Tương tác với người bịnh

 (Từ chương 21 - The Reconnection của Eric Pearl)

Bạn là Công cụ của mình

Bây giờ bạn đã phát triển khả năng nhận ra thời điểm mà  năng lượng Nối Lại Nguồn chạy qua mình. Bây giờ bạn biết cách phát hiện các dấu hiệu ký nhận, bạn quen với "cảm giác" năng lượng xung quanh thân người bịnh, và bây giờ bạn thấy thoải mái chơi giỡn với năng lượng này và để cho cái gì sẽ xảy ra, tự nhiên xảy ra.

Nói khác đi, bạn sẵn sàng giúp người khác chữa bịnh.

Xin nhớ rằng mục tiêu chính của mình trong buổi chữa bịnh là  tránh đường (cho tần số NLN làm việc). Khi thân mình bạn tiếp tục di chuyển để mang lại các tần số mới, và sau khi đã quen thuộc với sự phản hồi dính tới việc dùng các năng lượng này, bạn sẽ thấy mọi việc xảy ra đâu vào đó.  Dầu vậy, bạn cũng nên nuôi dưỡng một tư duy thích hợp khi bắt đầu làm việc với người khác. Nói cho cùng, bây giờ bạn không còn dựa vào "kỹ thuật hay y cụ chữa bịnh", công cụ duy nhất còn lại để dùng trong lối chữa bịnh này là chính bạn.

****

Các từ cần nhớ để chữa bịnh

Tiếp tục kinh ngạc

Làm sao có thể duy trì thái độ kinh ngạc? Bằng tâm tình như trẻ con. Bằng cách nhìn mọi sự bằng đôi mắt mới. Đừng vội vàng tưởng mình thông hiểu những gì xảy ra trước mắt. Sự hiểu biết bạn tưởng mình có chắc có lẽ là một lời giải thích nông cạn đã qua rất nhiều lưới sàng lọc và hiểu lầm, nên mỏng manh, lỏng lẻo và không có thực chất. Biết mối nối kết với tư duy này của mình, -sự nối kết không ai có thể cắt đứt được- là khả năng nói rằng : " Tôi không biết". Như vậy, bạn có khả năng nhìn mọi việc với sự kinh ngạc.

Bạn có nhớ ân tứ suy nghĩ giống như trẻ con và kinh ngạc trước mọi việc không?

Hãy nhớ tới ân tứ này!

Cái ân tứ kinh ngạc, nhìn thấy mọi việc thật kỳ diệu làm cho lòng kính trọng của bạn thanh khiết như pha lê, một mối liên hệ cố hữu với Ông Trời Tạo hoá. Nó giúp bạn bỏ đi ước muốn chẩn đoán, giải thích, cố gắng, tạo nên, cưỡng ép, đẩy mạnh nổ lực. Nó cũng giải phóng nhu cầu kể công.

Bây giờ bạn có nhớ ân tứ này không?

Đây là lúc bạn cần có cái tâm, cái trí, và ý định nằm đâu vào đó. Vì bạn sắp trở thành một phần trong qui trình chữa bịnh.

"Chuẩn bị" người bịnh

Theo thông lệ, người bịnh mới thường thuộc hai nhóm. 

Một nhóm là những người đến, nằm trên bàn xoa bóp, rồi buông xuôi, hy vọng sẽ kinh nghiệm được cái gì sẽ đến với mình. 

Nhóm người khác thì khi nằm xuống bàn, làm đủ mọi thứ mà họ nghĩ nên làm trong buổi chữa bịnh. Tâm trí họ bận rộn nhiều thứ. Họ cầu nguyện, hình dung, lẩm bẩm thần chú, thở bằng bụng, thở bằng ngực, ngửa lòng bàn tay lên, thiền, chấp tay trước ngực, vân vân..

Môi mấp máy, nước mắt tràn ra- đôi khi thầm lặng, đôi khi rên than- lòng họ cầu Trời ban cho những gì mình muốn cho mình và có thể cho người thân mình.  Nếu không can thiệp, tình trạng này sẽ tiếp tục suốt cả buổi chữa bịnh, và người này tự đánh mất cơ hội trải nghiệm buổi chữa bịnh Nổi Lại Nguồn. Buổi chữa bịnh này trờ thành y như một buổi nhóm cầu nguyện, hay một buổi chữa bịnh thông thường, hay một buổi thiền tại gia.

Bạn đừng để tình trạng này xảy ra. Nhưng chắc cũng bạn không muốn bảo họ những gì không nên làm trước khi họ làm những đều đó. Nếu thấy người bịnh có thể thuộc nhóm thứ hai, bạn có thể  nói với họ khi họ đến như sau: " Xin mới vào. Xin nằm xuống , nhắm mắt lại, nghỉ ngơi mà không ngủ. Xin tin tưởng rằng Đấng nào nghe lời cầu nguyện và ý nghĩ của bạn chắc chắn đã nghe rồi. Không những Đấng đó đã nghe những gì ban cầu xin, mà còn  đã nghe những gì bạn chưa nghĩ là cần cầu xin nữa. Các Đấng đó biết hết. Ngay cả trước khi bạn bước vào đây. Vì vậy xin đừng nói chuyện, xin để tâm tri yên nghỉ, và lắng nghe; Hãy để  vũ trụ đem tới cho bạn những gì Tạo hoá quyết định là bạn cần. Chỉ nằm xuống đó với đầu óc cởi mở để trải nghiệm cái gì đó hoặc không có cái gì cả. Với tâm tình cởi mở như thế, kinh nghiệm của bạn sẽ đến.

Đối với nhiều người, đây không phải là lời khuyên dễ thực hiện, nhưng là lời khuyên tốt nhất bạn có thể nói với họ. Phản ứng tốt nhất là họ buông xuôi và nằm xuống mà không mong đợi gì cả. Điều đáng mong ước là họ  mong đợi, cởi mở đón nhận một cái gì đó, nhưng không chú tâm chờ một kết quả định sẵn. Thứ nhất, là vì họ có thể không biết mình thật sự cần gì, hay là tạo hoá đã định cái gì khác ích lợi nhất cho họ. Thứ hai, sự mong muốn cố định có thể ngăn chặn, giới hạn hay thay thế điều tốt nhất có thể trên đường đến với họ.

Tương tự, bạn cũng nên ở trạng thái đón nhận và không phán xét -mà chờ đợi và coi mình là một phần của việc gì sẽ xảy ra - có thể bất cứ là việc gì. Chờ đợi là một hình thức " lắng nghe bằng tâm linh" Bạn chờ cho đến khi năng lượng hiện đến. Nó sẽ đến. Và lập tức, nó chạy qua ngươi bịnh và kết nối với bạn, qua bạn và xung quanh bạn.

Chúng ta không có vai trò quyết định người bịnh cần trải nghiệm được chữa lành như thế nào. Công tác của chúng ta là hiến mình thành một phần của qui trình chữa bịnh và để sự chữa lành chọn hình thức tự nhiên riêng của nó.

Theo cách tiếp cận không phán xét như đã đề cập, BS Eric thường không bị ràng buộc với vấn đề sức khoẻ mà người bịnh muốn được chữa. Ông chịu nghe họ nói về vần đề đó đủ để giúp họ cảm thấy gần với ông, vì có sự liên hệ đó là quan trọng. Nhưng thật ra là dầu bạn biết hay không biết vấn đề sức khoẻ của họ, họ cũng sẽ có cùng một trải nghiệm chữa bịnh. BS Eric tin rằng có một trí tuệ trong vũ trụ dính dáng đến việc này, một trí tuệ vượt xa trí tuệ của mọi người, và sự chữa lành thích hợp sẽ biểu lộ ra.

Để tự nhiên 

Để cái tôi bên ngoài qui trình chữa bịnh là một nhu cầu sâu sắc hơn bạn có thể mong tưởng. Chẳng hạn, nhiều người thực hành chữa bịnh NLN muốn chú tâm vào "cách làm thế nào" - như hình dung người bịnh khoẻ mạnh, hay truyền năng lượng lên qua bàn chân họ, hay truyền xuống qua đầu họ, hay là qua mũi họ, đặt người bịnh giữa tia ánh sáng tím, hay là bọc họ trong đám mây hồng... nghĩa là cố đưa sức khoẻ vào thân người bịnh bằng bất cứ cách nào mình có thể giúp. Tai sao? tại vì đầy là cách chúng ta được nghe hay bảo phải làm trong quá khứ. Đây chính là lúc lòng nghi ngờ biểu hiện ra. Tất cả những điêu này chính là các hình thức can thiệp gây trở ngại. Càng cố gắng thì khả năng càng yếu đi - đó là vì chính trạng thái tự nhiên ban đầu cho phép năng lượng chảy ra mình. Trạng thái tự nhiên là điều kiện giúp mình tránh đường, để cho mình thành một phần của quy trình. Sự chữa lành đến khi chúng ta ở trong trạng thái như vậy.

Chúng ta được dạy là phải chủ động và chỉ đạo đời mình. Một khi chúng ta quyết định những cách chúng ta nên làm, thay đổi lối hành động không phải là dễ.
BS Eric kể chuyện bà cố Annie Smith của ông có tiệm bán thức ăn trưa trong một vùng phần lớn là người Công giáo. Cứ thứ sáu là bà cố Smith làm bánh cá, rất được ưa chuộng. Có một thứ sáu, sau khi  bán hết bánh cá và được khách hàng khen là hôm nay bánh cá của bà ngon hơn bao giờ hết; bà vào dọn dẹp trong bếp và sửng sốt phát hiện thau cá mà bà sửa sạn cho bánh hôm nay vẫn còn trong tủ lạnh. Nghĩa là bánh cá của bà hôm nay không có cá mà khách hàng không những không biết mà còn thấy ngon hơn bình thường.

 Chuỵện này cho thấy khi đứng trước một sự việc, hoặc một vật mới, hay được cho cơ hội bước ra ngoài vùng quen thuộc, nhiều người thường ở lại hay trở lại chỗ đứng quen thuộc của mình chứ không chịu thay đổi.

Cách xử sự bên bàn chữa bịnh

Một phương diện khác giúp bạn tránh đường trong qui trình chữa bịnh là giữ một khoảng cách lành mạnh - nghĩa là không quá dính dáng vào qui trình của người bịnh. Như đã thảo luận trước đây, người nằm trên bàn chữa bịnh rất có thể đang ở trong trạng thái yên tỉnh và thoả mãn, thường với các cử đông ngoài ý muốn. 

Trường hợp rất hiếm có thể xảy ra, nước mắt họ thình lình tràn ra. Đây không phải là lúc họ muốn bạn đến ôm và an ủi họ. Tuyệt đối đừng can thiệp theo cách đó. Vì đây là trải nghiệm riêng của người bịnh và là một phần của qui trình chữa bịnh. Đừng lấy mất trải nghiệm đó của họ. Nhìn như vậy nhưng có lẽ họ đang vui hưởng những gì đang xảy ra cho họ. 

Nếu bạn thấy phải làm gì đó thi nhẹ nhàng hỏi xem họ ổn không , hay muốn ngừng qui trình chữa bịnh. Phần lớn họ sẽ bảo là họ yên ổn. Nếu họ muốn ngưng thì chắc chắc họ sẽ nói. Và nếu có người muốn bạn giúp họ ra khỏi qui trình chữa bịnh, bạn chỉ cần chạm nhẹ vào vai họ, nhẹ nhàng gọi tên họ và một ly nước cho họ uống là xong.

Nếu có trường hợp bất ngờ như vậy xảy ra thì bạn cần tế nhị và sẵn sàng giúp đở, nhưng không phải  với vai trò chữa bịnh mà với vai trò một người quan tâm chăm sóc. Trong những trường hợp như vậy, chỉ cần trấn an người bịnh rằng mọi việc tốt đẹp, rằng tình trạng như thế là bình thường và chấp nhận được, và trong trường hợp của họ, có lẽ là cần thiết. Khi họ bình tỉnh lại, bạn có thể tiếp tục, hay là dời lại một ngày khác- sao cho hợp với mọi người liên hệ.

Buồn ngủ

Có khi người bịnh thư dãn đến mức ngủ thiếp đi. Có thể không phải là tình trạng bạn muốn vì sợ người bịnh không trải nghiệm đầy đủ lợi ích của qui trình chữa bịnh. Nhưng cũng nên nghĩ rằng nếu một người bịnh thiếp đi trong buổi chữa bịnh, thì đó là thích hợp cho người đó. Nhất là khi người bịnh quá năng động, hay hiếu động hoặc trẻ con, thì nên lợi dụng làm việc khi họ ngủ.

Còn nếu bạn buồn ngủ thì sao? Thì chứng tỏ là bạn thiếu ngủ hay là không tập trung vào hiện tại. Vì lý do gì đi nữa thì bạn nên tôn trọng người bịnh bằng cách chăm sóc mình đầy đù để có thể chăm sóc người bịnh.

Thăm dò người bịnh

Bạn chắc chắn muốn biết người bịnh cảm thấy thế nào, trải nghiệm gì qua buổi chữa bịnh. Cho nên sau buổi chữa bịnh sẽ hỏi thăm dò. Nếu bạn vô tình hay cố ý cho họ biết  câu trả lời bạn muốn nghe thì họ sẽ cho bạn các câu trả lời đó. Nhưng như vậy thì dữ kiện thu được sẽ không chân thật và đầy đủ như bạn muốn. Cho nên BS Eric gợi ý đừng hỏi những câu hỏi có hay không, mà hỏi như sau.

1. Bạn trải nghiệm (nghe, thấy, cảm giác) điều gì? hay là Bạn nhớ được điều gì? Khuyến khích họ nói: Tôi cảm thấy thế này, tôi thấy cái nọ, tôi nghe cái này, tôi ngửi thấy cái nọ. 

2. Yêu cầu người bịnh diễn tả chi tiết những gì họ nhớ. Nếu họ thấy một người mặc áo trắng, thì yêu cầu họ miêu tả người đó, rồ hỏi thêm như : Bạn còn nhớ gì khác về người đó?

Cẩn thận đừng gợi dẫn câu trả lời.

3. Sau khi họ trả lời xong câu hỏi : Còn gì nữa, thì có thể hỏi thêm Còn cái gì khác nữa mà bạn thấy? Nghe? Cảm thấy? Ngửi? Nếm? BS Eric thường hỏi xem họ nếu họ nghĩ ông chạm đến họ thì hỏi tiếp: Chạm ở đâu? chạm như thế nào?

Một số điểm cần lưu ý:

Sau buổi chữa bịnh, giúp người bịnh chú tâm vào những gì họ trải nghiệm trong buổi chữa bịnh.

Đừng để họ giải thích tầm quan trọng của nó đối với họ, liên hệ thế nào đến cuộc sống của họ hoặc kể cho bạn nghe kinh nghiệm của họ ở những nơi khác. Tại sao? Vì thường đó là cách họ muốn khoe sự hiểu biết/kiến thức của mình chứ không dính dáng gì đến ý nghĩa chính xác về thực tại mà họ vừa mới trải nghiệm.

Điều quan trọng là khi họ nói lên cảm nghĩ của mình thì họ quên đi chi tiết về những gì thật sự xảy ra cho họ. Cũng vậy, bạn không muốn chia sẻ chuyện của mình với họ lúc đó. Lịch sự nhắc họ chú tâm vào những gì thật sự xảy ra, còn muốn giải thích thì sau khi xong hãy nói. Có thể sau đó họ không nhắc tới nữa.

BS Eric còn lưu ý là bạn không nên tỏ ra đặc biệt hào hứng về một loại chi tiết nào đó. Nếu không, người bịnh muốn làm vừa lòng bạn, có thể vô tình thêu dệt thêm những gì họ nhớ về một số chi tiết mà bỏ qua những loại chi tiết mà bạn tỏ ra ít hào hứng.

Hãy chờ đến khi xong buổi chữa bịnh mới thăm dò , chứ đừng hỏi trong lúc chữa bịnh.

Tuy nhiên trước khi bắt đâu có thể cho họ biết: 

1. Nếu trong phòng có gì đặc biệt lôi kéo sự chú ý của họ, họ có thể nhẹ nhàng mở mắt xem để hết tò mò, xong nhắm mắt lại để tiếp tục.

2. Nếu có điều gì xảy ra trong lúc chữa bịnh mà họ cảm thấy rất quan trọng cần phải nhớ thì họ có thể nhỏ nhẹ bảo cho bạn biết khi nó xảy ra để bạn có thể ghi xuống và sau này nhắc cho họ mà họ không cần phải cố gắng nhớ.

******************



Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mật ong Manuka, là thứ chúng ta nên có sẵn trong nhà

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng