm giảm hiệu năng qui trình hấp thụ vitamin B12 từ thức ăn. Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể bị chứng tự miễn nhiễm: cơ quan miễn nhiễm tấn công các tế bào màng bao tử như ngoại thể xâm lược.
  • Chức năng tiêu hoá ở ruột non, nhất là khúc cuối ruột non (ileum) bị hư hỏng làm suy giảm khả năng hấp thụ B12.
  • Đường ruột bị nhiễm ký sinh.  Giun sán có thể tranh giành B12 cho chúng và làm giảm B12 còn lại cho cơ thể. Thuốc tây dùng cho bịnh lỡ loét bao tử và bịnh hơi trào ngược lên thực quản (gastroesophageal reflux) thuộc loại chắn H2 và ức chế bơm proton (proton pump inhibitors) thường giảm khả năng hấp thụ B12 vì chúng tạo nên tình trạng vi sinh quá nhiều (bacterial overgrowth) trong ruột non. Những vi sinh dành ưu tiên sử dụng B12 cho chúng.

Thức ăn chứa nhiều vitamin B12 là thức ăn gốc động vật gồm thịt cá, phó-mat và nhất là sò hến, hào biển. Hấp thụ nhiều Vitamin B12 chưa có trường hợp nào được ghi là có hại, nhưng cũng không có lợi gì.

8. Vitamin B6 (Pyridoxine)

Hơn 150 phản ứng enzim trong cơ thể cần vitamin B6 để chế biến chất đạm, carbs và mỡ chúng ta ăn vào. Hệ thống miễn nhiễm và thần kinh cũng cần vitamin B6 để thực hiện chức năng của mình. (Healthline, n.d, 1). Gần đây B6 được khám phá là có tính chống viêm và chống oxit hoá. Vì vậy nó có thể giúp phòng ngừa những bịnh mãn tính như ung thư và bịnh tim mạch (Bird, 2017).

Hầu như ít ai thiếu vitamin B6, nhưng nếu thiếu những vitamin khác như B9 và B12 thì có thể thiếu B6 nữa.

Thiếu Vitamin B6 có thể gây những triệu chứng như sau: (Healthline, n.d., 1; NIH, n.d; Gropper & Smith, 2016)

  • Da nỗi đỏ từng vạt (Skin rashes) ngứa, có vảy và nhờn (seborrheic dermatitis) trên đầu, cổ, mặt, ngực trên. Tiêu thụ đủ vitamin B6 thường phục hồi da lại bình thường.
  • Môi bị nứt và đau ở khoé môi . Tiêu thụ đủ B6 bằng dinh dưỡng hay phụ trợ B6 có thể làm lành triệu chứng này.
  • Lưỡi đau và láng. Tiêu thụ thức ăn chứa nhiều vitamin B6 hoặc uống phụ trợ B6 có thể giúp hết triệu chứng này . Thiếu B9 và B12 cũng gây triệu chứng này.
  • Tâm tính thay đổi . Cần có B6 để tạo nên tín hiệu thần kinh điều khiển tâm tính. Vì thế thiếu B6 sẽ làm tâm tính bớt  tính tích cực, gây nên lo âu, trầm cảm , tiêu cực và thờ ơ.
  • Hệ miễn nhiễm yếu đi.. Thiếu B6 sẽ làm giảm số lượng kháng thể (antibodies), bạch cầu và những chất khác  tạo ra trong cơ thể để chống nhiễm trùng  làm cho cơ thể dễ bị bịnh.
  • Mệt mỏi và thiếu sinh lực. Cần có Vitamin B6  để tạo nên huyết cầu tố hemoglobin trong hồng cầu. Thiếu B6 đưa đến thiếu huyết cầu tố để đem oxy tới các tế bào. Vì thế thiếu B6 sẽ làm cơ thể thiếu máu, mệt mỏi và thiếu sinh lực. Triêu chứng thiếu máu này sẽ hết khi uống phụ trợ B6 dưới dạng “ pyridoxal 5’-phosphate (PLP hoặc P-5-P). Đây là dạng B6  năng động nhất (most active), so với B6 không năng động là pyridoxine hydrochloride (HCl).
  • Cảm giác đau như bị kim chích trên tay và chân. Vitamin B6 cũng cần cho hệ thống đưa tin thần kinh. Thiếu B6 có thể gây thiệt hại thần kinh gây cảm giác nóng bừng ở chân hoặc đau như kim chích ở tay chân và cũng có thể làm mất thăng bằng, đi đứng khó khăn. Uống đủ B6 PLP sẽ giúp thoát khỏi triệu chứng này. Tuy nhiên nếu cứ uống B6 dạng HCL liên tục có thể gây rốí thần kinh vì peridoxine HCl sẽ tranh giành và cản trở PLP trong cơ thể.  Sức khoẻ thần kinh sẽ phục hồi khi uống phụ trợ PLP nếu thần kinh bị hư hại vì thiếu B6.Ngược lại nếu thần kinh bị hư hại vì uống quá nhiều Pyridoxine HCl thì không thể phục hồi được. (Gropper & Smith, 2013)
  • Động kinh (seizure). Thiếu B6 có thể là một trong những nguyên nhân gây nên động kinh vì thiếu B6 thì cơ thể không sản xuất đủ chất phát tín hiệu làm dịu thần kinh Gabapentin. Hậu quả là cơ thể bị kích động quá mức.  Tình trạng này thường xảy ra cho trẻ sơ sinh dùng công thức dinh dưỡng thiếu B6, nhưng cũng có thể xảy ra cho người lớn.
  • Tăng nguy cơ tai biến mạch máu não (stroke), suy tim và bịnh mất trí nhớ Alzheimer’s vì chất homocysteine, một phụ chất phụ sinh ra trong quy trình chuyền hoá chất đạm, bị lên cao gây thiệt hại cho mạch máu và thần kinh. Cần có Vitamin B như B6, B9 và B12 để biến chế homocysteine thành những chất không độc. (Pietrzik  & Brönstrup ,1998)

Thức ăn chứa nhiều B6 nhất gồm

  • Thịt ức không da của gà tây rô ti
  • Thịt lưng heo rô ti
  • Thịt ức (bỏ da) gà luộc
  • Cá Hồi (salmon)
  • Trứng gà
  • Ớt ngọt (sweet red pepper) tươi
  • Chuối, khoai tây nướng luôn vỏ, avocado, mận khô (prune), hạt hoa hướng dương rang.
  • Trái cây (ngoại trừ chanh cam)

Nếu ăn đủ thịt, rau quả và hạt có dầu thì không sợ thiếu B6. Nếu ăn chay thì có thể cần uống them B6 vì, B6 trong rau quả hấp thụ ít hơn là trong thịt cá.

Xin lưu ý là tiêu thụ B6 quá nhiều có thể gây rối loạn thần kinh (neuropathy) nhất là B6 dạng Pyridoxine Hydrochloride . Liều B6 tối đa an toàn là 100 mg /ngày cho người lớn và nếu chọn được B6 dưới dạng PLP (pyridoxal 5’-phosphate) thì tốt hơn.

Lưu ý:

Bài này được trình bày với mục đích thông tin thôi chứ không thay thế ý kiến của y sĩ của người đọc.

Tham Khảo

Bird RP (2017). The Emerging Role of Vitamin B6 in Inflammation and Carcinogenesis [Abstract].

Adv Food Nutr Res. 2018;83:151-194. doi: 10.1016/bs.afnr.2017.11.004.

Gropper S.S. & Smith, J.L. (2013)  Advanced Nutrition and Human Metabolism. International Edition (6th edition). WADSWORTH CENGAGE Learning. Canada

Healthline (n.d. ,1) 9 Signs and Symptoms of Vitamin B6 Deficiency. Healthline.com

https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-b6-deficiency-symptoms

Healthline  (n.d., 2) 9 Signs and Symptoms of Vitamin B12 Deficiency. Healthline.com

https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-b12-deficiency-symptoms#section8

Minisry of Health. Folate/ Folic Acid . https://www.health.govt.nz/our-work/preventative-health-wellness/nutrition/folate-folic-acid#what_is_NTD

NIH (n.d.) Vitamin B6. Fact Sheet for Health Professional. National Institutes of Health. https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminB6-HealthProfessional/

Nordqvist, C. (2017,1) Why do we need biotin, or Vitamin B7? MedicalNewsToday.  https://www.medicalnewstoday.com/articles/219718.php

Nordqvist, C. (2017, 2) What to know about folic acid. MedicalNewsToday.   https://www.medicalnewstoday.com/articles/219853.php

Pietrzik K, Brönstrup A . (1998) Vitamins B12, B6 and folate as determinants of homocysteine concentration in the healthy population. Eur J Pediatr. 1998 Apr.

Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mật ong Manuka, là thứ chúng ta nên có sẵn trong nhà

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng