Vỗ đập căng dãn chữa bịnh thông thường - Phần 2 (Tiếp Chương 16 sách Heal Yourself Naturally Now)

Tóm tắt:
Bài đăng này cũng chỉ là một phần của chương 16 và gồm các bịnh từ Bón tới Bịnh Nhược cơ tức là Yếu cơ bắp kinh niên. Phần đầu bài dịch chương 16 hướng dẫn cách vỗ đập căng dãn bao gồm bịnh suy bại thận, bệnh da và số bệnh bất trị như Alzheimer's, bịnh Parkinson , Viêm khớp Kinh niên... Phần thứ hai này bao gồm một số bịnh quan trọng như bệnh Tự kỷ, Bịnh cần cấp cứu, Đột quỵ kể cả tê liệt hậu đột quỵ, Mệt mỏi kinh niên (Chronic Fatigue Syndrome) và các bịnh liên hệ đến mang thai, sinh nở. 
Một hướng dẫn khác thích thú đáng để ý liên quan đến sức khoẻ của da, chiều cao và trọng lượng. Theo tác giả thì Cách vỗ đập căng dãn theo hướng dẫn có thể làm cho da phai đốm tuổi già (aged spots), làm cho người tập có thân hình mạnh khoẻ chứ không quá mập, hay quá ốm nếu tập kiên trì. Nhìn theo quan điểm của Tây y thì chuyện đó không thể có được, nhưng theo nguyên lý Đông y công nhận khả năng tự chữa bịnh bẩm sinh của cơ thể con người thì chuyện đó không phải là không tưởng. Tại vì  vỗ đập và căng dãn có thể khai thông toàn bộ hệ kinh mạch, kích hoạt cơ chế tự chữa bịnh của cơ thể, giải trừ tất cả cắc rắc rối (bịnh tật) các nội tạng phải chịu do không đủ khí lực và máu huyết để sinh hoạt bình thường. Một khi cơ chế tự chữa bịnh không còn bị ngăn trở nữa thì đương nhiên cái gì thừa sẽ bị loại ra, và cái gì thiếu sẽ được tạo ra và bổ sung.

Điều quan trọng là kiên trì. Bịnh tật không phải xảy ra một sớm một chiều, mà kết quả tích lũy nhiều năm. Cớ chế tự chữa bịnh cũng cần thời gian, mặc dầu không lâu bằng diễn trình phát bịnh. Các cách vỗ đập hướng dẫn có lúc cần quá nhiều động tác, và thời gian. Nhưng xin đừng nản lòng. Cứ bắt đầu từ từ và nhẹ nhàng. Vỗ nhẹ và căng dãn không lâu như hướng dẫn vẫn có hiệu quả mặt dầu chậm hơn. Một khi các bạn thấy có kết qủa, các bạn sẽ được khích lệ vỗ mạnh hơn, lâu hơn và căng dãn lâu hơn. (Đó là một ít kinh nghiệm tôi xin chia sẻ)

Lưu ý:
Trong những trường hợp nguy kịch như ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng, bịnh cần cấp cứu, các bạn nên đi bác sĩ, gọi xe cứu thương đi cấp cứu ở bệnh viện, những chỉ dẫn trong phần này chỉ áp dụng trong khi chờ đợi xe cấp cứu thôi.

Bón và trĩ (Constipation and Hemorrhoids)

  1. Vỗ lưng bàn tay và cả bàn toạ hay mông (buttocks)
  2. Nếu có những mảng màu tà chất hiện lên, thì có tác dụng.
  3. Nếu có triệu chứng trầm trọng thì vỗ nhiều vòng cho tới khi tà chất hiện lên và rịn máu. Chuyện này có thể cần thiết để dứt bịnh.

Cảm lạnh với các chứng: Sốt, uể oải, nhức đầu và ho (Common colds: Fevers, Fatigue, Headaches and Coughing)

  1. Vỗ phia trong khuỷu tay và huyệt Dại Chuỳ (chỗ xương lồi nơi cổ và vai gặp nhau)
  2. Vỗ mỗi chỗ chừng 30 phút
  3. Khi bắt đầu thì vỗ nhẹ rồi từ từ mạnh lên
  4. Vỗ cách nhẹ nhàng, chú tâm và âu yếm đối với trẻ con
  5. Cũng nên vỗ dọc theo cả xương sống em bé chứng 30 phút.
  6. Vỗ trên đỉnh và phía sau đầu
  7. Rồi vỗ vào cổ, vai và lưng 2 bàn tay.
  8. Trong trường hợp năng, vỗ dọc cả xương sống và kinh Bàng quang hai bên xương sống
  9. Bạn có thê dùng máy hơ tóc để làm ấm những vùng đó trước khi vỗ đập, nhất là nơi cổ và huyệt Dại Chuỳ.
  10. Trường hợp cảm nặng hơn thì vỗ đập lâu hơn và nhiều vòng hơn.
  11. Uống trà gừng và táo tàu và ngâm chân trong nước ấm.
  12. Căng dãn trên ghế căng dãn
  13. Người lớn có thể tập thêm động tác " Ngã lưng vào tường"  hoặc "chạy bộ tỉnh tâm" (meditative  or Zen jogging)  30 phút. . 
Lời bình:
Tôi thấy cách cạo gió và xông hơi của người Việt chúng ta công hiệu nhanh và đơn giản hơn liệu pháp vỗ đập và căng dãn này. Cạo gió với dần cù là , dầu khuynh diệp trên ngực trên lưng, trên vai, trên cánh tay, khuỷu tay thật ra có tác dụng khai thông kinh mạch giống như cách vỗ đập căng dãn trên, nhưng nhanh và dễ chịu cho trẻ em hơn, một phần nhờ có sự trợ giúp dầu cù là, dầu khuynh diệp. Xoa dầu trên thái dương, trên cổ và trên đỉnh đầu sẻ gian tăng công hiệu.

Cấp cứu- các bịnh liên hệ (Emergencies) 

Những trường hợp cấp cứu gồm
  • Lên cơn đau tim cấp tính 
  • Bất tỉnh
  • Lên cơn suyễn
  • Ngực quặn thắt
  • Hụt hơi
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Nhức đầu
  • Choáng váng
  • Bị độc vì rượu
  • Say nắng (nóng)
  • Say sóng
  • Bịnh vì độ cao
  • Đổ mồ hôi bất thường
  • Run rẫy không kiềm chế được
  • Môi bị đen tím
  • Mặt lợt lạt hay đen xanh
  • Lên cơn xúc cảm bất thường (như quá vui, thịnh nộ, Lo âu, khich động hay trầm cảm tuyệt vọng)

Vỗ đập căng dãn như sau để giải trừ tình trạng cấp cứu

  1. Vỗ mạnh phía trong hai khuỷu tay và huyệt Nội quan gần cổ tay
  2. Nếu có hai người thì mội người lo một cánh tay. Nếu không, một người thì nên vỗ khuỷu tay và huyệt Nội quan cùng 1 lúc.
  3. Rồi vỗ phía trong cả cánh tay.
  4. Trong trường hợp trầm trọng, vỗ giữa ngực và vùng liên hệ dọc theo xương sống.
Vì là cấp cứu, bạn có thể vỗ mạnh ngay từ đầu.

Chảy máu cam (Nose bleeds)

Vỗ phía trong 2 khuỷu tay và lưng hai bàn tay.

Choáng váng cùng lúc với chuột rút (Dizziness with cramps)

Vỗ phía trong hai khuỷu tay và huyệt Nội quan trên 2 tay
Rồi vỗ lưng (mặt trên) hai bàn chân
Lưu ý:  Nếu co người bị choáng váng hay bất tỉnh thì coi như một trường hợp  lên cơn đau tim (hay nhồi máu cơ tim) và bắt đầu vỗ nhè nhẹ rồi từ từ vỗ mạnh hơn.

Chuột rút  hay Vọp bẻ (Cramping)

Vỗ phía trong khuỷu tay, lưng hai bàn chân và xung quanh vùng bị vọp bẻ.

Chuột rút - Chân và bàn chân (Leg and Feet Cramps)

Vỗ phía trong hai khuỷu tay, lưng hai bàn chân và cả hai bắp chân

Chuột rút - Tay (Hand cramps)

Vỗ  huyệt Nội quan trên hai tay, phía trong hai khuỷu tay, và cà hai mặt bàn tay.

Chứng Tự kỷ (Autism)

Chứng tự kỷ thường bắt đầu từ tuổi rất trẻ.
  1. Khuyến khích các trẻ em tự kỷ chơi trò vỗ đập
  2. Chúng có thể tập động tác "ngã lưng vô tường" đều đặn, lập nhóm tập Qiang Gong (đứng lỗ mũi chạm tường, ngồi xổm xuống đất giữ mũi luôn chạm tường, rồi đứng lên cũng giữ mũi chạm tường), và múa xoáy eo  (waist swirling exercise - xem chương 18) 
  3. Vỗ nhẹ rồi từ từ lên mạnh
  4. Vỗ những vùng phổ cập Khuỷu tay, bàn tay, đầu gối và bàn chân)
  5. Chú tâm vỗ tứ chi, đầu, bàn tay và bàn chân từ 5 tới 60 phút mỗi chỗ.
  6. Vỗ lâu và mạnh hơn và vỗ lại 1 vài. vòng nữa nếu triệu chứng trầm trọng hơn.
  7. Đừng hoảng sợ khi thấy hiện lên màu tà chất, nổi u và sưng.
  8. Uống trà gừng và táo tàu mỗi ngày
  9. Ngâm chân trong nước ấm mỗi ngày (40 độ C hãy 104 độ F)
  10. Căng dãn 1 đến 3 lần 1 ngày
  11. Từ từ tăng giờ căng dãn lên 30 phút mỗi chân.
Vỗ đập trên một đứa trẻ trông có vẻ tàn ác, và nhiều người không nở làm điều đó. Tuy nhiên nếu các bạn vỗ đập với sự quan tâm thương yêu, nó ích lợi cho con em mình, mâc dầu có thể gây đau, tà chất lộ ra, khóc và sưng phồng. Đó là tình thương thật.

Cứng Ngón tay (Stiff Fingers)

  1. Vỗ lưng bàn tay và các ngón tay.
  2. Vỗ mỗi bàn tay từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ cho đến khi nó sưng phồng lên và tà chất hiện lên đầy đủ
  3. Vỗ lưng bàn tay kia
  4. Vỗ mu cả hai bàn chân từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ, cho tới khi chúng sưng phồng và tà chất hiện lên đầy đủ.
  5. Uống trà gừng và táo tàu
  6. Ngâm chân trong nước ấm mỗi ngày (40 độ C hãy 104 độ F)
  7. Căng dãn 1 đến 3 lần 1 ngày

Da, trọng lượng và chiều cao bất thường (Skin, Weight and Height)

Người kiên trì tập vỗ đập căng dãn có thể cao hơn và thon người hơn. Trong trường hợp quá gầy, họ có thể lên cân. Họ nhìn đẹp hơn và khoẻ mạnh. Bịnh mập phì, da nhăn nheo, da nhiều mụn, da sần sùi và đốm màu là dấu hiệu không khoẻ mạnh.
Da không tốt và béo mập liên hệ đến một hay nhiều vấn đề sau:
  • Bịnh Mất ngủ
  • Bịnh Tiểu đường
  • Bịnh Cao huyết áp
  • Bịnh Táo bón
  • Bịnh tim, thận, lá lách và bao tử
  • Bịnh phụ sản
  1. Căng dãn trên ghế dài căng dãn có thể giúp làm săn ngực lại. Khi nằm trên ghế dang tay ra sau, ngực được kéo lên gai tăng tính đàn hồi.
  2. Căng dãn trước tiên]
  3. Chú ý vỗ đập trên bốn vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)
  4. Vỗ ngực, bụng, eo, bàn toạ và đùi là chỗ mở thường tích tụ.
  5. Vỗ hai má khi bị da bị nhiều đốm đậm
  6. Nhắm vỗ  những vùng khác như tứ chi, bàn tay và bàn chân
  7. Vỗ mỗi chỗ từ 5 đến 60 phút.
  8. Nếu tình trạng trầm trọng thì vỗ lâu hơn và thêm xuất vỗ.
  9. Phần lớn những người quá gầy ốm bị nhiều bịnh kinh niên, nhất là ở lá lách và bao tử.
  10. Chú ý nhiều hơn vào việc vỗ đập các vùng phổ cập, huyệt Túc tam lý  và tứ chi
  11. Uống trà gừng và táo tàu
  12. Ngâm chân trong nước ấm mỗi ngày (104 độ F hay 40 độ C
  13. Cứ kiên trì tập vỗ đập và căng dãn thì cơ thẻ tự nhiên sẽ đạt trọng lượng lành mạnh.

Đau bụng (bao tử) và buồn nôn (stomachaches and nausea)

Vỗ trên huyệt Túc tam lý, phía trong khuỷu tay, Huyệt Nội quan và lưng hai bàn tay

Đau vùng bụng (Abdominal pain)

  1. Vỗ trên huyệt Túc tam lý, huyệt Nội quan và vùng bụng.
  2. Căng dãn bằng thế ngồi xổm
  3. Căng dãn trên ghế dài căng dãn

Đau cổ họng và hạch hạnh nhân- amiđan (Sore throat and tonsils)

Vỗ phía trước và hai bên cổ, ngực, lưng, bàn tay và bàn chân

Đau gan và đau túi mật cấp tính (Acute Liver pain and gall bladder pain)

Vỗ dọc theo Kinh Đởm phía bên ngoài hai chân, phía trong khuỷu tay và 2 huyệt Nội quan

Đau đầu - Nhức đầu (headaches)

  1. Vỗ trên những nơi đau
  2. Tiếp theo vỗ phần đầu còn lại, lưng bàn tay, phía trong khuỷu tay và hai huyệt Nội quan
  3. Vỗ sang cổ và vai
  4. Căng dãn trên ghế dài căng dãn.

Đau eo. Lưng và chân (Waist, Back and Leg Pain)

  1. Vỗ phía sau hai đầu gối (gồm cả huyệt Uỷ trung trên Kinh Bàng quang) và phía sau cùng phía ngoài hai chân.
  2. Bạn cũng có thể vỗ ngay trên vùng bị đau 
  3. Bắt đầu nhè nhẹ rồi từ từ mạnh lên
  4. Căng dãn theo thế nằm ngửa dơ chân trên ghế dài căng dãn

Đau khớp (Joint Pain)

Những khớp thường bị đau gồm cổ, vai, cổ tay, bàn tay, lưng dưới, chân và mắt cá.
  1. Trong mọi trường hợp, vỗ ngay trên vùng đau 15 phút tới 1 giờ.
  2. Vỗ lâu hơn và nhiều xuất hơn nếu đau nặng hơn.
  3. Luôn bắt đầu vỗ nhẹ rồi từ từ mạnh lên.

Đau cổ

  1. Vỗ cả cổ và vai
  2. Căng dãn trên ghế căng dãn
  3. Một cách khác là tập động tác ngã lưng vào tường 
  4. Vừa đau cổ vừa đau đầu là chuyện bình thường

Cứng vai

  1. Vỗ cả 2 vai từ phía trước, phía sau, bên trái, bên phải, tới phía trên và phía dưới vai
  2. Vỗ hai nách
  3. Căng dãn trên ghế căng dãn và thế đứng căng dãn
  4. Thay phiên vỗ đập và căng dãn.

Đau lưng dưới và chân

  1. Căng dãn trên ghế căng dãn
  2. Vỗ vùng đau và xung quanh hai đầu gối
  3. Nếu đau nhiều thì vỗ bốn bên chân
  4. Thay phiên vỗ đập và căng dãn

Đau mắt cá và cổ tay

  1. Vỗ phần trên và phần dưới vùng đau và xung quanh chúng.
  2. Uống trà gừng và táo tàu để giúp máu và khí lực lưu chuyển tốt hơn

Đau kinh nguyệt (Menstrual Pain)

Vỗ những vùng chính dọc theo những kinh mạch liên hê theo bảng hệ thống kinh mạch

( Ghi chú của người dịch: Hai kinh liên hệ đến kinh nguyệt là Kinh Đốckinh Tỳ )

Đau răng (Tooth aches)

Vỗ những vùng chính dọc theo những kinh mạch liên hê theo bảng hệ thống kinh mạch
Ghi chú của người dịch: Hai kinh liên hệ là kinh Đại tràng và Kinh Vị 

Đau tim (Heart Disease)

Vỗ những vùng chính dọc theo những kinh mạch liên hê theo bảng hệ thống kinh mạch
Ghi chú của người dịch: Hai kinh liên hệ là Tâm KinhKinh Tâm bào )

Đau túi mật (Gall Bladder pain)

Vỗ dọc theo Kinh Đởm phía bên ngoài hai chân, phía trong khuỷu tay và 2 huyệt Nội quan

Đột quỵ, kể cả tê liệt (Strokes, including Paralysis)

  1. Vỗ phía trong 2 khuỷu tay và huyệt Nội quan và hai bàn tay
  2. Khi hết triệu chứng cấp tính, vỗ 4 vùng phổ cập (khuỷu tay, bàn tay, đầu gối và bàn chân)
  3. Vỗ hai bên thân người
  4. Rồi vỗ cả đầu gồm đỉnh đầu, hai bên trái phải và trước sau đầu.
  5. Vỗ cổ và hai má.
  6. Nếu bịnh nhân nói khó khăn, chú ý vỗ thêm đầu, hai má và lưng bàn tay.
  7. Rồi vỗ toàn thân
  8. Vỗ mỗi vùng từ 5 đến 60 phút
  9. Nếu triệu chứng năng hơn thì vỗ lâu hơn và tăng xuất  vỗ
  10. Ngâm chân trong nước ấm mỗi ngày (104 độ F hay 40 độ C0

Ho suyễn (asthma) (neck lajin)

(Xin xem ở phần bịnh cấp cứu gồm 
  1. Vỗ mạnh phía trong hai khuỷu tay và huyệt Nội quan gần cổ tay
  2. Nếu có hai người thì mội người lo một cánh tay. Nếu không, một người thì nên vỗ khuỷu tay và huyệt Nội quan cùng 1 lúc.
  3. Rồi vỗ phía trong cả cánh tay.
  4. Trong trường hợp trầm trọng, vỗ giữa ngực và vùng liên hệ dọc theo xương sống.
Vì là cấp cứu, bạn có thể vỗ mạnh ngay từ đầu.)

Hoại tử đầu xương đùi (Osteonecrosis of the Femoral Head)

  1. Vỗ đập Căng dãn như cho bịnh bất trị 
  2. Tập trung nhiều hơn vào thế căng dãn trên ghế căng dãn
  3. Tập xoáy eo để tăng khí lực thận - giống như múa hu la húp.
  4. Tập Qiang Gong tức là đứng thẳng mũi chạm tường, ngồi xổm xuống rồi đứng lên, giữ mũi chạm tường
  5. Vỗ những vùng được tác động từ 5 tới 60 phút.
  6. Nếu triệu chứng năng hơn thì vỗ đập lâu hơn và nhiều xuất hơn.

Mang thai và sinh con (Pregnancy & Childbirth)

Ban đầu chúng tôi cẩn thận khuyên những người mang thai đừng tập Vỗ đập Căng dãn. Tuy nhiên nhiều phụ nữ có thai tự tập. Kết quả cho thấy vỗ đập căng dãn không những giúp chữa lành những rắc rối họ thường gặp khi có thai mà không cần thuốc men, nó còn giúp sinh họ sinh con cách tự nhiên. Hơn nữa nó có lợi cho sự phát triển của thai nhi trước và sau khi sinh.
Tập vỗ đập căng dãn giúp phụ nữ manh thai tránh 
  • Đau
  • Phú thủng
  • Mất ngủ
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Da bất thường
  • Đau tim
  • Đau thận
CẨN THẬN:
Phụ nữ có thai không nên vỗ trên bụng, Vỗ những nơi khác và căng dãn trên ghế thì được.
Vỗ đập căng dãn đem lại ích lợi nhiều nhất cho những ai tập mỗi ngày để bảo tồn sức khoẻ. Phụ nữ có thai cũng có thể dùng những cách vỗ đập căng dãn được đề nghị cho các bịnh thông thường (- trừ động tác vỗ trên bụng).
  1. Vỗ các vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân)
  2. Vỗ đầu
  3. Vỗ tứ chi
  4. Diều chỉnh cường độ và thời gian vỗ đập theo ý muốn
  5. Vỗ mỗi vùng từ 5 đến 60 phút mỗi lần.
  6. Nếu có triệu chứng năng hơn thì vỗ lâu hơn và tăng xuất vỗ.

Sinh con cách tự nhiên

Vỗ đập căng dãn giúp phụ nữ sanh con cách tự nhiên. Một số phụ nữ nhờ kiên trì vỗ đập căng dãn đều  đặn đã có thể sinh con trong vòng nửa tiếng đồng hồ, mà không cần mỗ lầy thai (Cesarean section). Vỗ đập căng dãn giúp cơ bắp, dây gân và dây chằng quanh xương chậu và âm đạo uyển chuyển hơn. Quan trọng hơn nữa là Kinh Can, Kinh Tỳ và Kinh thận nối liền với tử cung và đường sinh con được khai thông nên giúo cho việc sinh nổ dể dàng hơn.
Vỗ đập căng dãn càng cần thiết hơn cho phụ nữ sau khi sinh con.
Nó giúp tránh
  • Đau
  • Sốt
  • Mập phì
  • Viêm vú
  • Mất ngủ
  • Trầm cảm sau sinh
  • Mất/ nghẹt sửa
  1. Vỗ đập vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gồi, bàn tay và bàn chân)
  2. Chuyển sang vỗ ngực, bụng và vùng xương cùng sau lưng
Sau khi sanh, nên tập vỗ đập căng dãn thường xuyên hơn. Vỗ đập hợp căng dãn giúp phụ nữ phục hồi cơ cấu cơ bắp sau khi sinh. Nó giúp cung cấp sửa bình thường và giúp châm sóc con dễ hơn. Phụ nữ nào kiên trì vỗ đập căng dãn sau khi sanh có thể lấy lại sức khoẻ bình thường trong vòng một tháng.

Mệt mỏi kinh niên - Hội chứng (Chronic Fatigue syndrome)

Nhức/đau đầu
Mất ngủ
Bực bội
Tâm trạng lên xuống bất thường
Mệt mỏi không lý do
Yếu sức
Đau eo lưng
Đau nhức
Cứng đơ
Sợ nóng, sợ lạnh
1. Căng dãn với thế nằm dơ chân trên ghế căng dãn hai lần một ngày. Căng dãn mỗi chân từ mười đến năm mươi phút mỗi lần với bao cát 9 tới 18 kí (20-40 cân ) trên chân thòng xuống sàn.
2. Vỗ vùng phổ cập (khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, bàn chân)
3. Vỗ đầu, phía trong khuỷu tay, Huyệt Nội quan, đỉnh đầu và hai bên đâu.
4. Vỗ tứ chi
5. Tập tỉnh tâm, ngả lưng vào tường, xoáy eo, tập Qiang Gong và tập thở.
6. Tập chạy thiền thừ 30 đến 60 phút (Vừa chạy vừa tập trung vào sự chuyển động của cơ thể khi chạy)
7. Đứng tỉnh tâm từ 10 đến 60 phút mỗi sáng lúc mặt trời mọc.
8. Xoa bóp eo thường xuyên đều đặn. Ấn bàn tay trên eo và xoa xuống xuơng cụt. Lập lại 100-200 lần mỗi buổi sáng và tối.
9. Bạn có thể vỗ nhẹ eo mình.
10. Ngâm chân vào nước ấm 40 độ C hay 104 độ F. Ngừng khi lưng bắt đầu đổ mồ hôi. Nếu được thì ngâm cánh tay và bàn tay vào nước ấm nữa.
11. Xoa bóp bàn chân sau khi ngâm hay vỗ bàn chân sau đó.
12. Dùng thêm liệu pháp châm cứu, bấm huyệt , năn xương (chiropractic) hay liêu pháp tự nhiên nào khác. Có thể có khớp trên xương sống bị trật.
13. Tránh đừng ăn quá nhiều. Chỉ nên ăn tới khi  bụng no nửa hay 2 phần 3 bụng thôi. Bạn cũng có thể nhịn ăn 3 tới 7 ngày mỗi tháng.
14. Đừng ăn nhiều thịt. Tiêu hoá thịt cần dùng quá nhiều năng lượng. Ăn thêm mễ cốc.
15. Đi ngủ trước nửa đêm. Thời điểm tốt nhất đi ngủ là 9:00 tới 11:00 giờ tối. NGủ sớm dậy sớm. Ngủ trưa một chút là thói quen tốt.
16. Đừng uống nhiều rượu. Uống vừa phải thôi. Uống rượu nhiều có hại cho gan, lá lách và thận.
17. Ngừng hút thuốc nếu bạn hút thuốc. Hút thuốc làm hại phổi và chất ni cô tin làm máu chảy chậm lại. Nó làm tăng mỡ máu, đường máu, và huyết áp. Nó cũng làm yêu chức năng sinh dục.
18. Tránh sinh hoạt tình dục quá nhiều. Cũng giống như thức ăn ngon, ăn hay làm gì quá độ đều có hại.

Nghiện( Addiction)

Dùng cách vỗ đập căng dãn cho bệnh bất trị.

Ngứa ngáy (Itchiness)

1. Vỗ trên vùng bị ngứa, phía trong hai đầu gối, phía trong khuỷu tay và hai Huyệt Nội quan.
2. Hiệu quả gia tăng khi bịnh nhân cũng tập căng dãn trên ghế căng dãn.
3. Tốt nhất là nên mau chóng giảm ăn trong lúc này. Được như thế thì Động tác Vỗ đập Căng dãn sẽ thiêu huỷ chất thải và chất độc và biến chúng thành năng lượng mà cơ thể đang cần. Nếu không, năng lượng sẽ được dùng để tiêu hoá thức ăn, và bạn sẽ thấy ít kết quả hơn.
4. Bạn có thể uông trà gừng/ táo tàu để nuôi dưỡng khí lực và máu của mình.
Nhược cơ - Yếu cơ bắp kinh niên (Myasthenia gravis)
Dùng cách vỗ đập căng dãn cho bịnh bất trị ở trên

Nhược cơ - Yếu cơ bắp kinh niên (Myasthenia gravis)

Dùng cách vỗ đập căng dãn cho bịnh bất trị ở trên


Phản ứng Chữa bịnh (Healing Reactions)

Phỏng và bong gân (Burns and sprains)

Phù thủng (Edema)

Phụ sản – Các chứng bịnh (Gynecological Disorders)

Rối loạn tinh thần kể cả trầm cảm ( Mental disorders, including depression)

Rối lọan các giác quan (Sensory Organ Disorders)

Rối loạn thần kinh (neurological Disorders

Sinh lý – Rối loạn (Sexual disorders)

Suyễn - Lên cơn (Asthma attacks) – emergencies Tiêu chảy và Trúng độc thực phẩm (Diarrhea and Food Poisoning)

Tai, mũi và họng (Ear, Nose and Throat)

Thận suy chức năng (Kidney Insuffficiency )

Tiểu đường và cao huyết áp (Diabetes and Hypertensiion)

Tiền liệt tuyến và đường tiểu tiện- Rối loạn (Prostate and Urinary Disorders)

Trầm cảm

Ung thư ( Cancer)

Ung thư ngực (vú) và tăng sản tuyến vú (Breast cancer anh mammary hyperplasia)

Vẹo  xương sống (Scoliosis)

Viêm khớp kinh niên (Rheumatoid Arthritis)

Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing spondylitis)


Nhận xét

Subscribe

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mật ong Manuka, là thứ chúng ta nên có sẵn trong nhà

Dùng tía tô để trị bịnh Tim mạch, Hen suyễn, Alzheimer's, Parkinson's, Đường ruột, đau khớp ,gút, Ung thư...

Đu đủ: thức ăn và dược thảo quá tuyệt vời, kể cả bảo vệ nét trẻ trung của người dùng