Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2022

Vỗ đập căng dãn chữa bịnh thông thường - Phần 2 (Tiếp Chương 16 sách Heal Yourself Naturally Now)

Tóm tắt: Bài đăng này cũng chỉ là một phần của chương 16 và gồm các bịnh từ Bón tới Bịnh Nhược cơ tức là Yếu cơ bắp kinh niên. Phần đầu bài dịch chương 16 hướng dẫn cách vỗ đập căng dãn bao gồm bịnh suy bại thận, bệnh da và số bệnh bất trị như Alzheimer's, bịnh Parkinson , Viêm khớp Kinh niên... Phần thứ hai này bao gồm một số bịnh quan trọng như bệnh Tự kỷ, Bịnh cần cấp cứu, Đột quỵ kể cả tê liệt hậu đột quỵ, Mệt mỏi kinh niên (Chronic Fatigue Syndrome) và các bịnh liên hệ đến mang thai, sinh nở.  Một hướng dẫn khác thích thú đáng để ý liên quan đến sức khoẻ của da, chiều cao và trọng lượng. Theo tác giả thì Cách vỗ đập căng dãn theo hướng dẫn có thể làm cho da phai đốm tuổi già (aged spots), làm cho người tập có thân hình mạnh khoẻ chứ không quá mập, hay quá ốm nếu tập kiên trì. Nhìn theo quan điểm của Tây y thì chuyện đó không thể có được, nhưng theo nguyên lý Đông y công nhận khả năng tự chữa bịnh bẩm sinh của cơ thể con người thì chuyện đó không phải là không tưởng. Tại vì...

Vỗ Đập Bảo trì sau khi lành mạnh (Chương 15 sách Heal Yourself Naturally Now)

Hình ảnh
 Vỗ đập được thực hiện theo thứ tự từ trên xuống trong trường hợp bảo trì sức khoẻ. 1. Đầu Vỗ đỉnh đầu, bên trái và bên phải đầu. Rồi chuyển qua phía trước và phía sau. Vỗ phía sau đầu bằng một tay thì tiện hơn.  Xong thi chuyển sang vỗ đập phía sau cổ, mắt nhắm, hai má, miệng va hai tai. Bạn có thể cảm thấy ấm hay tê giữa hai chân hay là ở lòng bàn chân trong lúc này. 2. Vai Dùng tay trái vỗ vai phải và ngược lại. Vỗ phía trước, phía sau, phía trên và bên ngoài hai vai. 3. Cánh tay, Nách và Phía trong sườn. 4. Khuỷu tay Vỗ phía trong mỗi khuỷu  tay, là vùng nằm trên Kinh Tâm, Kinh Tâm Bao và Kinh Phế. Rồi vỗ phía bên ngoài, là vũng nằm trên Kinh Đại Tràng, Kinh Tam Tiêu và Kinh Tiểu Trường (Rụột non) 5. Lưng bàn tay Đặt một bàn tay úp  lên đầu gối, rồi dùng bàn tay kia vỗ mạnh. Sau đó đổi tay.  6. Mông Kể cả khớp mông và vùng xung quanh 7. Đùi Dùng hai tay Vỗ đập bên trong va bên ngoài một đùi rồi chuyển sang vỗ đập đùi kia. 8. Bụng và Bẹn (Háng) Vỗ bằng bàn ta...

Trình tự vỗ đập tổng quát (Chương 14 sách Heal Yourself Naturally Now)

 Những Vùng Phổ Cập và Đầu Theo lý thuyết mà nói thì có thể vỗ đập bất cứ chỗ nào trên cơ thể. Thông thường, trình tự vỗ đập là từ trên xuống. Khi bịnh thì dĩ nhiên chúng ta muốn nhận diện những kinh mạch bị bế tắc. Có tất cả 14 kinh mạch chính trong cơ thể - mười hai kinh mạch tiêu chuẩn và hai kinh Nhâm và Đốc dọc theo đường dọc giữa thân. Tất cả bịnh tật đều nảy sinh vì mười bốn kinh mạch này bị bế tắc, dầu đó là do muỗi chích, ung xơ, mất ngủ hay táo bón. Thông thường, bị bệnh là vì nhiều kinh mạch bị bế tắc cùng một lúc. Vì vậy, khai thông mười bốn kinh mạch này chữa trị mọi thứ bệnh. Tuy nhiên hầu hết chúng ta không có đủ thì giờ để vỗ đập cả cơ thể. Nên dĩ nhiên chúng ta có khuynh hướng tìm xem vùng then chốt liên hệ đến các triệu chứng nhất định nào đó. Chúng tôi khuyên các bạn vỗ đập đầu và bốn vùng phổ cập, là những vùng căn bản nằm trên tất cả 14 kinh mạch. Bốn vùng phổ cập là: Khuỷu tay (phía trước và phía sau) Đầu gối (Phía trước, sau, trái và phải) Bàn tay (lòng và lư...

Những huyệt đạo quan trọng (Chướng 13 sách Heal Yourself Naturally Now)

Hình ảnh
 Huyệt Nội quan  (Nguồn: https://www.tapchidongy.org/huyet-noi-quan.html) Huyệt Hợp cốc hay Hiệp cốc  (Nguồn : https://www.tapchidongy.org/huyet-hop-coc.html) Huyệt Túc Tam lý (Nguồn:https://thuochay.top/huyet-tam-tuc-ly/) Huyệt Đại chuỳ  (Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/day-huyet-dai-chuy-tri-cam-cum-dau-co-vai-gay-169197681.htm)

Hệ Thống Kinh mạch trên cơ thể

Hình ảnh
Hệ Thống Kinh mạch trên cơ thể Kinh mạch là những kênh lạch chuyển vận sinh khí khắp cơ thể. Nếu có chỗ nào nghẽn trong hệ kinh mạch này, một số cơ phận sẽ thiếu sinh khí trong khi những vùng  khác sẽ thừa sinh khí. Hệ kinh mạch trên cơ thể có thể dùng để chữa trị một  tình trạng bất thường trong cơ thể hoặc  được dùng để chẩn đoán tình trạng sức khoẻ. Kinh mạch có thể bị tắc nghẽn vì căng thẳng, thương tích, chấn động tâm thần hoặc vì thói quen không lành mạnh trong việc ăn uống, nghiện ngập, thiếu thể dục và cũng có thể truy nguyên đến gốc rễ của tất cả  vấn đề về sức khoẻ (thể chất, tinh thần, tâm linh). Dòng luân chuyển khí lực ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và tình trạng sức khoẻ toàn diện của chúng ta. Khi sinh khí hay khí huyết trong người bị tắc nghẽn thì sinh ra nhiều rối loạn hay mất thăng bằng trong cơ thể. Chính nhờ có khí lực/ khí huyết này trong cơ thể mà chúng ta có thể di động, thở, tiêu hoá.. suy nghĩ và cảm xúc.  Cơ thể con người có 12 kinh m...

Kinh Tâm Bào

Hình ảnh
KINH THỦ QUYẾT ÂM TÂM BÀO Kinh Tâm bào thuộc âm và đi đôi với kinh Thủ Thiếu dương Tam Tiêu. Kinh Tâm bào đóng vai trò bảo vệ Tim. Tâm bào bọc tim và bảo vệ tim, khí lực của nó cũng bảo vệ tim khỏi bị hư hại và gián đoạn vì tác động của tình cảm quá mức do các bộ phận khác tạo nên, như là giận dữ từ gan, sợ hãi từ thận, và đau buồn từ phổi. Không có tâm bào bảo vệ, tim sẽ bị hư hại khi khí lực bị dao đông mạnh vì tình trạng tình cảm lên xuống trong ngày. Dưới dây là hình vẽ lộ trình của kinh tâm bào cùng với huyệt đạo. Sau đây là bảng liệt kê những triêu chứng bịnh có thể cải thiện hay dứt  khi vỗ đập trên mỗi huyệt đạo (giống như được châm cứu, bấm huyệt). Ưu Diểm của vỗ đập là không cần chính xác, đồng thời kích thích được nhiều huyệt và kinh mạch xung quanh. Huyệt đạ o Vỗ đập có thể trị Slapping may relieve 1. Thiên trì   Viêm thanh quản, viêm vú, khó cho con bú, ho, Thở khò khè, suyễn PC1 – Tianchi –  Laryngitis, mastitis, breast feeding problems, cough, chest congest...

Kinh Phế

Hình ảnh
Kinh Thủ Thái Âm Phế Kinh Phế thuộc Âm, có nhiệm vụ điều khiển hơi thở và sinh lực, và cặp đôi với Kinh Đại Trường. Cùng với Kinh Tâm, nó hỗ trợ máu huyết luân lưu. Khi Kinh Phế rối loạn thì ngực, phổi, cổ họng và mũi cũng bị rối loạn. Nó cũng gây cảm giác thất vọng, buồn rầu, sầu khổ, tuyệt vọng, lo lắng, hổ thẹn và đau buồn. Kinh Phế vượng làm cho chúng ta ngay thẳng,  có tư cách, chính trực và tự trọng .   Vương nhất từ 3 tới 5 giờ sáng.   Sau đây là bảng liệt kê những triêu chứng bịnh có thể cải thiện hay dứt  khi vỗ đâp trên huyệt (giống như được châm cứu, bấm huyệt). Ưu Diểm của vỗ đập là không cần chính xác, đồng thời kích thích được nhiều huyệt và kinh mạch xung quanh. Huyêt đạo Vỗ đập có thể trị Slapping may relieve Vân môn Ho, suyển, phổi căng nặng, phỗi như đè ép, đau ngực, vai và lưng. LU1 – Zhongfu  – Cough, asthma, distending fullness of lung, suppression in the chest, pain in chest, shoulder and back Trung phủ Ho, suyển, đau ngực, vai và lưng...

Kinh Thận

Hình ảnh
Kinh Túc Thiếu Âm Thận Kinh Túc Thiếu Âm Thận là một kinh mạch thuộc Âm khí (đi ngược lên), chi phối sự phát triển và trưởng thành của xương và nuôi dưỡng tuỷ xương, nguồn tế bào hồng cầu và bạch cầu. Vì vậy kinh Thận yếu sinh ra thiếu máu và yếu miễn nhiễm. Theo Đông Y, cột tuỷ xương sống và não giống như tủy xương, nên kém trí nhớ, suy nghĩ không rõ ràng, và đau lưng là triệu chứng suy yếu thận. Xem tình trạng  lông tóc cũng như đường vào lổ tai cũng có thể biết thận mạnh hay yếu. Vì vậy tai lùng bùng biểu hiện thân bị suy. Thận là căn cứ lòng can đảm và ý chí. Vì vật, khi thận kinh bế tắc thì sinh ra hoảng sợ. Sợ hải cao độ gây ra tiểu dầm, một hiện tượng Tây cũng công nhận. Thận có trách nhiệm lọc chất chuyển hoá thải ra từ máu và đưa nó tới bàng quang để bài tiết qua nước tiểu. Cùng với đại trường (ruột già) thận kiểm soát sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Hai bộ phận này còn có nhiệm vụ cân bằng axit / kiềm (pH) bằng cách gạn lọc  khoáng chất. Kinh Thận đi với Kinh Bàn...

Subscribe