Chữa trị đau nhức không cần thuốc
Các chứng đau nhức như nhức đầu, đau đầu, đau nhức khớp, đau nhức bắp thịt, đau nhức răng, đau nhức, đau lưng, đau cổ ...có thể được chữa trị nhanh chóng bằng cách vỗ đập và phương pháp gõ EFT.
I. Vỗ đập (patting or slapping) trên vùng bị đau nhức là cách có thể áp dụng trong mọi trường hợp cho tới khi giảm đủ hoặc hết đau nhức. Triêu chứng đau nhức ở nơi nào cũng có thể ví như tiếng kêu cứu từ chổ đó. Và vỗ về chổ đau là biện pháp đáp ứng thích hợp nhất mà chúng ta thường quên đi hay sợ sẽ làm đau thêm. Thực ra vỗ về giúp khai thống bế tắc khí huyết nơi đó làm giảm đau đi. Tuy nhiên, trong trường hợp
- đau lưng và đau nhức chân, trước tiên chúng ta nên nằm căng giãn gân (mỗi chân ít nhất 10 phút), rồi vỗ đập 3-5 phút mỗi chỗ trên vùng đau nhức, mặt sau đầu gối, phía trước và hai bên đầu gối.
- đau cứng vai thì vỗ đập phía trước, phía sau, bên trái, bên trên và bên dưới vai (cũng ít nhất 3 phút mỗi chỗ). Tiếp theo là làm động tác căng dãn nằm 10 phút mỗi chân và căng dãn trong thế đứng.
- đau cỗ tay và mắt cá chân thì vỗ đập phần trên, phần dưới và xung quanh vùng đau ít nhất 3 phút mỗi chỗ.
- đau cổ thì vỗ đập cổ và vai, mỗi chỗ ít nhất 3 phút, xong căng giãn chân 10 phút mỗi chân.
Nếu chưa vỗ đập lần nào thì bắt đầu vỗ nhịp nhàng và nhè nhẹ rồi mạnh lên tới mức có thể đau nhưng vẫn chịu được cách thoải mái. Vỗ càng mạnh và càng lâu thì chóng hết đau.
Tôi thấy cách này rất hữu hiệu và dễ thực hiện khi bị nặng đầu, đau đầu và nhức đầu (không phải loại nhức đầu kinh niên). Thường thường tôi chỉ cần vỗ đập 5-10 phút là nhẹ đầu. Phương pháp gõ kinh mạch dưới đây thích hợp hơn cho chứng nhức đầu kinh niên .
II. Gõ (tapping) kinh mạch
Gõ lên 9 huyệt đạo trên người như trong hình dưới đây là phương pháp thịnh hành được dùng để giải toả căng thẳng tâm tình, tinh thần và những chứng bịnh liên hệ. Một trong những chứng bịnh này do căng thẳng tâm tình lâu năm gây nên là đau nhức kinh niên. Phương pháp này được gọi là Phương pháp giải toả tâm tình (Emotional Freedom Techniques - EFT). Gõ chỉ là một phần của liệu pháp, phần then chốt là chú tâm đến triệu chứng đau nhức, xác định thực tế/ ý nghĩa chứng đau và chiều hướng tích cực của mình.
Nguyên lý liệu pháp này có cơ sở phù hợp với lời dạy đơn giản của Chúa Giê su về bí quyết sống lành mạnh:
- Chỉ chú tâm vào hiện tại , không lo lắng ngày mai: "Đừng lo lắng gì về ngày mai, vì ngày mai co những việc khác cần phải lo. Mỗi ngày có đủ việc để lo rồi" (Chúa Giê su -Mathio 6:34)
- Không hối tiếc, buồn bực về quá khứ : "tội lỗi ngươi đã được tha"
- Biết cảm tạ, lấy đức tin trình dâng lên Thượng đế mọi nan đề , đau đớn của mình và tin vào sự chăm sóc thương yêu của Thương đế.
Trình tự liệu pháp gõ:
Bước 1: Chú tâm vào chứng đau của mình. Bắt đầu ghi vào nhật ký. Nếu đau ở nhiều chổ thì bắt đầu chổ đau nào mình chú ý nhiều nhất. Xong tự hỏi chứng đau đó giống như màu gì? hình gì?, âm thanh gì?, nóng hay lạnh?, âm ỉ (dull) hay đau buốt (sharp)?, đau một chổ hay lan ra? Có giống như cơn sóng không? Như búa bỗ hay như kim đâm? Viết xuống nhật ký, cố gắng càng cụ thể càng tốt. Chúng ta cố gắng nắm vững cảm giác đau không phải chỉ để gõ mà còn đề biết nó thay đổi thế nào trong tiếng trình gõ.
Bước 2: Đo lường cường độ đau trong ngạch 0 tới 10. 10 là mức độ đau nhức tột cùng mình có thể tưởng tượng, 0 là không thấy đau gì cả. Đừng lo mình không đo lường chính xác, cứ theo cảm giác của mình là được. Ghi vào nhật ký.
Bước 3: Phác thảo lời tuyên bố của mình.
Lời tuyên bố căn bản có thể như :
Mặc dầu tôi đau <mô tả chứng đau của mình>, tôi hoàn toàn hết lòng thương và chấp nhận mình.
Ví dụ
'Dầu ở lưng dưới thấy nóng, đau nhói, như dao đâm, tôi hoàn toàn hết lòng thương và chấp nhận mình'
"Dầu quai hàm đau âm ỉ nhoi nhói tôi hoàn toàn và hết lòng chấp nhận mình"
Tuỳ theo trải nghiệm của mình, chúng ta có thể thay đổi vế thứ nhì trong lời tuyên bố thành:
"Tôi hoàn toàn hết lòng thương, chấp nhận và tha thứ mình"
"Bây giờ tôi chọn lựa tha thứ cho mình" hoặc
"Tôi chấp nhận và tha thứ chính mình" hoặc
" Tôi cho phép mình giống như bây giờ" hoặc
"Tôi sẵn lòng buông tay" hoặc
"Tôi sẵn lòng có cái nhìn (hay quan điểm) mới" hoặc
" chuyện đó qua rồi và bây giờ tôi an toàn" hoặc
" Tôi chọn lựa phóng thích chứng đau này"
Bước 4. Chọn một câu nhắc nhở:
Câu này ngắn chỉ gồm vài từ diễn tã cơn đau. Ví dụ: Nếu lời tuyên bố liên quan đến triệu chứng đau ở thắt lưng, câu nhắc nhở sẽ là "chứng đau thắt lưng này... chứng đau thắt lưng này... chứng đau thắt lưng này.." là câu chúng ta nói lớn ra để nhắc vấn đề ở mỗi điểm gõ. Nó giúp mình chú tâm vào cái đau mà không bị lơ đãng. Nó cũng giúp đo lường mức độ đau đớn mình cảm nhận trong qui trình gõ.
Bước 5: Tuần tự dùng 2 đầu ngón tay (chứ không phải móng tay) gõ những điểm dưới đây:
Bắt đầu vừa nói lớn lời tuyên bố của mình 3 lần trong lúc gõ sống tay (điểm thứ nhất). Gõ tay trái hay phải , tay nào thuận lợi nhất cho mình là được. Gõ nhanh hay chậm và mạnh hay nhẹ tuỳ ý mình thấy thích hợp nhất.
Sau khi phát biểu lời tuyên bố 3 lần khi gõ sống tay, chuyển qua tuần tự gõ 8 điểm kế tiếp vừa gõ vừa nói lên câu nhắc nhở. Ở mỗi điểm bạn có thề gõ 5 - 7 lần nhưng nếu thấy nên gõ nhiều hơn, bạn có thề gõ 20 lần hay 100 lần một điểm trước khi gõ điểm kế tiếp. Điều quan trọng là gõ lâu đủ để thấm thía câu nhắc nhở .
- Sống tay -cạnh bàn tay phía ngón út- (Huyệt Hậu khê, Kinh Tiểu Trường )
- Đầu lông mày (Toàn Trúc, Kinh Bàng quang)
- Bìa ngoài mắt (Kinh Đởm và Kinh Tiểu trường)
- Dưới mắt (Can Kinh và Nhâm kinh)
- Nhân trung (Đốc Kinh và Kinh Đại trường)
- Giữa cằm và môi dưới (Thừa tương, Kinh Nhâm)
- Xương đòn (Kinh Vị và Kinh Thận)
- Dưới nách (Tâm kinh)
- Đỉnh đầu (Thượng tinh, Kinh Đốc)
(Ortner, 2018)
Bước 6: Kiểm điểm
Sau khi xong vòng gõ thứ nhất, thở sâu một vài hơi dài. Kiểm xem cơ thể xem có gì xãy ra không. Chứng đau có thay đổi không? Mức đau bây giờ nằm ở bậc nào trong thang ngạch 0-10? Nếu từ 8 xuống còn 7, đó là một cải thiện đáng kể, chứng tỏ có sự cải thiện trong vòng vài phút. Tiếp tục gõ tiếp lập lại diễn trình cũ. Nếu không có gì thay đỗi cũng không sao. Cần gõ vài vòng mới thấy cải thiện là bình thường, nhất là đối với những người lần đầu làm quen với liệu pháp gõ. Bạn có thể lưu ý thấy mình ngáp, thở dài, ợ hay trải nghiệm biến chứng khác trong lúc gõ hay sau khi gõ. Đó là những cách cơ thể chuyển động và giải toả năng lượng, thư giãn và buông thả. Trong khi gõ, cố gắng lưu ý những cách mà cơ thể mình phản ứng (hay đáp ứng) lại.
Công hiệu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy cách gõ kinh mạch EFT này có công hiệu đáng kể không những cho những triệu chứng rối loạn tâm lý và thần kinh mà còn giúp giải toả những chứng đau nhức mãn tính do căng thẳng tình cảm và thần kinh gây nên. Nghiên cứu bịnh lý học xác nhận "Gõ đầu ngón tay trên các huyệt nằm trên các kinh mạch chính giúp tạo nên năng lượng kích thích cơ thể thay đỗi DNA, tự chữa trị các rối loạn bất quân bình trong cơ thể." (Church, Yount, & Brooks).
XIN CẢM ƠN QUÝ BẠN ĐÃ ĐỌC BÀI VIẾT NÀY! Xin vui lòng góp ý chia sẻ kinh nghiệm về đề tài này.
Xin lưu ý: Bài viết này chỉ có mục đích thông tin mong giúp ích bạn đọc chứ không có thẩm quyền tư vấn y khoa.
Tham khảo:
Church D., Yount G., & Brooks, A.J. (2012). The effect of emotional freedom techniques on stress biochemistry: a randomized controlled trial. J Nerv Ment Dis. 2012 Oct;200(10) doi: 10.1097/NMD.0B013e31826b9fc1
Hongchi Xiao (2016). Paidalajin self-healing . Amazon
Ortner, N. (2018) Tapping 101. URL: https://www.thetappingsolution.com/tapping-101/
Ortner N. (2015). The Tapping Solution for Pain Relief. Hay House Inc.
Nhận xét
Đăng nhận xét