Bảo vệ ruột già, trực tràng và đường tiêu hoá khỏi ung thư một cách tự nhiên

 Bảo vệ ruột già, trực tràng và đường tiêu hoá khỏi ung thư

Trong số những người tôi quen biết bị tử vong vì ung thư, thì nhiều nhất là bị ung thư trực tràng hay ruột già. Điều này thật ra không có gì là lạ, một phần vì số người bị ung thư đường ruột chiếm 25% (1 phần tư) tổng số bịnh nhân ung thư và 27% số người chết vì ung thư trên thế giới năm 2020 (Globalcan 2020, WHO) . Và một phần vì ung thư trực tràng và ung thư ở các bộ phận tiêu hoá thường không thể hiện triệu chứng nào cả trong những giai đoạn đầu. Khi phát hiện thì đã đến lúc khá trể.

Khi việc phát hiện ung thư đường tiêu hoá không phải đơn giản, thì phòng ngừa là cách an toàn nhất, nếu có thể được. Nghiên cứu y học gần đây cho thấy chúng ta có thể tránh và chống  ung thư trực tràng và ung thư ở các bộ phận tiêu hoá khác khi có tập hợp vi sinh đường ruột (gut microbiota) lành mạnh. Chúng ta có thể cải thiện tập hợp vi sinh đường ruột cách bổ sung vi sinh tốt (uống probiotics) cùng với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt thể lực đều đặn và lối sống tinh thần tình cảm thư thái, tích cực, lành mạnh. Nếu đã bị ung thư đường tiêu hoá, thì cách phòng ngửa ung thư đường tiêu hoá cũng giúp tăng hiệu quả phương pháp hoá trị, xạ trị và giải phầu nhờ giảm các tác dụng phụ bất lợi của những phương pháp đó.

Cách phòng chống ung thư đường tiêu hoá

Trước khi bắt đầu phòng chống ung thư bằng cách tự nhiên, không dùng thuốc chúng ta cần nắm vững nền tảng của phương pháp này. Có nắm vững thì chúng ta mới thực hiện cách ăn uống và lối sinh hoạt cần thiết để đạt được mục đích mong muốn cách hữu hiệu. Sau đây là những điều chúng ta cần nắm vững:

  1. Tin và hiểu rằng cơ thể chúng ta được tạo ra một cách tuyệt vời. Nó có cơ chế tự chữa lành những hư hỏng (bịnh tật) khi có điều kiện thích hợp. Ngược lại, điểu kiện/môi trường bất lợi kéo dài sẽ làm cho nó hư hỏng ( binh tật mãn tính). Muốn phòng chống bịnh mãn tính kể cả ung thư, chúng ta cần phục hồi và bảo tồn điều kiện thích hợp cho nó tự chữa lành.
  2. Chúng ta cần kiên trì vì cơ thể cần thời gian để loại bỏ các yếu tố bất lợi đã tich luỹ nhiều năm và phục hồi trạng thái lành mạnh. Thông thường sau 3 tháng chúng ta mới thấy công hiệu rõ ràng, mặc dầu có trường hợp sớm hơn tuỳ theo tình trạng mỗi người. Vì vậy đừng bỏ cuộc.
  3. Chúng ta cần hiểu rằng để phòng chống bịnh mãn tính, nhất là ung thư, chúng cần lọai trừ những yếu tố tạo nên môi trường, điều kiện bất lợi và có hại cho cơ thể. Những yếu tố đó nằm trong thực phẩm và thức uống chúng ta tiêu thụ hằng ngày, không khí chúng ta thở, sự căng thẳng tinh thần, tình cảm (xúc cảm tiêu cực – kể cả lo lắng, tức giận, ghen ghét, …), âm thanh ồn ào, tình trạng thiếu ngủ, thiếu nghỉ ngơi, thiếu vận động thể lực của mình (xin xem bài viết Lối sống bình thản, thư thái là chìa khoá sức khoẻ). Việc loại bỏ những yếu tố / môi trường có hại này là việc thiết yếu cần thực hiện cách nghiêm túc, chứ không phải tuỳ tiện và xem thường.

Đi vào chi tiết hơn, chúng ta cần loại/ tránh ăn thịt đỏ, thịt chế biến, thực phẩm chế biến kể cả các loại dầu thực vật tinh chế, ngũ cốc tinh chế - như cơm trắng, bún/ mì làm bằng bột gạo trắng, bánh mì trắng, sản phẩm bột mì trắng (refined grains)- bánh kẹo ngọt.

Thứ nhất, tại sao cần tránh ăn thịt? Vì thịt và sản phẩm gốc động vật nào cũng chứa nhiều vi sinh tiết ra nhiều độc tố (endotoxin). Ăn thịt sống hay chín đếu có nghĩa là ăn những độc tố đó. Mỡ bảo hoà trong thịt lại tăng lượng độc tố chuyển vào máu. Kết quả là tăng chứng viêm trong người (Greger, 2012). Vi sinh độc hại có sẵn trong cơ thể lại thích mội trường axit do thịt ăn vào tạo ra, nên ăn nhiều thịt mỡ sẽ làm vi sinh độc hại sinh sôi và tăng trưởng trong đường tiêu hoá, nâng cao mức lượng nội độc tố, gây thêm viêm đưa đến nhiều thứ bệnh (Minich D., 2017). Chứng viêm kéo dài thường gây nên ung thư ( Coussens, M.L. & Werb, Z., 2002)

Thứ hai, chúng ta cần hiểu rằng hầu hết dầu thực vật tinh chế (khác với dầu thực vật ép lạnh) có hại cho sức khoẻ vì 1. chúng có quá nhiều axit béo ômega 6 so với ômega 3 nên gây viêm cho cơ thể đưa đến những bịnh của thời đại như là tiểu đường, cao huyết áp, ung thư, mất trí nhớ, phong thấp... 2. Chứa nhiều hoá chất dùng trong qui trình sản xuất có hại cho cơ thể và 3. Các dầu này thoá hoá sinh ra chất độc có hai cho cơ thể khi dùng để nấu ăn (từ 70 độ C hay 158 độ F) gây ra nhiều bịnh mãn tính như ung thư, tim mạch và bịnh tâm thần. Dầu bắp (corn oil) dầu hạt bông (cotton seed oil), dầu đậu nành, dầu hạt hoa hướng dương (sunflower seed oil), dầu phụng (peanut oil) dầu canola tinh chế, dầu hạt nho (grapeseed oil) là những dầu thực vật tinh chế không nên dùng. (Hyman, 2016; Patterson et al, 2012; Sifferlin , 2018).

Thứ ba, chúng cần hiểu là nên tránh thức ăn chế biến vì chúng luôn luôn có hoá chất bảo quản nên có hại cho đường ruột.

Thứ tư, âm thanh ồn ào, kích động lâu dài có ảnh hưởng gây căng thẳng thần kinh đưa đến tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, đau tim, suy yếu thần kinh.. (Australian Academy of science, 2021) https://www.science.org.au/curious/earth-environment/health-effects-environmental-noise-pollution. Một trong những hậu quả của căng thẳng thần kinh là làm mất thăng bằng hệ vi sinh đường ruột, do đó có thể gây ung thư như đã nói ở trên.

  1. Chúng ta cần hiểu rằng để cho cơ thể tự chữa lành, chúng ta cần tạo môi trường/ điều kiện thich hợp cho nó, nghĩa là cần ăn uống lành mạnh, cần nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ, cần đều đặn vận động thể lực, cần nghe âm thanh/ âm nhạc êm nhẹ,  cần hoà mình với thiên nhiên đều đặn…. Và đây là việc thiết yếu phải làm cách nghiêm túc thích thú không thể coi nhẹ.

Thứ nhất, chúng ta cần tạo cho cơ thể trạng thái bình thản, thư thái càng nhiều càng tốt để có tối đa thời gian và năng lượng dồn cho công tác chữa lành cơ thể.  Cách hữu hiệu nhất là dành nhiều thì giờ nghỉ ngơi, tập thở sâu bằng bụng, nuôi dưỡng liên hệ tình cảm gia đình và xã hội lành mạnh, xây dựng tấm lòng khoan dung, tha thứ, nhân ái, thương yêu, một tâm tình biết ơn, và một lối sống tích cực quan tâm giúp đở người khác.

Thứ hai, trong đường ruột chúng ta lúc nào cũng có những vi sinh trục lợi (opportunistic bacteria and viruses). Khi chúng ta mạnh khoẻ, số lượng những vi sinh này rất thấp nên hệ thống miễn nhiễm chúng ta không phát hiện. Ngược lại khi bi căng thẳng lâu dài, hoc môn căng thẳng cortisol, epinephrine, norepinephrine được tiết ra tràn lan tạo điều kiện thuận lợi cho những vi sinh trục lợi này nhanh chóng sinh trưởng gấp bội, trong khi vi sinh tốt bị thất sủng. Vi sinh trục lợi (xấu) này tiết ra chất độc. Những chất độc này lại làm cho cơ thể tiếp tục sản xuất thêm hoc môn căng thẳng (cortisol…)  Cơ thể chúng ta bị một vòng lẩn quẩn độc hại kiềm chế. Tình trạng này làm hỏng màng ruột non, gây ra rò rỉ đường ruột,  tạo điều kiện cho chất độc lipopolysaccharides lẻn vào cơ thể gây nên hầu hết các bịnh mãn tính như tiểu đường, trầm cảm, Alzheimer’s, Parkinson’s, bịnh tim, cao huyết áp, ung thư v.v. (Krishnan, 2020).

Thứ ba, theo kết quả nghiên cứu, những người vận động thề dục đều đặn có nhiều loại và lượng vi sinh tốt trong đường ruột hơn là những người không hoạt động. Và lượng vi sinh tốt trong người có thể tăng 40% nhờ thể dục. (Monda et al , 2017; Morea, 2017).

Thứ tư, ăn uống lành mạnh đơn giản không có gì phức tạp. Chúng ta chỉ cần nhớ ăn thật nhiều thức ăn chưa chế biến (hạt thô như gạo lức, yến mạch thô, hạt có dầu thô..), ăn thức phẩm  lên men (như sửa chua – yogurt sống, kim chi, rau cải lên men, natto, miso), thât nhiều rau quả củ tươi đa màu, rau thơm, và tránh ăn đường, tránh ăn thịt, tránh dầu tinh chế, tránh thức ăn bột chế biến khi có thể tránh được và uống đủ nước lọc. Ăn uống lành mạnh cũng có nghĩa là ăn uống từ từ, nhai thật kỹ trước khi nuốt, không ăn nhiều quá, và ăn trong khung cảnh nghỉ ngơi, thư dãn. (Axe, 2018). Xin xem bài “ Chỉ ăn thức ăn gốc thực vật không chế biến có thể ngừa cà trị được mọi thứ bệnh mãn tính” https://wp.me/p94GZh-1kU

Chúng ta cũng cần biết rằng trong đường ruột chúng ta có một tập đoàn vi sinh với hàng tỉ tỉ vi trùng, vi khuẩn, nấm vi mô sống trong đó. Tập đòan vi sinh này đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ chúng ta, từ hệ miễn nhiễm đến sức khoẻ của não bộ và sinh hoạt toàn diện của cơ thể. Cơ thể lành mạnh khi tập đoàn này có khoảng 85% vi sinh là vi sinh tốt. Vi sinh tốt là vi sinh giúp phân hoá các phân tử thực phẩm lớn thành nhiên liệu cần thiết cho cơ thể. Chúng cũng giúp sản xuất vitamin và giúp bảo vệ cơ thể khòi bịnh tật. Ngoài ra, vi sinh (vi trùng) tốt còn một vai trò rất quan trọng là nhờ sinh sôi nhanh chóng chúng kiềm chế vi sinh (vi trùng) xấu.

Khi lượng vi sinh xấu cao hơn 15% thì hệ vi sinh mất thăng bằng, có thể  gây ra nhiều tình trạng rối loạn trong cơ thể và ung thư. Vì vậy, làm sao gia tăng loại và lượng vi sinh tốt trong đường ruột để lập lại thăng bằng và bảo trì tập đòan vi sinh đường ruột là quan trọng trong việc phòng chống bịnh mãn tính, nhất là ung thư.

Thật may mắn là ai nấy trong chúng ta củng có thể lập lại và bảo trì một hệ vi sinh đường ruột lành mạnh bằng cách ăn uống lành mạnh, thể dục đều đặn với lối sống bình thản hiền hoà, nghỉ ngơi, thư dãn đầy đủ như đã trình bày ở phần trên.

Khi có triệu chứng hệ tiêu hoá không ổn như thường xuyên bị bón, hoặc tiêu chảy, hoặc lúc tiêu chảy, lúc bón, hoặc hay ợ chua, hoặc hay no hơn , đầy bụng, đau bụng..   nhất là sau khi ăn rau cải sống, và thực phẩm thực vật khác, đó là dấu hiệu cho biết ruột chúng ta bị hư hại và vi sinh trùng trong đó thiếu en-zim cần có để biến chế (chuyển hoá) chất bột (carbs) và xơ trong thức ăn đó. Có nghĩa là chúng ta không có đủ loại vi sinh tốt cần có trong ruột. Cách cấp tốc làm giải quyết tình trạng không tiêu, no hơi đầu bụng này là uống en zime tiêu hoá (digestive enzyme). Nhưng điều đáng mừng là chúng ta có thể giúp đường ruột chữa lành bằng cách từ từ ăn thêm nhiều loại rau quả và củ chứa chất xơ (bắt đầu ít tù từ tăng lên dần) mà không bị khó chịu. Nói tóm lại, từ từ ăn nhiều loại rau quả củ khác nhau là (=) ăn thêm nhiều loại chất xơ khác nhau tức là (=) tạo phát triển nhiều loại vi sinh trùng tốt, (=) tạo nên hệ vi sinh đường ruột thăng bằng lành mạnh (=) tăng sản xuất mỡ chuổi ngắn (=) kết quả là sức khoẻ tốt toàn diện (Shea, 2020). Điển hình là một trái táo có khoảng 1 trăm triệu vi sinh tốt đa loại (Wassermann, Müller, Berg, 2019).

Khi bị ung thư đường ruột hay bất cứ ung thư loại nào khác, hệ vi sinh đường ruột chúng ta  bị mất thăng bằng trầm trọng, và đường ruột bị hư hại trầm trọng. Chúng ta có thể giúp phục hồi và chữa lành đường ruột nhanh hơn bằng cách uống bổ sung vi sinh tốt gây giống (spore probiotics).  Loại vi sinh này giúp diệt vi sinh trục lợị, không những nuôi dưỡng vi sinh tốt mà còn giúp tăng đa dạng vi sinh tốt (nên gọi là spore probiotics – spore có nghĩa là seed, hạt giống).  Chúng ta có thể mua Youtheory Spore probiotic ở iherb.com.  Sản phẩm này có 3 dòng vi sinh gây giống là Bacillus clausii, Bacillus subtilis và Bacillus coagulans. (Krishnan, 2020) Nếu không tiện mua Youtheory spore probiotics đó thì cũng có thể thay thế nó bằng cách ăn kim chi, sửa chua, dưa cải và natto mỗi ngày vì B. coagulans có rất nhiều trong  kim chi , sửa chua, dưa cải. Còn B. subtilis thì có trong natto (đậu nành lên men của Nhật).

Cách phòng ngừa hữu hiệu ung thư đường ruột vì thế không thể thiếu thói quen ăn đa loại thức ăn lên men.

  1. Nếu đã được bác sĩ chẩn đoán là mình bị ung thư trực tràng, ung thư ruột già , ung thư gan, hay ung thư tuỵ tạng.. chúng ta cũng nên biết những loại vi sinh sau đây có tác dụng diệt tế bào ung thư theo các kết quả nghiên cứu lâm sàng để chọn thêm thuốc bổ sung vi sinh tốt thích hợp nếu muốn (Karolina Kazmierczak-Siedlecka et al. , 2020; Nicoletti A., Pompili M. […] and Ponziani, F.R. , 2019):
  • Ung thư trực tràng, ruột già:

L. rhamnosus, Bifidobacterium adolescentis, Lactobacillus casei, L. acidophilus, Bacillus polyfermenticus , Bifidobacterium animalis

  • Ung thư bao tử:

B. bifidum, L. acidophilus, L. rhamnosus, L. salivarius, B. lactis, B. animalis , L. casei, L. reuteri, B. breve, Bacillus subtilus. L. gasseri.

  • Ung thư tuỵ tạng.

L. Plantarum, B. longum, L. bulgaricusS. thermophilus, L. paracasei.

  • Ung thư gan:: L. rhamnosus, B. subtilis, Bacillus coagulans (Javanmard A. et al , 2018).

Xin lưu ý:

Tài liệu này chỉ có mục tiêu thông tin chứ không thay thế sự chỉ dẫn của bác sĩ chăm sóc sức khoẻ cho bạn.

Tham khảo:

Coussens, M.L. & Werb, Z. (2002). Inflammation and cancer. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2803035/pdf/nihms163568.pdf

Greger, M. (2012). Dead Meat Bacteria Endotoxemia. NutritionFacts.org

Globalcan 2020. WHO. https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/cancers/40-All-cancers-excluding-non-melanoma-skin-cancer-fact-sheet.pdf

Hyman, M. (2016) Why oil is bad for you. https://drhyman.com/blog/2016/01/29/why-oil-is-bad-for-you/

Karolina Kazmierczak-Siedlecka et al. (2020). Gastrointestinal cancers: the role of microbiota in carcinogenesis and the role of probiotics and microbiota in anti-cancer therapy efficacy. Cent Eur Immunol. 2020. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7882408/

Krishnan, K. (2020). Microbiome and Your Parasympathetic State. Parasymnpathetic Summit 2020 etranscript. Pages 217-230

Javanmard A. et al (2018). Probiotics and their role in gastrointestinal cancers prevention and treatment; an overview. Gastroenterology and Hepatology From Bed to Bench. ©2018 RIGLD, Research Institute for Gastroenterology and Liver Diseases https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6204245/pdf/GHFBB-11-284.pdf

Minich, D. (2017) What you need to know about a high-fat diet. Huffpost. https://www.huffingtonpost.com/entry/what-you-need-to-know-about-a-high-fat-diet_us_595f22c4e4b0cf3c8e8d57b0

Monda, V. et al (2017). Exercise Modifies the Gut Microbiota with Positive Health Effects. Oxidative Medicine and Cellular Longevity. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5357536/

Morea, J. (2017). Is Gut Health The Key To A Good Night’s Sleep?Take care of the friendly flora within to help get the sleep you need. Thrive Global. https://medium.com/thrive-global/is-gut-health-the-key-to-a-good-nights-sleep-414e9e7df545

Nicoletti A., Pompili M. […] and Ponziani, F.R. (2019) Going with the gut: probiotics as a novel therapy for hepatocellular carcinoma. Hepatobiliary Surg Nutr. 2019 June: 8(3): 295-297. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6561884/

Patterson, E., Wall, R., Fitzegerald, G.F., Ross, R.P. & Stanton, C. (2012). Health Implications of High Dietary Omega-6 Polyunsaturated Fatty Acids. Review Article. Journal of Nutrition and Metabolism. Volume 2012, Article ID 539426, 16 pages. http://dx.doi.org/10.1155/2012/539426

Shea, T. (2020). The power behind diversity of plants. Foodnerd.

Sifferlin , A. (2018). The 10 best and worst Oils for your health. Time. http://time.com/5342337/best-worst-cooking-oils-for-your-health/

Wassermann B., Müller H., Berg G. (2019) Front. Microbiol., 24 July 2019 | https://doi.org/10.3389/fmicb.2019.01629

 

 

 

 

 

Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mật ong Manuka, là thứ chúng ta nên có sẵn trong nhà

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng