Chữa trị Rối loạn Đường ruột (Irritable Bowel Syndrome)

Phương pháp tự nhiên chữa trị HỘI CHỨNG RỐI LOẠN ĐƯỜNG RUỘT

Hội chứng rối loạn đường ruột còn gọi là "Hội chứng ruột kích thích"  Hoặc Hội chứng đường ruột  thất thường (Irritable Bowel Syndrome - IBS)

Hội chứng này có các triệu chứng như - no hơi hay sình bụng, - đau bụng khi ăn hoặc khi đi tiêu - táo bón hoặc tiêu chảy - hoặc lúc táo bón lúc tiêu chảy - kéo dài ít nhất 6 tháng và - xảy ra ít nhất 1 lần mỗi tuần trong 3 tháng qua.  Các triệu chứng này có lúc nặng lúc nhẹ, có lúc như biến mất nhưng rồi trở đi trở lại nhiều năm Tây y chính thức tuyên bố là họ không biết nguyên nhân của hội chứng này và không có thuốc chữa.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm chữa bịnh thì phần lớn nguyên nhân gây ra IBS là tình trạng "Vi sinh tăng trưởng quá mức trong ruột non hay SIBO" (Small Intestinal Bacteria overgrowth), thường xảy ra sau khi bị ngộ độc thực phẩm mặc dầu IBS cũng có thể do nguyên nhân khác gây nên.

Quý bạn có thể thử nghiệm xem mình có bị SIBO hay không bằng cách ăn 1 củ hành sống hoặc chín (ăn luôn một lần hay trải ra vài lần trong ngày cũng được). Nếu quý bạn thấy bị no hơi sình bụng nhiều sau khi ăn củ hành, thì có nghĩa là bạn bị SIBO. Tuy nhiên IBS cũng có thể xảy ra vì rò rỉ đường ruột (chẳng hạn như vì thường ăn thức ăn chứa nhiều lectins như ngũ cốc và các loại đậu ) mà không bị SIBO.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ TỰ NHIÊN:

Sau đây là 6 cách chữa trị tự nhiên được sử dụng với nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm của các chuyên gia y học đông tây . Tuy nhiên theo kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu mới nhất tôi học được thì cách đơn giản và hiệu quả nhất là dùng 1 muỗng nhỏ (tsp) vun trà lá tía tô 3 ngày một lần sau bửa ănvà 1 muỗng nhỏ dầu tía tô 2 lần một ngày (sáng và tối) trong 1-2 tháng. Nếu có thể được thì ăn thêm đu đủ 3-4 lần 1 tuần, và nhai 10-15 hạt đu đủ đen (tối đa một ngày) khi bị đau no hơi. (Xem thêm bài viết về tía tôđu đủ

Sau đây là những cách khác, có thể rườm rà hơn:

1. Chế độ dinh dưỡng và dược thảo của bác sĩ Siebecker

2. Chế độ dinh dưỡng đặc biệt tránh những thực phẩm khó tiêu (FODMAPs)

3. Chế độ dinh dưỡng GAPS của bác sĩ Campell McBride..

4. Dùng thuốc bổ sung tự nhiên Total Restore của Bác Sĩ Gundry và tránh ăn mễ cốc và các loại hạt chứa lectin nhằm chữa lành ruột rò rỉ.

5. Cách Chườm nóng gan của y sĩ Dư Quang Châu

6. Cách căng dãn và vỗ đập

Nước xương hầm hoặc nước rau cải hầm (nếu ăn chay  xin xem thành phần và cách nấu rau cải hầm vege broth vn) có vai trò quan trọng trong phương pháp thứ hai và thứ tư vì nó có chứa những chất đạm đạc biệt như proline và glycine có công dụng giúp cơ thể tăng cường sản xuất collagen (là chất đạm cần thiết để tạo nên tế bào kết nối - connective tissue) như màng ruột, màng tim, màng phổi, tóc, da, gân, sụn... trong cơ thể. Qua vai trò đó, nó giúp chữa lành màng ruột nếu có rò rỉ, lở loét hay hư hại.

ĐIỀU KIỆN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC CÁCH CHỮA TRỊ: Dầu có dùng cách nào để chữa trị bịnh rối loạn tiêu hoá, chúng ta đều cần một số điều kiện chung như sau:

- Trong khi chữa trị, chúng ta cần loại trừ mọi căng thẳng tinh thần, tình cảm, tâm linh để lòng bình an, vui vẻ, nhân từ, tha thứ, tạ ơn thay vì giận ghét, trách móc, qui lỗi người khác. Vì căng thẳng tinh thần, tình cảm, tâm linh sẽ hút hết năng lượng của cơ thể để ứng phó sự căng thẳng. Kết quả là bộ tiêu hoá sẽ thiếu năng lượng để hoạt động hữu hiệu.

- Sau khi chữa trị chúng ta cũng phải giảm thiểu tình trạng và thời gian căng thẳng.

- Chúng ta luôn luôn cần sinh hoạt thể dục hoặc thể thao và ngủ đủ theo giờ giấc ổn định mỗi ngày để giúp bộ tiêu hoá làm việc hữu hiệu. Tuy nhiên cần điều độ vừa phải. Sinh hoạt cơ bắp và ngủ quá mức đều có hại cho thân thể.

- Chúng ta cần ăn uống lành mạnh. Giảm thiểu thịt, thức ăn gốc động vật, ăn nhiều hơn rau quả đủ loại và uống đủ nước. Điều độ cũng là tiêu chuẩn trong chế độ ăn uống lành mạnh.

CÁCH THỨ NHẤT

Chế độ dinh dưỡng và dược thảo của bác sĩ Siebecker

Cách này dựa theo lời chỉ dẫn của Bác sĩ Siebecker phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh về rối loại tiêu hoá (IBS) và tình trạng vi sinh tăng trưởng quá mức trong ruột non (SIBO). Phương pháp này phù hợp cho những ai có dấu hiệu SIBO và gồm những công đoạn như sau:

- Nhịn ăn ít ba ngày, chỉ uống nước hầm xương hay nước hầm rau cải.

- Uông trà gừng ngay từ đầu ngay cả khi nhịn đói. Gừng có công dụng giúp tiêu hoá và nếu uống trà gừng liều cao trước khi đi ngủ, sẽ giúp bao tử và ruột co bóp chuyển thực phẩm nhanh trong đường tiêu hoá và đẩy vi sinh ra khỏi ruột non.

- Sau ba ngày nhịn đói ăn lại từ từ. Ăn ít mỗi lần ăn và có thể ăn nhiều lần hơn để giảm phản ứng của cơ thể với thức ăn.

- Tránh ăn thực phẩm có bột mì, lúa mì và những thức ăn có đường và thực phẩm chế biến.

- Uống hổn hợp dược thảo (dạng lỏng) nước tên Iberogast do Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH của Đức sản xuất. Hổn hợp này gồm 9 dược thảo có tên khoa học là Iberis amara, Angelica archangelica (bạch chi), Matricaria recutita (cúc La mã), Carum carvi, Silybum marianum (cúc gai), Melissa offcialnalis (kinh giới) Mentha piperitae (rau húng) Chelidonium majus, và Glycyrrhiza gabra (cam thảo) để giải toả triệu chứng ( 80-90 % công hiệu). Ở VN có bán ở http://hang-duc.com/shop/duoc-pham/thuoc-duoc-pham/da-day-ruot/day-hoi-truong-bung/iberogast-20-ml/

- Nếu không tiện mua Iberrogast: Uống trà gồm cam thảo, hạt thì là xanh (fennel) húng khô (peppermint), gừng, kinh giới và hồi (anise) cũng có công hiệu gỉam no hơi, lở ruột và đau bụng khi dùng 3 lần một ngày trong 10-14 ngày . (Bổ sung công thức của BS Siebecker)

- Từ từ ăn thêm sản phẩm có kích thích vi sinh đường ruột (probitics ) như thực phẩm lên men, sửa chua, cải chua, kim chi mỗi bữa ăn.

- (Bổ sung công thức của Bác sĩ Siebecker) Nếu mua được dầu hạt thì là đen thì nên dùng 1 muỗng cà phê với mật ong hay nước cam ba lần 1 ngày (khi ngủ dậy, trước bữa trưa 10-20 phút, và trước khi đi ngủ) ít nhất 1 tháng rồi giảm xuống 1 ngày 1 lần. (xem bài dầu hạt thì là đen)

CÁCH THỨ HAI

 CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG FODMAPS THẤP (LOW FODMAPS DIET)

Cách này cũng đặc biệt dùng cho trường hợp bạn bị SIBO. FODMAPS là viết tắt của "fermentable oligo-, di-, mono-saccharides and polyols" Đây là những thức ăn có carbohydrate (carbs) ngắn chuổi, khó tiêu hoá. Thay vì được hấp thụ vào máu, thức ăn này dồn lại ở cuối ruột là nơi vi sinh ruột sinh sống. Các vi sinh này dùng carbs ngắn chuổi này làm nhiên liệu, sản xuất ra hơi hy dro và gây triệu chứng tiêu hoá bực bội cho những ai nhạy tính. (Dr Gertsmar, 2017). Chế độ ăn uống này do Đại học Monash ở Úc nghiên cứu, và phổ biến năm 2004. Đặc đểm của chế độ ăn uống này là giới hạn những thức ăn chứng tỏ có hại cho ruột gây triệu chứng rối loạn tiêu hoá (IBS) như no hơn, sình và đau bụng. Theo Đại học Monash thì khi áp dụng phương cách này tốt nhất là bệnh nhân có một y sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm trong lãnh vực này theo dõi và giám sát. Thời gian gắt gao có thể từ 2 đến 6 tuần, sau đó có thể từ từ thử ăn lại món ăn bình thường.

TUYỆT ĐỐI TRÁNH THỨC ĂN FODMAPS CAO NHƯ:

• Bột lúa mì, amaranth (hột dền), lúa mạch (barley) lúa mạch đen (rye)

• Tỏi

• Hành

• Sản phẩm sửa bò như sửa, phó mát tươi, phó mát kem va sửa chua (yogurt)

• Trái cây như táo, mơ, se ri (cherries), trái vả (figs), xoài, xuân đào (nectarine), đào (peachs), trái lê (pears), mận (plums) và dưa hấu (watermelons)

• Rau cải như măng tây (asparagus), brussels sprouts, hoa cải trắng, ac ti sô, tỏi tây (leeks), nấm và đậu Hoà lan (snow peas)

• Các loại đậu như đậu nướng đóng hộp (baked beans), đậu mắt đen (black eye beans), đậu tằm (broad beans), đậu bơ (butter beans), đậu tròn hột (chickpeas), đậu đen, đâu đỏ, đậu lăng (lentil), đậu nành, đậu tẻ (split peas)

Sau một tuần lễ cử ăn những thức ăn trên, quý bạn có thể thử ăn lại ít ít từng món. Nếu không gây lại triệu chứng tiêu hoá khó chịu thì có thể ăn lại món đó một cách chừng mực. Nếu gây triệu chứng tiêu hoá khó chịu như no hơi đau bụng thì ngừng ăn món đó.

ĂN ÍT NHẤT 7 NGÀY NHỮNG THỨC ĂN CÓ TÍNH FODMAPS THẤP NHƯ

• Thịt, cá và trứng

• Tất cả mỡ và dầu lành mạnh (như dầu dừa, dầu ô liu sống, dầu phụng ép, dầu avocado, dầu hạnh nhân)

• Hầu hết rau thơm và gia vị

• Các loại hat có dầu (ngoại trừ pistachios)

• Trái cây như chuối, nho, quả mọng xanh ( blueberries), bưởi, kiwi, chanh, quýt, dưa (ngoại trừ dưa hấu), cam, dâu tây...

• Chất pha ngọt: xi rô cây thích (Maple syrup), mật mía (molasses), và cac loại rượu đường

• Sản phẩm sửa : không có lac tu lô, phó mát cứng, và phó mát già mềm như camembert .

• Rau cải gồm ớt không cay (bell peppers) cải làng (bok choy), cà rốt , cần tây, dưa leo, cà tím, gừng, đậu tươi xanh, kale, xà lách, hành tăm (củ nén -chives) trái ô liu, khoai tây, rau bi na, hành lá, khoai lang, cà chua, củ cải da đỏ (radish), củ cải (parsnips, turnips, yams), củ năn (water chestnuts) bí xanh ( zucchini), bí đao.

• Mễ cốc: Bắp, gạo, ki noa (quinoa), bột sắn (tapioca), yến mạch (oats) lúa miến (sorghum).

• Thức uống: Nước lọc, cà phê, trà v.v.

CÁCH THỨ BA

CHẾ ĐỘ GAPS - NHỊN ĂN TẤT CẢ THỨC ĂN CÓ CHẤT XƠ TRONG 1 THỜI GIAN

Cách này thích hợp nếu bạn bị SIBO (dùng cách thử nghiệm ăn hành đề cập ở đầu bài viết) Chủ yếu phải nhịn ăn ít nhất 3 ngày, chỉ uống nước xương thịt hầm hoặc rau cải hầm thôi. Cách này không những loại trừ vi sinh ra khỏi ruột non mà còn chữa lành rò rỉ ruột, viêm ruột, lở ruột nếu có. Vì vậy không những thích hợp cho IBS và SIBO mà còn có công hiệu giúp cơ thể chữa lành đường ruột liên qua đến bịnh da liễu, dị ứng thực phẩm (food allergies), sưng lở đường ruột (bowel inflammatory diseases, colon cancer, diverticulitis). Đây cũng là cách giúp trị gốc những bịnh liên quan đến tâm thần như bịnh tự ký (autism), bịnh quá năng động mà mất khả năng chú tâm (ADHD Attention deficit hyperactivity disorder), biếng ăn (anorexia), rối loạn thần kinh lưỡng cực (bipolar disorder), mà càng ngày càng nhiều trẻ em mắc phải. Cách này nằm trong chế độ dinh dưỡng GAPS (Gut and Psychology Syndrome) do Bác sĩ Natasha Campbell-McBride tìm ra để trị những bịnh tâm lý liên hệ đế rối loạn đường ruột được gọi là CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG GAPS (xin bấm vào dưới đây để xem chi tiết)

Chế độ GAPS

CÁCH THỨ TƯ:

DÙNG PHỤ TRỢ "TOTAL RESTORE" CỦA BS GUNDRY.

Theo nghiên cứu của bác sĩ Gundry, thì đường ruột có thể bị rò rỉ vì chất lectins trong thức ăn hàng ngày đưa đến rối loạn tiêu hoá. Lectins còn cản trở bộ tiêu hoá hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng. Bác Sĩ Gundry đã nghiên cứu tổng hợp 16 dược thảo và khoáng chất có khả năng không những chữa lành màng ruột mà còn ngăn cản ảnh hưởng tai hại của chất lectin trong thức ăn trên màng ruột. Lưu ý là cơ thể mỗi người khác nhau. Có nhiều người chịu được lượng lectins cao hơn người khác nên có thể không bị rò rỉ ruột vì lectins mà vì lý do khác như SIBO.

Phụ gia gồm 16 thành phần này có tên là Total Restore . Bốn thành phần chính của Total Restore là 1. L-Glutamine : một axit amino không những xoa dịu màng ruột mà còn giúp giảm cơn đói cồn cào thèm ăn và giúp kiểm soát trọng lượng thân thể. 2. N-acetyl D-glucosamine Hợp chất này không những giảm đau khớp mà còn giúp thu thập chất lectin trong ruột, không cho nó bám vào màng ruột làm hư màng ruột. 3. Chất chiết củ cam thảo. Nghiên cứu gần đây chứng minh củ cam thảo có thể giúp làm lành màng ruột. 4. PepZin GI™ Là hổn hợp gồm chất kẻm và L-carnosine, hai thành phần "anh hùng đường ruột" chứng tỏ có công hiệu xoa dịu màng ruột. Theo Bác sĩ Gundry thì Total Restore có công hiệu

- Cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hoá như no hơi, sình bụng và tiêu hoá bất thường.

- Giải quyết chứng phì mập giảm trọng lượng cơ thể xuống mức dễ chịu, không còn phải khổ sở với những mãng mỡ khó trị.

- Giảm chứng da liễu khó giải thích nguyên do.

- Tăng sinh lực, giảm mệt mỏi , thêm sức sống vui trẻ.

Total Restore có bán với giá đặc biệt cho khách hàng mới tại http://gundrymd.com/total-restore/first-time-customers-offer/

Theo phản hồi của hơn 120 khách hàng thì phụ gia này rất cóng hiệu giải trừ chứng rối loạn tiêu hoá của họ. Họ muốn tiếp tục dùng phụ gia này, nhưng quý bạn không cần làm như vậy, với điều kiện bạn giảm chất lec tin và axit phytic trong thức ăn khi uống Total Restore và sau khi tiêu hoá hết bị rối loạn. Bạn cũng có thể uống N-Acetyl D-Glucosamine để ngăn ngừa ảnh hưởng của lectin trong thức ăn nếu có.

Thức ăn có nhiều nhất lectins gồm:

  • Các loại hạt đậu khô (legumes) nhất là đậu nành
  • Tất cả ngũ cốc kể cả lúa mì, lúa gạo.
  • Hạt có dầu sống
  • Sữa bò
  • Ngô bắp
  • Những cây trái loại nightshade (tạm dịch cây trái bóng đêm)  gồm khoai tây, cà tím, cà chua và ớt trái.

Chúng ta khó có thể loại bỏ hoàn toàn lectins trong thức ăn của mình. Theo Bác sĩ Jockers thì thật ra có một ít lectin cũng có lợi là vì một ít lectin tạo chút căng thẳng giúp bộ tiêu hoá mạnh lên. Vấn đề là tránh đừng ăn nhiều lectin đến nổi có hại cho đường tiêu hoá.

Chúng ta có thể gỉam ít nhất 50% lectin trong ngũ cốc và các loại đậu khô bàng cách

- Ngâm ngũ cốc, hạt có dầu và các loại đậu khô 12 tiếng đồng hồ trong nước với 1 muỗng lớn dấm táo sống, rữa sạnh trước khi nấu ăn.

- Cho hạt ngũ cốc, và đậu nẩy mầm rồi hãy nấu ăn. Cách làm nẩy mầm giống như là giá đỗ (hay đậu), nhưng không chờ đến khi mầm dài ra thành giá. Mà cất tủ lạnh hoặc dùng ngay khi hạt và đậu vừa nẫy mầm. (Xin google "cách là giá" đỗ trên mạng thì sẽ biết cách làm đơn giản). (Xin lưu ý là gạo trắng ít lectin hơn gạo thô và đậu chà vỏ (bóc vỏ) ít lectin hơn đậu nguyên vỏ.)

Cách thứ năm:

Chườm nóng gan.

"Chườm gan là sáng kiến của Y sĩ Dư Quang Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Bấm huyệt Thập Chỉ Liên Tâm, được chính y sĩ Dư Quang Châu phổ biến bắt đầu từ ngày 1/9/2014 tại Việt Nam và nhanh chóng lan rộng ra thế giới."

Theo Y sĩ Dư Quang Châu: " Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể. Vì gan là cơ quan đầu tiên, tiếp nhận các chất dinh dưỡng và hóa tố khác nhau hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, gan đã trở thành “nhà máy lọc máu” chính và quan trọng nhất trong cơ thể.

Gan là một cơ quan có nhiều chức năng của cơ thể, giúp chuyển hóa đường. Gan giúp sản xuất và chuyển hóa chất acid béo, các loại mỡ này có thể được so sánh như những viên gạch của một căn nhà. Vì thế, khi gan bị tổn thương, “nhà” sẽ bị rạn nứt, dễ đổ vỡ. Gan giúp bào chế và thoái biến chất đạm, thanh lọc độc tố và tổng hợp các chất mật. Khi gan không khỏe mạnh sẽ gây ra rất nhiều bệnh tật cho cơ thể.

Gan là một nhà máy chuyển hóa, nên “chất thải và phụ phẩm” của nhà máy này rất đa dạng. Đặc biệt là khi thực phẩm ngày nay có nhiều độc tố khiến các “chất thải và phụ phẩm” này không đào thải được, bị ứ lại sẽ nằm trong tĩnh mạch gan. Khi tĩnh mạch gan lưu thông kém, gan bị nhiễm độc bởi chính các chất thải ấy.

 vậy, chườm nóng gan sẽ làm giãn tĩnh mạch gan, tăng lưu thông máu và tạo điều kiện để các chất độc được chuyển ra ngoài. Việc ngủ ngon sau khi chườm nóng là một dấu hiệu của việc thải độc ấy.

Chườm nóng ở vùng gan mỗi ngày 1 giờ làm cho các mao mạch ở gan được giãn nở, và làm nóng dòng máu trong hệ tuần hoàn giúp tẩy sạch các chất vữa trong máu, là phương pháp không dùng thuốc đạt hiệu quả cao nhất hiện nay.

Ngoài ra, khi các cơ quan liền kề lá gan là mật và tụy cũng được sức nóng giúp đả thông các mao mạch thì kích thích sự tiết dịch của các cơ quan, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón, điều hòa đường huyết.  Nó cũng kích thích hoạt động của enzyms giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nấm, ký sinh trùng đường ruột…, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể." (Nguồn :  dachuomgan )

Y sĩ Dư Quang Châu khuyên dùng đá diệu kỳ của Viện Thập Chỉ Liên Tâm để chườm gan vì "Cặp Đá Diệu Kỳ chính là loại đá bazan – loại đá phun trào hay còn gọi là đá núi lửa được tạo thành do sự đông nguội của dung nham nóng chảy, nó tích trữ một nguồn năng lượng từ đất trời qua hàng ngàn năm sau những vụ phun trào núi lửa, do đó đá Bazan có thể giúp loại bỏ các chất thải độc hại từ các cơ thể, giảm căng thẳng, trầm cảm, đau khớp và thúc đẩy thư giãn sâu, giúp ngủ ngon, ăn ngon, tiêu hóa tốt.." (xin xem cách chườm gan bằng đá kỳ diệu của Viện này)

Theo nguyên lý trên  thì chỉ cần chườm nóng vùng gan là làm nở mao mạch trong gan cùng các nội tạng tiêu hoá liên hệ. Kết quả là "giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón, điều hòa đường huyết.  Nó cũng kích thích hoạt động của enzyms giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nấm, ký sinh trùng đường ruột." Như vậy nếu chưa tiện mua đá diệu kỳ, chúng ta cũng có thể thử dùng những cách khác để chườm nóng vùng gan: Ví dụ, bình cao su nước nóng, túi đựng 1/2 đến 1 kg  lúa mì (wheat bags). Nếu dùng túi lúa mì thì có thể dùng microwave để làm nóng từ 3-4 phút  chung với 1 ly nước vì lý do an toàn (bắt buộc). Phương pháp này cũng phù hợp với thuyết âm dương của Đông y. Chườm gan chính là bồi bổ gan với khí dương (hơi nóng).

Theo cách chỉ dẫn của Y sĩ Dư Quang Châu thì nên chườm gan 1 tiếng đồng hồ mỗi ngay trong khoảng từ 9 giờ tối đến 11 giờ tối. Và có thể thấy  chức năng tiêu hoá bắt đầu cải thiện sau 2-4 tuần. Chườm gan là áp "đá nóng, bình nước nóng, túi lúa mạch nóng bọc trong khăn" vào khu vực liên sườn bên phải và vùng thượng vị.

(Xin xem các video về chườm gan trong youtube sẽ thấy chườm gan còn có nhiều công dụng khác - kể cả trị bịnh mất ngủ, giảm mỡ mập, ngừa làm đẹp và trẻ da, chống đột quỵ, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não vì gan là bộ phận chủ yếu lọc máu và điều hoà chuyển hoá của cơ thề - xem thêm  http://tamduc.net.vn/news.php?id=453 .

Cách thứ 6:

Vỗ đập và căng dãn:

- Vỗ vùng gan trên bụng  - phía tay mặt- ít nhất 5 phút một ngày

- Căng dãn theo thế nằm trên ghế, một chân tựa trên tường hay cột đứng - 1 chân thả xuống sàn - cố gắng tập dần dần tới 20 phút mỗi chân. Xin xem bài viết về Nguyên tắc Căng dãn 



Xin lưu ý:

Cơ thể mỗi người khác nhau, cách này có thể có hiệu quả với người này mà không hiệu quả với người khác.

Tài liệu này chỉ có mục đích thông tin chứ không thay thế ý kiến của bác sĩ hay y sĩ của các bạn.

Tham khảo:

Aimee (2016) . Gut-healing vegetable broth (why it's better than bone broth). Wallflower Kitchen. http://wallflowerkitchen.com/gut-healing-vegetable-broth-better-bone-broth/

Campbell-McBride. (n.d.) GAPS Introduction Diet. http://www.gapsdiet.com/gaps-introduction-diet.html

Campbell-McBride. (n.d.). Full GAPS diet. http://www.gapsdiet.com/gaps-full-diet.html

Gertsmar, T. (Dr) (2017). The IBS Answer. 6 Natural Ways to deal with IBS, Stop your gut pain, Break Free from the bathroom, and Get back to your life. Aspire Natural Health. https://aspirenaturalhealth.com/ibs-answer/

Gundry MD (2019) Total Restore. https://gundrymd.com/supplements/total-restore/

Jockers (2018). Why You Should Avoid Lectins in Your Diet! https://drjockers.com/avoid-lectins-diet/

Kris Gunnars (2018) FODMAP 101: A detailed Beginner's Guide. https://www.healthline.com/nutrition/fodmaps-101

Mercola, J. (2012) Why Gut Flora Powerfully Dictates Whether You Are Healthy or Sick. https://articles.mercola.com/sites/articles/archive/2012/03/18/mcbride-and-barringer-interview.aspx

Monash University (2018). FODMAPS and Irritable Bowel Syndrome https://www.monashfodmap.com/about-fodmap-and-ibs/

Siebecker (2018). IBS & SIBO SOS™ Summit (2018) Interviewing Dr Allison Siebecker

Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Bốn bí quyết của những người đã chiến thắng ung thư

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng