Chứng Trầm cảm

 Một người có triệu chứng trầm cảm khi cảm thấy chán nản, mệt mỏi, vô vọng, không muốn làm gì cả, không chú tâm được, thấy mình vô dụng, thấy sống vô ích, có lúc nghĩ tới chuyện tự tử, ngủ quá nhiều hoặc không ngủ được. Chứng trầm cảm có thể biểu hiện rối loạn tâm lý, hoặc rối loạn trong cơ thể. Tuổi càng cao, nguy cơ trầm cảm càng lớn. Tuy nhiên chứng trầm cảm cũng xảy ra khá nhiều trong giới trẻ. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, số người bị chứng trầm cảm gia tăng nhanh chóng, và họ ước lượng năm 2015, trên thế giới có 300 triệu người hay 4,4% dân cư thế giới bị chứng trầm cảm.

Có nhiều yếu tố / nguyên nhân gây chứng trầm cảm. Tuỳ trường hợp, tuỳ người trầm cảm có mức độ nặng nhẹ và thời gian kéo dài khác nhau. Dầu vậy bất cứ vì nguyên nhân nào, chúng ta bị trầm cảm khi thiếu hụt serotonin trong người. Serotonin là hoá chất dẫn truyền thần kinh được cơ thể tổng hợp thành từ dinh dưỡng tryptophan. Nó có tác dụng kích thích giúp chúng ta ăn, ngủ, tiêu hoá và cảm thấy vui, trầm tỉnh, chú tâm, lạc quan.

Liệu pháp tây y thì chỉ nhắm vào biện pháp ngăn cản tiến trình thu dọn serotonin (Selective Serotonin Re-uptake inhibitors - SSRI) để giữ serotonin trong máu lâu, không cho mất serotonin chứ không trị nguyên nhân tại sao mức serotonin suy giảm. Thuốc chống trầm cảm Tây y có thể có tác dụng nhanh chóng. Nhưng vì chúng thay đổi hoạt động tự nhiên trong cơ thể nên dùng lâu dài sẽ có nhiều tác dụng phụ có hại như làm chúng ta bất ổn, lo âu, buồn nôn, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, ăn không ngon, chóng váng, mất ngủ hoăc rất buồn ngủ, nhức đầu, tim đập không đều, rối trí… theo NHS (Cơ quan y tế quốc gia Anh quốc).

Liệu pháp tự nhiên thì chú trọng nguyên nhân nhiều hơn.

Liệu pháp tự nhiên vì thế chia chứng trầm cảm thành từng nhóm như sau:
- Trầm cảm vì ảnh hưởng của thuốc tây y đã và đang sử dụng
- Trầm cảm vì thiếu dinh dưỡng và vận động, phần lớn ở những người lớn tuổi
- Trầm cảm vì cuộc sống bị căng thẳng liên tục lâu dài.
- Trầm cảm vì lạm dụng / nghiện ngập rượu, cần sa hoặc ma tuý.
- Trầm cảm vì lâm vào hoàn cảnh nghiệt ngã vô vọng kể cả trong liên hệ tình cảm, xã hội, tài chánh, sự nghiệp, pháp luật.

1. Liêu pháp tự nhiên cấp thời:
Một trong 3 liệu pháp tự nhiên sau đây có thể được sử dụng cấp thời để giảm triệu chứng trầm cảm và giúp cho người bịnh lạc quan phấn khởi trong vóng 1 tuần lễ. Không phải liệu pháp nào cũng thích hợp và công hiệu cho mọi người. Vì vậy, nếu liệu pháp nào không công hiệu sau 7-10 ngày thì ngưng và thử liệu pháp khác (Bowden, 2011):

1.1 Bồi dưỡng chất 5-HTP (5-hydroxytrytophan): Cơ thể tạo ra serotonin từ chất đạm L-trytophan có trong chất đạm như thịt và hải sản qua hai giai đoạn. Trước hết là chuyển L-tryptophan thành 5-HTP, rồi với B6 chuyển 5-HTP thành serotonin. Không những vậy, 5-HTP còn giúp tăng sản xuất hai chất dẫn truyền thần kinh(neurotransmitters) gây cảm giác vui sướng khác là dopamine và norepinephrine. Nhiều cuộc thừ nghiệm lâm sàng cho thấy 5-HTP có thể có công dụng nhanh hơn thuốc Tây flovoxamine đối với nhiều người.

Liều lượng được dùng: bắt đầu với 50 mg 5-HTP 3 lần 1 ngày và nếu cần tăng thêm sau 2 tuần. Liều thường dùng cho trầm cảm và nhức đầu là 300 mg một ngày. (Bowden, 2011)

1.2 Dược thảo St John’s Wort. Dược thảo này có công dụng tăng mức sản xuất seratonin của cơ thể. (Rowles, 2017) Dược thảo này được dân Âu châu sử dụng hàng ngàn năm nay đê trị chứng lo âu và trầm cảm. Công dụng của dược thảo này đối với trầm cảm được chứng nhận qua nhiều thử nghiệm lâm sàng, với ít phản ứng xấu so với thuốc tây và được đăng 1996 trên Tạp chí Y khoa Anh quốc (British Medical Journal ).Tại Đức từ năm 1998, dược thảo St John’s Wort được chính thức công nhận là một trong những thuốc chống trầm cảm chính. Và là thuốc chống trầm cảm số một được cho toa ở Đức và nhiều nước Âu châu. Tuy nhiên công dụng của St John’s wort thường chậm hơn thuốc chốnh trầm cảm Tây y và không thích hợp cho trường hợp trầm cảm nghiêm trọng. (Pietrangelo, 2018).
Tuy nhiên không ai cho bệnh nhân uống St John’ s Wort uống chung với thuốc chống trầm cảm Tây y khác vì sẽ làm tăng lượng serotonin lên quá cao và gây hội chứng serotonin nguy hiểm. Hội chứng serotonin gồm chứng rối trí, sốt, khích động, tim đập nhanh, run rẩy, đổ mồ hôi, tiêu chảy và co giật bắp thịt) (Pietrangelo, 2018). St Jon’s wort cũng có thể có phản ứng có hại với các thứ thuốc Tây khác.

Liều uống St John’s Wort: 300 mg 1 ngày, (loại St John’s Wort tiêu chuẩn 0,3%) (Bowden, 2011).

1.3 Bồi dưỡng SAMe (S-Adenosyl methionine). SAMe không phải là một loại vitamin hay dược thảo mà một phân tử do mọi tế bào sống kể cả tế bào trong cơ thể chúng ta sản xuất. Theo Tiến sĩ Jonny Bowden, một nhà nghiên cứu và tác giả nhiều sách về dinh dưỡng, SAMe hầu như là chất tự nhiên chống trầm cảm hữu hiệu nhất. Điều hay nhất, theo Jonny, là chỉ trong vòng 1 tuần bệnh nhân biết ngay nó có công dụng hay không. SAMe có công dụng như một số thuốc tây chống trầm cảm nhưng với rất ít tác dụng phụ xấu. Đặc biệt một bài tổng hợp kết qủa nghiên cứu của 11 thử nghiệm lâm sàng sử dụng SAMe đăng trên Clinical Investigative Medicine tháng 6 năm 2005 kết luận rằng SAMe đóng một vai trò đáng kể trong việc chữa trị chứng trầm cảm chính của người lớn (Bowden).

Liều lượng SAMe được sử dụng: 800 mg một ngày chia làm 2 lần (mỗi lần 400mg, sáng và chiều) và không nên dùng SAMe khi bị chứng rối loạn lưỡng cực (bipolar – lúc thì rất chán nản, lúc thì quá lạc quan).

Liệu pháp tự nhiên trị trầm cảm do hậu quả thuốc Tây, do thiếu dinh dưỡng, do cuộc sống căng thẳng …. Sẽ được trình bày trong những bài viết kế tiếp.

Liệu pháp Vỗ đập:

Vỗ đập hai bên đầu, trước và sau đầu là liệu pháp trị trầm cảm rất công hiệu. Bắt đầu vỗ nhẹ, quen dần thì vỗ mạnh hơn. Vỗ mỗi chỗ ít nhất 5 phút. Vừa vỗ vừa thở sâu và chậm sẽ có hiệu quả nhanh và lâu dài hơn. Xin xem cách vỗ ở:

Liệu pháp vỗ đâp



Xin lưu ý: Bài viết này chỉ có mục đích thông tin chứ không thay thế chỉ dần của y sĩ, bác sĩ.

Xin thông báo: Tử 16 tháng 8 năm 2021. TRang mạng www.yhoctunhien.online sẽ không còn trên mạng internet nữa. Những bài viết trong thời gian qua sẽ được gộp lại thành một ebook pdf cho mọi người doanload và bài mới sẽ tiếp tục trên facebook page "Tôi học y học tự nhiên".

Tham khảo:

Bowden, J. (2011). The Most Effective Natural Cures on Earth. Fair Winds Press, Beverly, Massachusetts.

Pietrangelo A. (2018). St John’s Wort: the benefits and the dangers. Healthline. URL: https://www.healthline.com/health-news/is-st-johns-wort-safe-080615#The-benefits-of-St.-Johns-wort

Rowles, A. (2017) How St John’s Wort fight Depression. Healthline. URL: https://www.healthline.com/nutrition/st-johns-wort

Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Bốn bí quyết của những người đã chiến thắng ung thư

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng