Những điều cần biết để phối hơp hữu hiệu các cách trị ung thư khi cần

Các bạn có biết là ở Úc liệu pháp hoá trị (chemotherapy) chỉ giúp 2,3% bệnh nhân ung thư sống hơn 5 năm từ khi biết bị ung thư không? Ở Mỹ thì thấp hơn - 2,1%(Theo nghiên cứu của 3 chuyên gia làm việc ở các bệnh viện trị ung thư ở Sydney). Nói cho dễ hiểu chỉ có 2.3% bệnh nhân ung thư sống thêm hơn 5 năm nếu chỉ dùng hoá trị.

Có lẽ phần lớn chúng ta đều chỉ biết khi bị ung thư thì giải phẫu, hoá trị và xạ trị là ba cách trị ung thư chủ yếu. Thật ra còn nhiều cách trị ung thư khác đang được sử dụng. Tây y còn có thêm liệu pháp miễn dịch, liệu pháp hóc môn. Ngoài hệ thống Tây y thì có cách trị ung thư bằng Nhịn ăn, Dinh dưỡng chống ung thư, và dùng thuốc ngoài chỉ định. 

Tây y thường không chỉ dùng một liệu pháp mà thường phối hơp nhiều liệu pháp Tây y theo nhu cầu và kết quả. Họ có thể dùng giãi phẫu, rồi hoá trị và  xạ trị cho một bệnh nhân. Trừ một số bác sĩ Tây y chịu đọc tài liệu nghiên cứu y học liên quan đến dinh dưỡng, phần lớn họ không phối hơp với liệu pháp tự nhiên và có thể ngăn cản sự phối hợp đó. 

Việc phối hơp Tây y với các biện pháp nhịn ăn và dinh dưỡng phải do bệnh nhân và gia đình bệnh nhân chủ động. Lý do là phần lớn bác sĩ Tây không có thì giờ đọc các tập san y học ngoài chuyên môn của họ. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và kinh nghiệm của nhiều bệnh nhân cho thấy khi kết hợp với nhịn ăn và dinh dưỡng chống ung thư, tác dụng phụ tai hại của hoá trị, xạ trị giảm đi hoặc không có và kết quả hoá trị và xạ trị công hiệu hơn. 

Tất cả các liệu pháp trị ung thư, Tây y cũng như y học tự nhiên, đều có một mục tiêu chung là giết các tế bào ung thư. Không có liệu pháp nào có thể xác định sẽ thành công một trăm phần trăm. Nhưng ít nhất cũng làm tế bào ung thư yếu đi. Có liệu pháp làm hại cả tế bào bình thường, nhưng cũng có liệu pháp bảo vệ tế bào bình thường. Phối hợp vì vậy là cách tốt nhất để bảo vê mình và người thân khi cần.

Để có thể phối hợp các liệu pháp một cách hữu hiệu, chúng ta cần biết rõ hơn về các liệu pháp đó như sau

Các cách chữa trị ung thư đang dùng

1. Hoá trị (Chemotherapy)

Cách này dùng thuốc hoá chất tiêm hoặc uống vào cơ thể để giết các tế bào đang phát triển nhanh vì tế bào ung thư phát triển nhanh. Hoá tri gây ra nhiều tác dụng phụ tai hại vì cũng giết nhiều tế bào khác đang phát triển nhanh, nhất là tế bào trong tuỷ xương, tế bào gốc tóc, tế bào trong miệng, tế bào hệ tiêu hoá và sinh lý. Bệnh nhân dùng hoá trị vì vây thường bị mệt, rụng tóc, dễ bầm và chảy máu, nhiễm trùng, da tái nhợt, buồn nôn và mửa, ăn mất ngon, bón...

2. Giải phẫu 

Cách này cắt bỏ phần nào của cơ thể có tế bào ung thư. Cách này không áp dụng được nếu nguy hiểm đến các bộ phận quan trọng khác và nhiều khi không cắt bỏ hết được tế bào ung thư đang phát triển mà chưa thấy. 

Giải phẫu càng lớn thì càng nhiều nguy cơ bị biến chứng hay tác dụng phụ như chảy máu không cầm, máu đóng cục, tế bào bên cạnh bị hư hỏng, phản ứng thuốc dùng khi giải phẫu, làm hư hại bộ phận khác, đau đớn, nhiễm trùng, các chức năng khác chậm hồi phục.

3. Xạ trị (radiotherapy)

Cách này dùng quang xạ như tia x (x-rays), tia gamma, chùm tia điện tử (electron beams) hay proton để giết hoặc gây hại tế bào ung thư. Xạ trị làm vỡ DNA trong tế bào để cản không cho tê bào ung thư nhân ra và làm chúng chết vì tế bào ung thư có khuynh hướng nhân ra nhanh. Tế bào thường cũng bị ảnh hưởng nhưng hầu hết phục hồi và trở lại bình thường. Xạ trị không giết chết ngay tế bào ung thư. Sau nhiều ngày DNA mới bị thiệt hại đủ để tế bào ung thư chết. Rồi tế bào ung thư tiếp tục chết trong nhiều tuần nhiều tháng sau khi điều trị. Tuỳ theo loại ung thư và địa điểm bị ung thư mà bác sĩ dùng ngoại xạ trị hay nội xạ trị. Ngoại xạ trị dùng tia xạ quang từ ngoài cơ thể. Nội xạ trị đưa thuốc đặc biệt có phóng xạ vào người bằng cách uống hay tiêm vào máu.

Tác dụng phụ của xạ trị tuỳ theo loại và nơi nào trên cơ thể bị ung thư, độ mạnh của xạ trị, và sức khoẻ của người bệnh.

Tác dụng phụ sớm thấy trong thời gian sau khi trị liệu thường là mệt mỏi, da cảm thấy khác, hoặc rụng tóc, miệng khó chịu nếu đó là vùng được chữa trị.  Những phản ứng phụ này ngắn hạn, không nghiêm trọng và trị được.

Tác dụng phụ khác có thể hiện ra sau nhiều tháng và năm. Tuỳ bộ phận cơ thể bị xạ trị mà tác dụng phụ lầu dài khác nhau và có thể nghiêm trọng. Chẳng hạn như xạ trị trên não sẽ có thể gây mất trí nhớ, rụng tóc, mất thính giác, vô cùng mệt mỏi...

4, Liệu pháp hoc mon (hormone therapy

Cách này làm yếu hoặc giết tế bào ung thư nào cần hóc môn để sống và phát triển. Chỉ có ung thư vú (breast cancer) và ung thư tiền liệt tuyến (prostate cancer) mới có loại tế bào ung thư này. Liệu pháp này dùng thuốc tạm thời lấy đi khả năng sản xuất hoc môn của cơ thể, hoặc dùng thuốc can thiệp thay đổi chức năng của hóc môn trong cơ thể.

Liệu pháp này thường dùng để làm nhỏ ung bướu trước khi dùng phẫu thuật hoặc xạ trị. Cũng được dùng để giảm nguy cơ ung thư trở lại hoặc giết tế bào ung thư ở bộ phận khác hoặc trở lại.

Liệu pháp này có thể có  tác dụng có hại như

  • làm mất khả năng sinh lý
  • làm yếu xương
  • gây nóng bừng (hot flashes)
  • tiêu chảy
  • buồn nôn
  • mệt mỏi
  • ngực lớn và dễ đau

5. Liệu pháp miễn dịch (Immunotherapy)

Ung thư thường phát triển vì hê miễn dịch chúng ta nhận ra tế bào ung thư để diệt đi. Có thể là vì hệ miễn dịch quá yếu hoặc vì tế bào ung thư khôn quá có cách làm cho hệ miễn dịch không nhận ra mà tưởng rằng chúng là tế bào bình thường. 
Liệu pháp miễn dịch dùng thuốc để phá huỷ cách lừa hệ miễn dịch của các tế bào ung thư. Mỗi loại ung thư có cách khác nhau để lừa hệ miễn dịch. Vì vậy mỗi loại ung thư phải có thuốc khác nhau. Hiện nay chỉ mới tìm ra được thuốc trị miễn dịch cho một số số loại ung thư như 
  • Ung thư bàng quang
  • Ung thư não
  • Ung thư vú
  • Ung thư cổ tử cung (cervical)
  • Ung thư trẻ em (childhood cancer) như ung thư hạch (lymphoma) ung thư não, ung thư máu (leukemia)
  • Ung thư trực tràng (colorectal)
  • Ung thư đầu và cổ
  • Ung thư thận
  • Ung thư máu
  • Ung thư thực quản
  • Ung thư phổi
  • Ung thư gan
  • Ung thư da (melonoma)

Nhiều công trình nghiên cứu đang tiếp tục cho các loại ung thư khác.

Tác dụng phụ có hại của liệu pháp miễn dịch gồm, nhưng không giới hạn các triệu chứng như sau:
lạnh run, táo bón, ho, ăn không ngon, tiêu chảy, mệt mỏi, sốt và triệu chứng như bị cúm, đau đầu, đau chỗ tiêm thuốc, ngứa ngáy, sảy đỏ, mụn nước...

6. Chặn không cho tạo ra mạch máu mới (anti angiogenesis therapy)

Nếu ngăn chặn không cho cơ thể tạo ra mạch máu mới thì ung bướu không thể phát triển và có thể teo lại. Cách này dùng thuốc hoá học nhiều năm, lúc đầu thì có công hiệu rất tốt, nhưng dần dần thuốc không còn hiệu quả vì tình trạng cơ thể chống thuốc (drug resistance). Hiện nay người ta đang nghiên cứu các chất tự nhiên để làm công tác này và có nhiều kết quả tốt. Những chất tự nhiên được tìm ra tới nay gồm
  • curcumin trong củ nghệ, 
  • artemisinin trong ngải cứu, 
  • EGCG trong trà xanh, 
  • resveratrol trong hạt nho đỏ, 
  • emodin trong cây đai hoàng (rhubarb), 
  • thymoquinone trong dầu hạt thì là đen (black cumin seed oil) và 
  • tocotrienols trong dầu cọ (palm oil) dầu cám (rice bran oil), dầu dừa. 

Nếu dùng thuốc hoá học thì sẽ có nhiều tác dụng phụ tuỳ theo mỗi loại thuốc. Ngược lại nếu dùng những rau cải hay thức ăn tự nhiên chứa chất không cho tạo mạch máu mới thì không có tác dụng phụ tai hại nào đáng để ý.

6. Nhịn ăn (Fasting)

Không ăn gì hết từ 16 giờ trở lên thì cơ thể không có chất dinh dưỡng nào từ bên ngoài. Tất cả tế bào trong cơ thể, kể cả tế bào ung thư phải tìm nguồn nhiên liệu dinh dưỡng khác để sống. 
Tế bào bình thường thì được cơ thể cung cấp ketones lấy từ mỡ làm nhiên liệu và dinh dưỡng. Tế bào bình thường chỉ tách đôi thành 2 tế bào mới khi cần thiết dưới sự kiểm soát của chất đạm p53.  
Chất đạm p53 trong tế bào ung thư hỏng, nên tế bào ung thư cứ thế mà tách đôi ra 2 tế bào mới rất nhanh. Nhưng mỗi lần tách đôi như vậy cần rất nhiều dinh dưỡng. Nhịn ăn làm cho tế bào ung thư không còn nhiên liệu để nhân ra nhiều nữa. Vì không có nhiên liệu mà cứ muốn sinh thêm nhiều, tê bào ung thư bị căng thẳng oxi hoá (oxidative stress) gây hại cho tế bào ung thư  từ từ chết (chẳng hạn như gom thật nhiều chất đạm để sinh sản mà không sinh sản được). 
Khi nhịn ăn, các tế bào bình thường chuyển sang trạng thái bảo tồn chứ không phát triển vì được thông báo là phải tiết kiệm năng lượng do tình hình thiếu hiếm dinh dưỡng - kể tế bào gốc tóc, da, hệ tiêu hoá và sinh lý. Nhưng các tế bào ung thư thì không nghe lời thông báo của cơ thể nên vẫn tiếp tục cố gắng nhân ra thật nhanh. Vi vậy nhiều người nhờ nhịn ăn vài ngày trước hoá trị và xạ trị mà  họ không bị tác dụng tai hại của hoá trị và xạ trị. Đồng thời hoá trị và xạ trị cũng có kết quả  tốt hơn.
Nhịn ăn cũng giúp liệu pháp miễn dịch có hiệu quả hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ung bướu phát triển chậm lại rất nhiều ở những người nhịn ăn so với người không nhịn ăn. Hơn nữa khi nhịn ăn lâu đủ, tế bào bình thường khoẻ hơn và hệ thống miễn dịch trở nên mạnh hơn trong công tác không chế ung thư.
Nhiều người nhờ nhịn ăn mà ung bướu teo lại hoặc mất đi.

Có nhiều cách nhịn ăn. Nhịn ăn liên tục 3 ngày hay lâu hơn tuỳ khả năng. Nhưng cũng có thể nhịn ăn 18 giờ hay 24 giờ một ngày (nghĩa là chỉ ăn một bữa hay 2 bữa một ngày - gọi là nhịn ăn đứt khoảng) cho đến khi kềm chế được ung thư. 
Tuy nhiên, chỉ khi nhịn ăn lâu ngày hay nhịn ăn đứt khoảng khi được phối họp với chế độ ăn uống chống ung thư mới đem lại hiệu quả lâu dài.

7. Chế độ ăn uống chống ung thư (anticancer diet)

Khi chúng ta tránh ăn uống những thứ gây ung thư và chỉ ăn thực phẩm và nước uống chống ung thư thì tế bào ung thư sẽ yếu và có thể chết dần. Ung bướu sẽ teo lại và có thể  biến đi. 

Cơ quan y tế thể giới (World Health Organization - Who) và các tổ chức ung thư ở các nước đều có tài liệu hướng dẫn thức ăn nước nào nên tránh và nên tiêu thụ. Chẳng hạn như thịt chế biến, thịt đỏ, rượu, cá khô mặn, nước ngọt, soda, thức ăn nhanh (fast food), thức ăn chế biến và thứ ăn có thêm đường (bánh ngọt, bánh mì trắng, dầu thực vật tinh chế...) là những thứ cần phải tránh. Trong khi đó chỉ nên ăn thức ăn gốc thực vật rau quả sạch như trái cây, rau xanh, tỏi, chanh, nghệ, hạt thô, gạo lức... .
Nếu cũng dùng thức ăn để cản không cho tạo ra mạch máu mới thì nên đặc biệt thêm củ nghệ, rau ngải cứu, trà xanh, hạt thì là đen, hạt nho đỏ... ghi ở mục 6.

8. Bỏ đói tế bào ung thư bằng thuốc ngoài chi định (off-label drug) 

Đây là phương pháp cô Jane McLelland đã nghiên cứu và áp dụng trong 10 năm từ 1994 đến 2004 để chống 3 bịnh ung thư cổ tử cung, ung thư phổi và ung thư máu. Cả ung thư cổ tử cung và ung thư phổi đã đến giai đoạn chót. Cô nghiên cứu tìm cách tự chữa mình khi hoá trị, xạ trị và dinh dưỡng không đủ sức chữa hết ung thư cho cô.
Học biết tế bào ung thư chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp đường glucose, chất đạm glutamine và axit mỡ để sống để sống và nhân ra, cô tự nghiên cứu và tìm ra những thứ thuốc cản không cho tế bào ung thư tiếp thu được đường glucose, đạm glutamine và axit mỡ. Đó là thuốc Metformin chỉ định cho bệnh tiểu đường, dipyridamole được dùng để ngăn ngừa đột quỵ (strokes) và sau giải phẫu thay van tim, và statin dùng để giảm mỡ máu. Ba thứ này không phải được chỉ định dùng cho ung thư (vì vậy gọi là ngoài chỉ định) nhưng sẽ làm cho tế bào ung thư chết đói và không tiếp nhận được đường glucose, đạm glutamine và axit mỡ.
Cô Jane sau khi dứt hết ung thư năm 2004 đã phổ biến phương pháp này, giúp nhiều người trị khỏi ung thư. 
Năm 2018 cô Jane đã xuất bản sách: "How to starve cancer without starving yourself" (Làm thế nào bỏ đói ung thư mà không bỏ đói mình) để phổ biến rộng rãi hơn với sự ủng hộ của nhiều bác sĩ y khoa kể cả một số bác sĩ chuyên khoa ung thư. (Nguồn : Against all odds )










Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Bốn bí quyết của những người đã chiến thắng ung thư

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng