Công hiệu kỳ diệu của y học tự nhiên

 Mấy ngày đầu đi học lại, tôi được khích lệ khi gặp bà Khoa phó (sau lên chức Khoa trưởng).

Bà đã quá 60. Khi còn trẻ bà làm y tá và bị chứng phong thấp (rheumatoid arthritis) trong nhiều năm. Dĩ nhiên bà được bác sĩ chuyên khoa cho đủ thứ thuốc uống để chữa trị. Nhưng bịnh không hết mà ngày càng trầm trọng. Không những các ngón tay bà bị cong queo, xương mông và chân méo mó khi cử động thì vô cùng đau đớn. Hết hy vọng trong Tây y, bà tìm y sĩ tự nhiên (naturopaths) và nhờ dược thảo cùng thay đổi chế độ ăn uống bà hết bịnh. Các ngón tay cả hai tay (trừ ngón cái) của bà vẫn còn quặp lại vì lúc áp dụng liệu pháp tự nhiên các khớp xương ngón tay đã quặp cứng rồi. Nhưng bà vẫn còn có thể dùng cánh tay như thường và bàn tay để cầm vật nhỏ và viết. Sau đó bà đi học y học tự nhiên, thực hành chữa bịnh, học thêm Master khoa học y khoa và tham gia giảng dạy tại trường Wellpark. Bà Khoa trưởng này là bằng chứng cụ thể về công hiệu của y học tự nhiên.

Thật ra trước đó tôi cũng đã trải nghiệm công hiệu của một số cách chữa bịnh tự nhiên liên quan đến thức ăn.

Trường hợp thứ nhất, chắc người Việt mình không lạ gì bệnh dời ăn. Tiếng Anh gọi là " "Shingle". Khi còn nhỏ tôi bị dời ăn, nổi mụn nước trên bụng, đau ngứa và dần dần lan rộng ra. Ở Việt nam họ nói là nếu nó lan giáp vòng là chết. May là lúc đó là nghỉ hè, tôi ở làng quê. Mẹ tôi bảo tôi nhai nhừ một nắm đậu xanh, đắp lên chỗ dời ăn, dùng một miếng vải đậy lên và khăn cột lại quanh bụng. Ngày hôm sau, gở ra thì mụn nước đã xẹp và khô, hết ngứa, hết đau. Coi như hết bịnh.

Khoảng 1995 trước đây, cô cháu LH cho biết chị L tôi bị bịnh dời ăn, đi bác sĩ nhiều ngày không hết. Tôi kể lại món thuốc đậu xanh nhai nát mà mẹ tôi đã dùng cho tôi. Vài ngày sau, LH nói qua điện thoại:

"Cậu ơi, con nhai đâu xanh hột cho má, may mà không gảy cái răng nào hết. Con đắp đậu xanh nhai nhừ cho má như cậu chỉ. Cảm ơn Chúa qua ngày sau má lành bịnh rồi. Bác sĩ hỏi làm sao lành nhanh như vậy, má sợ mất lòng bác sĩ nên không nói".

Trường hợp thứ hai, từ tuổi trung học tôi hay bị lở mụt trong miệng, lúc thì trên môi trong, lúc thì trên lưỡi. Thật khổ sở, khó chịu ít nhất hai ba tuần mới hết, nhưng vài tuần sau bị lại, nhất là khi lỡ cắn phải môi hay lưỡi. Ở Việt nam khi còn đi học, tôi không bao giờ có tiền đi bác sĩ nên theo lời chỉ dẫn của người lớn thỉnh thoảng thoa chút mật ong lên môi và lưỡi. Không biết nó có ích lợi gì không nhưng mỗi lần thoa lên là rát đến chảy nước mắt. Khi đi du học ở NZ thì bác sĩ cho nhiều thứ thuốc uống và ngậm trong 6 năm nhưng cũng không hết. Về Việt nam trở lại, tôi vẫn phải khổ sở chịu đựng cái bịnh bất trị này.

Thật ra khi đi học ở NZ tôi đã nghiên cứu tìm xem nguyên nhân của bịnh này. Theo tác giả sách "Raw Juice Therapy" (Liêu pháp nước rau quả tươi) thì lở miệng là triệu chứng thiếu Vitamin pp, tức là Vitamin B3 hiện nay và sách này chỉ ra những thứ rau quả có nhiều Vitamin PP. Tôi tìm ăn uống những thứ đó nhưng không hết bịnh nên không để ý đến nữa. Cho đến khoảng năm 1988, tôi mới nghĩ tại sao mình không kiếm Vitamin pp uống. Tôi may mắn mua được ở một nhà thuốc Tây ở quận 1 Saigon. Tôi uống gấp bốn năm liều thuốc ghi trên lọ trong 4 ngày liên tiếp. Ngay từ ngày đầu thuốc đã có hiệu quả rồi. Tạ ơn Thượng đế, sau đó tôi không còn bị lở môi lở lưỡi nữa. Dầu tôi có lỡ cắn môi, cắn lưỡi, vết cắn không lở, không đau và lành nhanh chóng. Kinh nghiệm này cũng đã giúp những người quen thân dùng Vitamin B3 trị lành bịnh lỡ môi lỡ lưỡi. Đó là hai kinh nghiệm tôi có dịp chia sẻ với lớp học.

Nói về môn dinh dưỡng, tôi không biết chuyên gia ăn uống (dietician) có học những môn giống như môn dinh dưỡng trong y học tự nhiên hay không. Nhưng trước khi đi học lại, tôi đã gặp và đối đầu với một chuyên gia ăn uống chịu trách nhiệm qui định chế độ ăn uống cho cháu Natalie.

Năm đó Natalie mới hơn 3 tuổi và đang ở tại Trung tâm Phục hồi cho trẻ em (Child Rehabilitation Service Centre). Người ta cho Natalie ăn bằng cách bơm sửa dinh dưỡng qua ống thông dạ dày (GI feeding tube) một ngày 4 lần mỗi lần 237 phân khối. Natalie lên cân quá nhiều. Cháu béo phì, xem thấy mà lo sợ cho nó. Mới 3 tuổi rưỡi mà nặng đến 18 kg. Tôi nêu nổi lo của tôi với cô chuyên viên dinh dưỡng cho Natalie và yêu cầu cô giảm lượng thức ăn cho cháu. Tôi cho cô ấy thấy là chỉ có 5% trẻ em cùng tuổi của Natalie nặng hơn nó theo biểu đồ tuổi / trong lượng của trẻ em gái và rõ ràng là cháu thuộc dạng béo phì nguy hiểm cho sức khoẻ. Cô không chịu, khư khư bảo rằng phải cho cháu đủ 1000 k calories một ngày. Tôi viết thư than phiền và nêu lên nổi lo của mình với bác sĩ có trách nhiệm, và giám đốc Trung tâm phục hồi.

Trong thời gian chờ đợi Natalie phải vào bệnh viện cấp cứu 2 hay 3 lần. Lần nào cũng bị viêm phổi (pneumonia) và bác sĩ bệnh viện lo sợ cháu không qua khỏi. Có lần trầm trọng đến nổi bác sĩ báo trước nguy cơ cháu bị gục luôn. Họ hỏi trường hợp đó mình có muốn giữ cho nó sống bằng máy duy trì sự sống (life support) hay không. Cảm tạ ơn Thượng đế cho Natalie cả ba lần qua khỏi nguy cơ gục quỵ trong gang tất.

Gần hai tháng sau khi viết thư than phiền với cấp trên, cô chuyên viên ấy mới chịu giảm lượng thức ăn cho Natalie 40% còn 3 lần mỗi lần 200 phân khối. Thât là một tin vui sau nhiều tháng mất ngủ lo âu và bực bội (có thể nói là bực tức). Từ đó về sau, Natalie không phải vào bệnh viện cấp cứu vì viêm phổi nữa, và ít khi bị cảm cúm. Một phần nhờ cháu không còn béo phì yếu sức, một phần nhờ cháu uống hổn hợp tỏi, nghệ, gừng và chanh mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn nhiễm.

Nhờ học môn dinh dưỡng biết thức ăn không những có tác dụng nuôi dưỡng cơ thể mà còn là thuốc chữa bịnh, nên mấy năm nay tôi mạnh dạn thay đổi thêm bớt chế độ ăn uống cho cháu rồi báo cho cô chuyên viên dinh dưỡng biết. Những cô chuyên viên dinh dưỡng sau này không hề phản đối những gì tôi thay đổi. Hiện nay tôi chỉ cho Natalie 180 (thay vì 600) phân khối sửa dinh dưỡng mỗi ngày, nhưng bù vào tôi cho thêm sinh tố rau quả tươi, gia-ua sống (live yoghurt hay kefir) trộn dầu flaxseed, lòng đỏ trứng gà, và dầu dừa...Tù năm 2018, tôi ngưng không dùng sửa dinh dưỡng cho cháu nữa, mà thay thế bằng thức ăn rau củ xoay nhuyễn gồm yến mạch, hạt hemp, chà là, đâu xanh nẩy mầm, sữa hạnh nhân, kefir, bột nghệ, cải xanh trụng nước sôi, gừng, khoai lang, cà rốt, bí đỏ, bí xanh, táo, blue berries.. Natalie lớn lành mạnh và không hề bị cảm cúm.

Khi bắt đầu môn dinh dưỡng 1, mỗi sinh viên được giao trình bày trước lớp tính chất và công dụng của vài món dinh dưỡng kể cả Vitamin và khoáng chất. Muối (sodium) là chất dinh dưỡng đầu tiên bà thầy giao cho tôi trình bày. Đúng là Thượng đế sắp xếp cho tôi đề tài này. Vì khi nghiên cứu tôi biết hai sự kiện. Thứ nhất là cơ thể thiếu muối thì sinh ra chứng động kinh. Thứ hai, món thuốc Tegretol mà bác sĩ cho Natalie uống có tác dụng giảm (hay làm kiệt) muối trong máu. Thế tôi mới biết tại sao Natalie hay bị động kinh dầu uống thuốc trị động kinh. Tôi bèn pha 1/2 muỗng cà phê muối vào 1 lít nước uống của cháu mỗi ngày. Số lần cháu bị động kinh giảm rõ rệt mặc dầu không hết hẳn. Một cuối tuần nọ, Natalie đi nghỉ xa nhà. Nhân viên nhà nghỉ gọi điện báo là cháu bị động kinh liên tục và hỏi là có nên cho cháu vào bệnh viện cấp cứu không. Tôi nhớ là mình quên dặn họ pha muối vào nước uống cho cháu. Sau khi họ theo chỉ dẫn pha muối vào nước cho cháu uống thì cơn động kinh ngừng ngay.

Đó là một số điều ích lợi cho Natalie tôi xin chia sẻ và cảm tạ Thượng đế đã sắp xếp cho tôi đi học lại.

Nguyễn Văn Tư - Auckland 2017

Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Bốn bí quyết của những người đã chiến thắng ung thư

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng