Trái Mướp đắng (Bitter melon)

Mướp đắng hay trái khổ qua không phải chỉ là một món ăn bổ dưỡng mà có nhiều dược tính giúp giảm tiểu đường, giảm rối loạn tiêu hoá, giảm lo lắng, giúp an thần, làm hạ mỡ máu, giảm cân làm đẹp người, và ngừa chống ung thư nhất là ung thư vú (Donna E. Hansel, Oncotarget). Chúng ta có thể phơi sấy mướp đắng để dùng quanh năm hoặc mua bột mướp đắng chiết xuất dưới hình thức viên nhộng.

Một tách trà mướp đắng khô mỗi ngày không có thể giúp ổn định mức đường trong máu rất hữu hiệu mà còn giúp bảo vệ sức khoẻ trong nhiều phương diện vì nó giúp cải thiện hệ tiêu hoá, là đầu mối của bịnh tật khi bị rối loạn.



Mướp đắng (cũng gọi là khổ qua) tên khoa học là Momordica charantia là một loại dây leo sinh  trái rất quen thuộc với người Viêt chúng ta.

Món mướp đắng xào, canh mướp đắng, mướp đắng nhồi thịt bằm là những món rất được ưa chuộng. Nhưng không phải ai cũng thích ăn vì nó đắng. 

Mướp đắng không phải có quanh năm nếu ở xứ lạnh. Nhưng chúng ta có thể chế biến khi có nhiều để dùng  quanh năm. 

Chúng ta có thể xắt mỏng trái mướp đắng rồi phơi hoặc sấy khô để làm trà dùng quanh năm. Hoặc chúng ta có thể mua bột chiết xuất mướp đắng dưới dạng thuốc bổ sung.

 " 14 lợi ích tuyệt vời của trái khổ qua " gồm

  • Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy
  • Chữa ho
  • Chữa thấp khớp
  • Tăng cường khả năng miễn dịch
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
  • Cải thiện thị lực
  • Thanh nhiệt, giải độc.
  • Phòng chống ung thư
  • Tiêu chảy: Khổ qua xào cà rốt
  • Viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan
  • Làm đẹp
  • Sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát

và " 6 benefits of Bitter Melon and its extract "

Theo bài " Khổ qua đúng là thuốc đắng dã tật " trong báo tuổi trẻ VN có ghi

Sử dụng trà hay nước ép khổ qua hàng ngày có thể đạt hiệu quả trong việc giảm cân, làm giảm các loại mỡ máu không có lợi, ổn định huyết áp và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.

Ngoài những tác dụng trên, người ta còn tìm thấy trong trái khổ qua có chứa hàm lượng vitamin C phong phú thuộc loại hàng đầu trong các loại rau. Sử dụng hàng ngày có thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tiêu diệt các loại vi khuẩn và vi rút, chống lại tế bào ung thư, hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng tia xạ. Đồng thời, nó giúp cơ thể ngăn chặn quá trình oxy hóa, làm chậm sự lão hóa, hạn chế các nguy cơ bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, tổn thương thần kinh…

Những trường hợp không nên dùng khổ qua

Tuy khổ qua có nhiều tính năng hữu ích nhưng do nó có tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn không nên dùng, thường sẽ có các biểu hiện như ăn uống khó tiêu, đầy bụng, tiêu phân lỏng.

Vì khổ qua có đặc tính hạ đường huyết nên cần lưu ý không nên sử dụng trong các trường hợp người bệnh đang có biểu hiện đường huyết xuống thấp.

Trong blog " Khổ qua có tác dụng gì " có nói:

Nước ép khổ qua giúp giảm cân, giữ dáng 

Trong 100gr khổ qua chỉ có 34,4 kcal và nhiều chất xơ, nên đây là thực phẩm giúp bạn giảm lượng calo nạp vào cơ thể rất hiệu quả. Đồng thời, enzyme có trong loại rau củ này còn có khả năng phân hủy chất béo thành axit béo, giúp giảm mỡ toàn thân. 

Mặt nạ khổ qua giúp ngừa mụn, trắng sáng da

Với hàm lượng Vitamin C và protein cao, khổ qua là loại rau củ tự nhiên có khả năng tăng cường sức khỏe cho làn da, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây nên mụn. Ngoài ra, vitamin C còn có khả năng làm sáng, mờ thâm nên đắp mặt nạ khổ qua sẽ giúp giải quyết các nốt mụn và vết thâm một cách triệt để. 

Chống lão hóa da

Giàu chất xơ tự nhiên, chất chống oxy hóa nên đắp mặt nạ khổ qua sẽ giúp kích thích quá trình sản sinh collagen ở da, giúp da căng bóng, khỏe mạnh và có độ đàn hồi trở lại. Để đẩy mạnh thêm công dụng này thì bạn cần phải kết khổ qua với một số thành phần khác như: mật ong, nghệ, sữa chua,… 

Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Bốn bí quyết của những người đã chiến thắng ung thư

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng